Khái quát tình hình hoạt động của FDI tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng của đầu tư trực tiếp (FDI) và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại thành phố cần thơ (Trang 44 - 48)

Trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, dòng FDI vào Việt Nam còn nhỏ. Đến năm 1991, tổng vốn FDI ở Việt Nam mới chỉ là 213 triệu đô-la Mỹ. Tuy nhiên, con số FDI đăng ký đã tăng mạnh từ 1992 và đạt đỉnh điểm vào 1996 với tổng vốn đăng ký lên đến 8,6 tỷ đô-la Mỹ (Cục đầu tư nước ngoài Bộ kế hoạch và đầu tư, 1996). Sự tăng mạnh mẽ của FDI này là do nhiều nguyên nhân. Các nhà đầu tư nước ngoài bị thu

hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi với một thị trường phần lớn còn chưa được khai thác. Thêm vào đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn bị hấp dẫn bởi hàng loại các yếu tố tích cực k hác như lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và tỷ lệ biết chữ cao.

Bên cạnh đó, sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam. Luật này đã bổ sung và chi tiết hoá các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù

hợp với hoàn cảnh mới. Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật ĐTNN đãđược

sửa đổi, bổ sung 4 lần với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000;

cùng với các văn bản dưới Luật đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một đạo luật

thông thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Pháp luật ĐTNN và

các văn bản pháp luật liên quan đến ĐTNN được ban hành đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho các hoạt động ĐTNN tại Việt Nam. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống

pháp luật, khung pháp lý song phương và đa phương liên quan đến ĐTNN cũng không

ngừng được mở rộng và hoàn thiện với việc nước ta đã ký kết 51 Hiệp định khuyến

khích và bảo hộ đầu tư với các nước và vùng lãnh thổ. Vì vậy, n gay trong điều kiện cơ

chế thị trường của Việt Nam chưa hoàn thiện, các nhà ĐTNN vẫn có thể tiến hành các hoạt động đầu tư thuận lợi ở Việt Nam mà không có sự khác biệt đáng kể so với một

Từ khi bắt đầu ĐTNN đến nay (1988 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013), cả nước

có 15067 dự án ĐTNN được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký khoảng

218841,8 triệu USD (kể cả vốn tăng thêm).

Bảng 4.1. Đầu tư nước ngoài được cấp phép ở Việt Nam

Chỉ tiêu Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Năm Tổng số Tỷ lệ tăng giảm

tương đối (%) Tổng số Tỷ lệ tăng giảm tương đối(%) 1988–1990 211 - 1.602,2 - 1988 37 - 341,7 - 1989 67 81,1 525,5 53,8 1990 107 59,7 735,0 39,9 1991–2000 3.133 - 43.922 - 1991 152 42,1 1.291,5 75,7 1992 196 28,9 2.208,5 71,0 1993 274 39,8 3.037,4 37,5 1994 372 35,8 4.188,4 37,9 1995 415 11,6 6.937,2 65,6 1996 372 -10,4 10.164,1 46,5 1997 349 -6,2 5.590,7 -45,0 1998 285 -18,3 5.099,9 -8,8 1999 327 14,7 2.565,4 -49,7 2000 391 19,6 2.838,9 10,7 2001–2010 9.100 - 130.972,6 - 2001 555 41,9 3.142,8 10,7 2002 808 45,6 2.998,8 -4,6 2003 791 -2,1 3.191,2 6,4 2004 811 2,5 4.547,6 42,5 2005 945 19,6 4.839,8 50.4 2006 967 1,8 10.561,0 75,5 2007 1.400 41,8 18.637,2 63,3 2008 1.171 -16,4 60.011,4 222 2009 803 -28,4 13.001,1 -78,3 2010 849 15,5 10.041,7 -22,8

-Trong 3 năm 1988 – 1990,do đây là giai đoạnmới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (211 dự án với tổng

vốn đăng ký cấp mới 1.602,2 triệu USD), ĐTNN chưa tác động đến tình hình kinh tế- xã hội đất nước. Tuy nhiên, số dự án và vốn đăng ký trong 3 này tăng liên tục. Từ 37

dự án năm 1988 lên đến 107 dự án năm 1990. Vì đây là giai đoạn mới đi vào hoạt động nên số vốn đầu tư chưa cao, chưa có tác động lớn đến sự phát triển của nền kinh

tế nhưng cũng đóng góp một phần nhỏ giúp làm nền tảng cho việc thu hút đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam.

-Giai đoạn 1991 –2000, số dự án cấp phép tăng liên tục từ 11,6% đến 42,1% trong 5 năm từ 1991 – 1995; trong 5 năm này vốn đăng ký cũng tăng liên tục với tốc độ cao 37,5% đến 75,7%. Do Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đãđược thực thi và đi vào hoạt động mạnh mẽ nên số dự án cấp phép và vốn đăng ký đều tăng lên nhanh chóng. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam

(có thể coi như là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp

phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 27.827,1 triệu USD. Đặc

biệt là từ năm 1993 – 1995, số dự án và vốn đầu tư chiếm cao nhất với 415 dự án và 6.937,2 triệu USD năm 1995, vì năm 1992, Luật ĐTNN đãđược sửa đổi bổ sung lần 2,

giúp khắc phục những vướn mắc và khó khăn khi mới bước vào giai đoạn đầu của ĐTNN. Và đây cũng là giai đoạn mà môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư – kinh doanh thấp so với một số nước

trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá nhân công rẻ, thị trường mới, vì vậy, ĐTNN tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. Năm 1995 thu hút được 6.937,2 triệu USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1291,5 triệu USD). Cònở giai đoạn 1996 –2000, số dự án liên tục giảm từ năm 1996 – 1998,

đặc biệt năm 1998 giảm với tốc độ 18,3%. Đây là giai đoạn việc thu hút đầu tư tiến

triển chậm mà còn có dấu hiệu giảm sút, do các dự án giai đoạn này chủ yếu là các dự

án có quy mô vừa và nhỏ cho nên có năm số dự án tăng lên nhưng nguồn vốn đăng ký

- Từ năm 2001 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu

phục hồi chậm. Năm 2001 tăng41,9% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm,

giảm với tốc độ 4,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3.191,2 triệu USD), tăng 6,4%

so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4.547,6 triệu USD)

tăng 42,5% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,4%; năm 2006 tăng 75,5% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 18.637,2 triệu USD, tăng 63,3% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng

hoảng. Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20.719,4 triệu USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn ĐTNN cấp mới đều tăng đạt

mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ chủ yếu là các doanh nghiệp mới bước vào đầu tư hay

chỉ liên doanh với các doanh nghiệp khác trong các lĩnh vực nông nghiệp và thủ công

nên số vốn đầu tư chưa tương xứng với số dự án đầu tư . Đặc biệt trong 2 năm 2006- 2007, dòng vốn ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (29.198,2 triệu USD) với sự xuất

hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công

nghệ thông tin, du lịch - dịch vụ cao cấp .v.v.). Điều này cho thấy d ấu hiệu của “làn

sóng ĐTNN” thứ hai vào Việt Nam. Năm 2008 đã có tổng số 1.171 dự án FDI được

cấp mới vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60.011,4 triệu USD (gấp gần 3

lần con số của năm 2007), tăng 222% so với năm 2007. Con số đạt đến mức kỷ lục do từ năm 2007 khi Việt Nam trở thành thành viên WTO và cùng với chính sách mở cửa

thì các nhàđầu tư nước ngoài đã mạnh dạng đầu tư vào nhiều lĩnh vực mới trong lĩnh

tải và một số vấn đề liên quan khác. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt trong lĩnh vực năng lượng, điện, cảng biển, khó khăn trong hạ tầng, giải phóng mặt bằng phát triển đô

thị… vẫn là những vấn đề nóng bỏng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Từ năm 2009 đến nay, do một số hạn chế trong nội tại nền kinh tế, dòng FDI vào Việt Nam chậm lại do những yếu kém trong nước như cơ sở hạ tầng chậm cải

thiện, chất lượng lao động, môi trường đầu tư, đặc biệt là chính sách thu hút thiếu nhất

quán,… đã khiến lợi thế của Việt Nam đang bị giảm sút, khó cạnh tranh với các nước

trong khu vực như Indonesia, Philippins, Malaysia và Thái Lan. Vì thế trong giai đoạn

2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nước ta đang cố gắng cải thiện lại những yếu

kém và thực hiện chính sách thu hút đầu tư để từng bước tạo lòng tin của các nhà đầu tư có quy mô lớn. Điểnhình rõ nét là trong giai đoạn này số dự án đãtăng nhẹ và số

vốn đăng ký cũng tăng lên rõ rệt, đạt được chỉ tiêu mà con số này đã cao hơn nhiều so

với ước tính sơ bộ mà Cục Đầu tư nước ngoài đã công bố hồi cuối năm 2012: tính cả

vốn cấp mới và tăng thêm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt

16.310 triệu USD, tăng 4,8% so với năm 2011. Với sự cải thiện trên thì vốn FDI sẽ tăng lên trong những năm tới. Theo số liệu mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, bao gồm cả vốn đầu tư mới và tăng thêm là 10.473 triệu USD, tăng 15,9%

so với cùng kỳ năm 2012.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng của đầu tư trực tiếp (FDI) và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại thành phố cần thơ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)