Tác động tiêu cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế TP.Cần Thơ

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng của đầu tư trực tiếp (FDI) và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại thành phố cần thơ (Trang 94)

* Ô nhiễm môi trường: Sự phát triển không ngừng về số lượng các khu công

nghiệp – cụm công nghiệp giải quyết được bài toán về phát triển kinh tế, giải quyết

việc làm, hỗ trợ đắc lực phát triển các thế mạnh của từng địa phương,… nhưng lại phát

trường năm 2013, trong số 179 khu công nghiệp đang hoạt động ở ĐBSCL thì chỉ có

143 khu công nghiệp đang vận hành hoặc đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ước tính số lượng nước thải phát sinh từ 179 khu công nghiệp này là 622.773m3/ngày/đêm, trong đó các hệ thống xử lý nước thải tập trung chỉ xử lý được

khoảng 362.450m3/ngày/ đêm, đạt khoảng 58% tổng lượng nước thải. Như vậy, trung

bình mỗi ngày có tới 240.000m3nước thải từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra môi trường chưa qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, đặc biệt là tại các khu

vực gần khu công nghiệp. Mặt khác, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm

2012 trên 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình của thế giới, 5 - 6% sử dụng công nghệ cao, 14% ở mức thấp và lạc hậu. Không ít trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng sơ hở của luật pháp, yếu kém trong quản lý nhà nước để nhập

khẩu vào Việt Nam máy móc, thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trường đó cũng chính

là nguyên nhân làm tình trạng môi trường ngày càng xuống cấp, vừa ô nhiễm môi trường không khí do khí thải của các loại máy móc đã cũ và lạc hậu ở các khu công

nghiệp, vừa ô nhiễm nguồn nước do các doanh nghiệp sản xuất chưa xử lý đã thải ra môi trường. Xảy ra hiện tượng ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên la do thời gian đầu nước ta chư a đặt nặng vấn đề môi trường và thiếu kinh nghiệm trong công tác

quản lý nên đã phải tiếp nhận những dự án gây ô nhiễm môi trường và bị lạm dụng tài nguyên mà không nhận được những đền bù xứng đáng.

* Hạn chế trong việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực

quản lý: Nguyên nhân của vấn đề này là từ cả hai phía: Cần Thơ và nhà đầu tư. Một

mặt, các nhà đầu tư thường ít hoặc không muốn chia sẻ, chuyển giao hết công nghệ cho nước khác. Mặt khác, đối với một số nhà đầu tư có thiện chí muốn chuyển giao thì cũng gặp khó khăn về điều kiện và trìnhđộ lao động của Cần Thơ trong việc tiếp nhận

quốc gia nhận đầu tư đều mong muốn có được công nghệ hiện đại. Nhưng hiện đại đến đâu lại tùy thuộc vào điều kiện của các nước sở tại. Thực tế cho thấy, TPCT vẫn còn hoạt động trong lĩnh vực chế biến và các lĩnh vực khác với những công nghệ cũ kỹ và lạc hậu. Điều này cũng là do chính sách chung của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay như là:

Chính phủ thực hiện chủ trương khuyến khích thay thế hàng nhập khẩu và bảo

hộ thị trường trong nước theo Quyết định số 96 – HĐBT ngày 05/04/1991của Hội đồng Bộ trưởng về khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu. Thực tế cho thấy, nếu như

sản xuất để thay thế hàng nhập khẩu và để tiêu dùng trong nước, lại được bảo hộ thì không phải nhập khẩu công nghệ hiện đại, đắt tiền bởi vì các nhàđầu tư dùng nguyên

liệu và lao động rẻ, công nghệ lạc hậu vẫn sản xuất ra các mặt hàng có thể tiêu thụ được. Nếu chuyển mạnh sang thực hiện chính sách hướng về xuất khẩu, khuyến khích đầu tư vào các ngành xuất khẩu chắc chắn nhà đầu tư và các cơ quan tiếp nhận đầu sẽ

phải viện trợ côngnghệ tiên tiến hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh và tiêu thụ được

sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Việc chuyển từ chính sách thay thế nhập khẩu sang chính sách hướng về xuất

khẩu đòi hỏi không chỉ đổi mới về tư duy về chính sách kinh tế mà cả công nghệ nhập

khẩu và cơ chế quản lý cũng phải thay đổi. Không thể đồng nhất việc bảo hộ sản xuất

của một số doanh nghiệp với việc bảo hộ lợi ích quốc gia. Nhà nước có thể tăng thuế

suất nhập khẩu để bảo hộ sản xuất cho một số ngành tiếp tục hoạt động, bảo đảm việc làm cho hàng ngàn người nhưng tai hại rất lớn mà hàng triệu người tiêu dùng phải

gánh chịu là mua hàng hóa đắt, chất lượng thấp. Nếu như thuế nhập khẩu giảm đi,

hàng ngoại sẽ cạnh tranh với hàng nội, điều đó buộc các doanh nghiệp sẽ phải đổi mới

công nghệ theo hướng hiện đại.

Kinh nghiệm của các nước Đông Á như Nhật Bản và Hàn Quốc cho thấy,

muốn sử dụng công nghệ hiện đại phải có nguồn nhân lực dồi dào và đào tạo căn bản để tiếp tục thu và làm chủ công nghệ đó. ỞNhật Bản, Hàn Quốc việc nhập khẩu công nghệ được suy xét rất kỹ. Thời kỳ đầu có thể phải nhập khẩu thiết bị toàn bộ qua FDI, nhưng đến giai đoạn sau họ nhập bản quyền, thiết bị lẻ và cải tiến công nghệ đó, nâng

cao tính năng và hiệu suất máy móc. Họ làm được như vậy vì có độ i ngũ công nhân lành nghề và c ác chuyên gia có trìnhđộ cao. Hiện tại ở Việt Nam do thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ lao động có kỹ thuật nên giả sử có thực hiện một cách tích cực chính xác hướng về xuất khẩu thì với điều kiện nguồn nhân lực như hiện nay việc nhập khẩu

công nghệ tiên tiến và hiện đại chưa hẳn đã hiệu quả. Đây là một khó khăn đòi hỏi

phải khắc phục.

* Giá trị gia tăng của sản xuất thấp: những dự án FDI trong lĩnh vực công

nghiệp phần lớn vẫn là sản xuất gia công, lắp ráp, tạo ra giá trị gia tăng rất thấp trong

sản phẩm do hầu hết máy móc, nguyên, vật liệu, công nghệ sản xuất đều được nhập

khẩu và sản phẩm đầu ra hoàn toàn dành cho xuất khẩu, trong khi đó lại là những

ngành dễ bị ảnh hưởng trước những biến động của nền kinh tế thế giới. Những năm

gần đây, theo điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì một số dự án FDI sản xuất, lắp ráp điện tử đã đi vào hoạt động, tạo kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng cũng phải nhập

khẩu nhiều, giá trị gia tăng trên sản phẩm chưa cao, đóng góp vào ngân sách ít,... Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do nước ta chưa có ngành công nghiệp hỗ

trợ đúng nghĩa. Không chỉ công nghiệp mà nông nghiệp cũng cần công nghiệp hỗ trợ

như công nghệ vi sinh, biến đổi gen, tạo cây giống, con giống,... Vì thế, công nghiệp

hỗ trợ cần xác định là mũi nhọn để đầu tư. Bên cạnh đó, FDI vào lĩnh vực nông nghiệp

trong cả thời gian dài vừa qua vẫn chiếm tỷ trọng thấp và chưa có cải thiện đột phá,

trong khi nông nghiệp được coi là chỗ dựa của nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn.

Còn lĩnh vực dịch vụ, cần hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm dịch vụ cho công nghiệp,

nông nghiệp, sản xuất, đời sống,... nhưng FDI vào những lĩnh vực này cũng giảm

mạnh. Với lĩnh vực bất động sản, FDI mới chú trọng vào phân khúc khách sạn, nghỉ dưỡng, nhàở... còn quá ít những d ự án tầm cỡ, quy mô lớn, có giá trị kiến trúc dài lâu.

Chương 5

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

5.1. Những thành tựu và tồn tại nguyên nhân của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Cần Thơ

Bước vào kỷ nguyên mới, Cần Thơ đang đứng trước nhiều cơ hội mới ở trong nước và quốc tế rất thuận lợi cho việc thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI của các nước. Qua đó, TPCTcũng có những thành tựu về thu hút đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài . Nhữngthành tựu đó là:

* Thứ nhất, tình hình kinh tế chính trị ổn định với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

trong suốt những năm qua đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối

với thành phốCần Thơ. Cùng với việc Cần Thơ ngày càng phát triển về cơ sở hạ tầng,

nâng cao hệ thống giao thông sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư mà quan trọng là các nhà đầu tư lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, …

* Thứ hai, Cần Thơ nằm ở trung tâm, và là vùng trọng điểm của ĐBSCL và có giao thông thuận lợi có cảng biển, sân bay, cầu Cần Thơ,… giúp dễ dàng vận chuyển

hàng hóa sang các tỉnh trong khu vực trong nước và ngoài nước.

* Thứ ba, môi trường đầu tư kinh doanh của Cần Thơ ngày càng được cải thiện với

hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường và thực hiện công khai, minh bạch

các thiết chế quản lý, ban hành và áp dụng các đạo luật quan trọng mới (Luật Đầu tư,

Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu,… ), hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được cải

thiện, …

* Thứ tư, TP Cần Thơ không ngừng đầu tư nguồn lực, mở rộng qui mô và đa dạng

hóa các loại hìnhđào tạo; đặc biệt, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao . Cần Thơ có lực lượng lao động dồi dào, đa số là lao động trẻ đã quađào tạo.

* Thứ năm, công tác chỉ đạo điều hành của Sở Kế hoạch và Đầu tư hợp lý và áp dụng tích cực, chủ động hơn (tiếp tục thực hiện việc cải cách hành chính, quan tâm

hơn tới việc tháo gỡ khó khăn cho việc triển khai dự án). Công tác vận động xúc tiến đầu tư ngày càng được cải tiến. Chính vì vậy, mà hiệu quả đãđư ợc nâng dần với kết

quả minh chứng là nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã vào tìm kiếm cơ hội đầu tư và ký kết số lượng lớn dự án quy mô lớn.

Bên cạnh những nguyên nhân của các thành tựu thì vẫn còn tồn tại những nguyên nhân của mặt hạn chế đối với thu hút FDI vào nước ta, đó là:

* Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư tuy đãđược sửa đổi, bổ sung nhưng

vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, còn nhiều bất cập, hạn chế, công tác tuyên truyền

phổ biến luật pháp cần được tăng cường.

* Hệ thốngkết cấu cơ sở hạ tầng tuy đãđược nâng cấp, nhưng không đáp ứng kịp

mức tăng trưởng cao và nhìn chung còn yếu kém so với các tỉnh trong khu vực.

* Thủ tục hành chính còn thiếu minh bạch và phức tạp, cơ chế phối hợp còn chưa

chặt chẽ. Nạn tham nhũng đang gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường đầu tư.

* Công tác quy hoạch còn có những bất hợp lý, nhất là quy hoạch ngành còn nặng

về xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước, chưa kịp thời điều chỉnh để phù hợp với các

cam kết quốc tế.

* Nguồn nhân lực còn chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài, thiếu nhân lực trìnhđộ cao. Với t ỷ lệ qua đào tạo mới chiếm hơn 3 0% (năm 2012), nên

rất khó đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và trình độ cao trong các doanh nghiệp FDI, lao động trong nước chưa thay thế được các chuyên gia nước ngoài, khó thích nghi với tác phong công nghiệp, kém về tinh thần trách nhiệm và kỷ luật lao động, …

5.2. Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút FDI tại TPCT

Với triển vọng lớn trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của TPCT,

mở ra giai đoạn phát triển mới với sự hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế của Việt Nam và đến thế giới, TPCT cần thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp sau:

đến triển khai dự án đầu tư như thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, cấp dấu, xử lý tranh

chấp,… Xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các luật

mới có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh đó, sẽ tiến hành rà soát

để sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư và các chính sách

khác nhằm tạo môi trường minh bạch, thông thoáng và dỡ bỏ mọi cản trở đối với hoạt động đầu tư. Rà soát và có chương trình triển khai đầy đủ theo đúng tiến độ các cam

kết hội nhập liên quan đến mở cửa thị trường. Chính phủ ban hành c hỉ thị về thu hút

vốn FDI trong bối cảnh, hoàn cảnh mới; theo đó, sẽ phân công cụ thể công việc cho

các Bộ, ngành và địa phương nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

phù hợp với vị thế mới của đất nước, tạo thuận lợi cho một làn sóng đầu tư mới.

* Thứ hai, tiếp tục tập trung sức nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, trước mắt giải

quyết tốt nhu cầu năng lượng cho các nhà đầu tư theo hướng bảo đảm trong mọi trường hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với cơ sở sản xuất. Có cơ chế

khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển các công trình cơ sở hạ t ầng, trong đó có các nhà máy điện độc lập, các công trình giao thông cảng,… Đồng thời, về giá thuê đất tại

các khu công nghiệp: cần linh động hơn trong việc xác định giá đất nhằm thu hút được các nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các quy hoạch còn thiếu nhằm tạo điều

kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản

phẩm phải phù hợp với các cam kết quốc tế.

* Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một giải pháp chiến lược của nước ta. Cần phải đổi mới tư duy về phát triển nguồn nhân lực, chú trọng công tác giáo

dục – đào tạo. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo đặc biệt chú trọng công tác đào tạo

lại lao động; nâng cao sức khỏe, năng suất chất lượng làm việc, đảm bảo sử dụng hiệu

quả nguồn lao động đã qua đào tạo; có chính sách khuyến khích lao động học tập nâng cao trìnhđộ, tay nghề; tăng cường áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào cải thiện môi trường lao động, đảm bảo vệ sinh – an toàn lao động,…

* Thứ tư, về bảo vệ môi trường nên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các doanh nghiệp FDI đối với quy trình xử

lý chất thải; nên kiểm tra và có quy định về trình bày quy trình sản xuất và xử lý nước

thải trước khi đưa vào hoạt động; tăng cường công tác kiểm tra của các cơ quan nhà nước đối với việc nhập khẩu các thiết bị dây chuyền công nghệ, nhằm tránh phải nhập

khẩu những máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng đến môi trường.

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận

Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài là một thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với

các thành phần kinh tế khác. Thu hút và sử dụng hiệu quả đầu tư nước ngoài là chủ trương quan trọng góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh

tế quốc tế. Nhìn chung, nhịp độ thu hút vốn đầu tư của thành phố Cần Thơ không đồng đều.

Thành phố Cần Thơ muốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo ra nguồn lực đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa –hiện đại hóa nhưng hiện nay cơ sở hạ tầng còn yếu kém chưa hấp dẫn cho nhà đầu tư. Vì vậy, để khắc phục cơ sở hạ tầng yếu kém, Nhà nước cần hỗ trợ nguồn vốn để Cần Thơ nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng để

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng của đầu tư trực tiếp (FDI) và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại thành phố cần thơ (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)