Cùng với tiến trình hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới, thị trường tiêu thụ sẽ được mở rộng, tạo điều kiện để khắc phục trở ngại về mặt thị trường
cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ĐTNN nói riêng. Những năm cuối
của thế kỷ XX, thế giới lại phải đối mặt với cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo kết quả Điều tra triển vọng đầu tư thế giới (WIPS) 2009-2011 vừa công bố của
Diễn đàn Thương mại và Phát tr iển Liên hiệp quốc (UNCTAD), 79% các tập đoàn đa
quốc gia (TNCs) đang phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính, 85% các tập đoàn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu trong khi con số này chỉ là 40% theo WIPS 2008 -2010. Khả năng và ý định đầu tư ra nước ngoài của các
tập đoàn đa quốc gia (TNCs, một nguồn FDI lớn) bị ảnh hưởng đáng kể do tác động
của suy thoái kinh tế dẫn tới các chính sách thắt chặt tín dụng tại nước đầu tư, giảm kỳ
vọng thị trường, giảm giá trị tài sản do thị trườ ng chứng khoán đi xuống và giảm lợi
nhuận của các tập đoàn. Thêm vào đó, các TNCs còn phải đối mặt với những thay đổi khó lường trong chính sách của các nền kinh tế để ứng phó với khủng hoảng. Trong
bối cảnh đó, cạnh tranh thu hút vốn ĐTNN trên thế giới và trong khu vực sẽ tiếp tục
diễn ra gay gắt.
4.3.1.5. Xu hướng lưu chuyển FDI toàn cầu
Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD ) cho
biết trong 6 tháng đầu năm 2013, lượng vốn FDI tại các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi đã lên tới 745 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2012 . Ngược lại, dòng vốn này chảy vào các nước phát triển đã suy giảm, chỉ chiếm 40% tổng đầu tư trực
số 1.600 tỷ USD của năm 2011. Vì thế dòng vốn FDI luôn đóng vai trò quan trọng với
sự phát triển của các nền kinh tế và sự luân chuyển của dòng vốn này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế các nước được đầu tư.
* Theo tài liệu tham khảo và ý kiến chuyên gia tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, có các
nhân tố bên ngoài chủ yếu sau tác động đến hoạt động FDI tại Việt Nam nói chung và tại Cần Thơ nói riêng. Các nhân tố sau có tầm ảnh hưởng khác nhau đối với FDI tại
khu vực và được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.11.Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Tầm quan trọng Trọng số Tính điểm
Xu hướng toàn cầu hóa và liên kết khu vực
0,4 4 1,6
Xu hướng phát triển của nền
kinh tế toàn cầu
0,2 3 0,6
Cách mạng khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ
0,1 2 0,2
Xu hướng tăng cường vai trò của
các công ty xuyên quốc gia
0,1 2 0,2
Xu hướng lưu chuyển FDI toàn cầu
0,2 3 0,6
Tổng điểm 1,0 3,2
(Nguồn: Tổng hợp theo ýkiến chuyên gia tại Sở Kế hoạch và Đầu tư)
Với tổng điểm là 3,2 cho thấy các doanh nghiệp FDI đang phản ứng trung bình với những cơ hội và thách thức. Theo bảng trên thì xu hướng toàn cầu hóa và liên kết
khu vực quan trọng nhất và tiếp theo đó là hai nhân tố xu hướng phát triển của nền
kinh tế toàn cầu và xu hướng lưu chuyển FDI toàn cầu.
* Toàn cầu hóa và liên kết khu vực quan trọng hơn phát triển của nền kinh tế
toàn cầu và lưu chuyển FDI toàn cầu, các doanh nghiệp sẽ phản ứng mạnh hơn khi toàn cầu hóa và liên kết khu vực có thay đổi vì quá trình toàn cầu hóa là quá trìnhảnh hưởng đến cả thế giới, có tác động trực tiếp đến nền kinh tế toàn cầu, là nhân tố thúc đẩy cơ cấu và hiện đại hóa kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động
và cải thiện thu nhập cho người dân làm tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội, mở ra con đường phát triển lâu dài bền vững cho nước ta,…
* Nguồn vốn FDI không phản ứng mạnh với cách mạng khoa học kỹ thuật và các
công ty đa quốc gia vì hiện nay khoa học kỹ thuật trên thế giới rất hiện đại, mà trong
khi đó các nước đi đầu tư muốn phát triển với lợi nhuận cao với công nghệ vừa hoặc
mang tính hiện đại thấp, vì thế khi các nhà đầu tư sang các nước khác đầu tư thì đa số
các công ty lớn luôn chọn đầu tư ở các nước đang phát triển, những trang thiết bị có
thể nói là mới so với nước đang phát triển nhưng đối với thế giới nó đã không còn hiện đại nữa. Như thế sẽ thu được lợi nhuận tối đa, và đó cũng là chiến lược của các công ty đa quốc gia phát triển đầu tư ở các nước đang phát triển.
4.3.2. Các nhân tố bên trong
4.3.2.1. Về chính trị - pháp luật:
Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử
dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Tình hình chính trị không ổn định, đặc biệt là thể chế chính trị (đi liền với nó là sự thay đổi luật pháp) thì mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi. Hậu quả là lợi ích của các nhà
ĐTNN bị giảm (họ phải gánh chịu một phần hay toàn bộ các thiệt hại đó) nên lòng tin
của các nhà đầu tư bị giảm sút. Mặc khác, khi tình hình chính trị - xã hội không ổn định, Nhà nước không đủ khả năng kiểm soát hoạt động củ a các nhà ĐTNN, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động theo mục đích riêng, không theo định hướng chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của nước nhận đầu tư. Do đó hiệu quả sử dụng vốn FDI rất
thấp.
Việt Nam là nước có nền chính trị ổn định. Từ khi bắt đầu có Luật Đầu tư nước
tư.Từ thực tiễn thu hút ĐTNN 20 năm qua cho thấy việc tạo dựng môi trường pháp lý cho ĐTNN trong thời gian qua là rất cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thu
hút vốn ĐTNN ở khu vực và trên thế giới, Luật Đầu tư nước ngoài đã thực sự trở thành “đòn bẩy” quan trọng trong việc thu hút ĐTNN vào Việt Nam trong 20 năm qua, đảm bảo cho việc thực hiện chủ trương thu hút ĐTNN của Đảng và Nhà nước để phát
triển kinh tế-xã hội đất nước ta v ừa qua. Khuôn khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý là các yếu tố và động lực góp phần đưa lại kết
quả đáng khích lệ của hoạt động ĐTNN tại Việt Nam, góp phần xác định vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hoá
(CNH-HĐH) đất nước ta.
Môi trường pháp luật là bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động FDI. Một hệ
thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là một trong những yếu tố
tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng và hỗ trrợ chocác nhà ĐTNN.
Vấn đề mà các nhà ĐTNN quan tâm là:
- Môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tư nhân được pháp
luật bảo đảm.
- Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài.
- Quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất, ... Bởi yếu tố này tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận. Nếu các quy định pháp lý bảo đảm an
toàn về vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá khi hoạt động đầu tư không phương
hại đến an ninh quốc gia, bảo đảm mức lợi nhuận cao và việc di chuyển lợi nhuận về nước thuận tiện thì khả năng thu hút FDI càng cao.
Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung cơ bản của nguyên tắc: Tôn
trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ quốc tế. Đồng thời
phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý tạo niềm tin cho các nhà ĐTNN.Bên cạnh
hệ thống văn bản pháp luật thì nhân tố quyết định pháp luật có hiệu lực là bộ máy quản
lý nhà nước. Nhà nước phải mạnh với bộ máy quản lý gọn nhẹ, cán bộ quản lý có năng
hướng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư song không ảnh hưởng đến sự phát triển chung
của nền kinh tế và xã hội.
4.3.2.2. Cơ sở hạ tầng
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút FDI và cũng là nhân tố thúc đẩy
hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi ra quyết định.
Việt Nam nói chung cũng như Cần Thơ nói riêng cũng đang chú trọng đến việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng để thu hút FDI. Quốc gia có hệ thống thông tin liên lạc,
mạng lưới giao thông, năng lượng, hệ thống cấp thoát nước, các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng, ... tạo điều kiện cho các dự án FDI phát triển thuận lợi. Mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố này phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn.Trong quá trình thực hiện dự án, các nhà đầu tư chỉ tập trung
vào sản xuất kinh doanh, thời gian thực hiện các dự án được rút ngắn, bên cạnh đó
việc giảm chi phí cho các khâu vận chuyển, thông tin...sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư. Ở
Cần Thơ có hệ thống giao thông thuận lợi cả đường bộ, đường thủy và đường hàng
không. Trên đường bộ thì có hệ thống giao thông liên tỉnh, từ khi xây dựng cầu Cần Thơ thì việc vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh lân cận như Vĩnh Long thuận lợi hơn. Qua đó, cũng thu hút được lượng tiêu thụ sản phẩm tăng lên giúp các doanh nghiệp
thuận lợi hơn trong việc kinh doanh. Còn đường hàng không thì Cần Thơ cũng đang
phát triển và hoàn thiện sân bay Trà Nóc, về đường thủy, hệ thống cảng của Cần Thơ đang được nâng cấp, gồm Cảng Cần Thơ có thể tiếp nhận tàu tàu biển có tải trọng
10.000 - 20.000 DWT, cảng Trà Nóc có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn,
khối lượng hàng hóa thông q ua cảng có thể đạt 200.000 tấn/ năm có thể tiếp nhận tàu 2.500 DWT. Cảng Cái Cui là cảng mới đượcxây dựng có thể phục vụ̣cho tàu từ
chủ nhà nên đòi hỏi ở nước này phải có một hệ thống thị trường đồng bộ, đảm bảo cho
hoạt động của nhà đầu tư được tồn tại và đem lại hiệu quả.
* Thị trường lao động là nơi cung cấp lao động cho nhà đầu tư. Nhà nước có
nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trong lĩnh vực công ăn việc làm.
Trong 6 tháng năm nay, cả nước đã giải quyết việc làm cho 735 nghìn laođộng, tăng
1,5% so với cùng kỳ năm trước và bằng 45,9% kế hoạch cả năm (Tổng cục thống kê, 2013).
* Thị trường tà i chínhlà nơi cho nhà đầu tư vay vốn để tiến hành sản xuất kinh
doanh. Chính Phủ đã điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tập trung
vào những mục tiêu chính là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an
sinh xã hội. Mục tiêu k iềm chế lạm phát đãđược đặt ra hàng đầu là một quyết định rất đúng đắn của Chính phủ. Lạm phát cao là kẻ thù số một của sự phát triển kinh tế bền
vững. Lạm phát nếu không kiên quyết, kiên trì chống sẽ ngày càng kéo dài và trở nên tồi tệ hơn. Tuy có một số khó khăn nhưng nước ta vẫn đang cố gắng khắc phục để
hoàn thiện thị trường tạo ra một môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư.
* Thị trường hàng hoá - dịch vụ là nơi tiêu thụ sản phẩm, lưu thông hàng hoá, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Hệ thống thị trường này sẽ đảm bảo cho toàn bộ quá
trìng hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi - từ nguồn đầu vào đến việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra.