Phân tích tình hình hoạt động của FDI tại Thành Phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng của đầu tư trực tiếp (FDI) và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại thành phố cần thơ (Trang 56)

Ngay từ khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong khu vực ĐBSCL,

TP.Cần Thơ là một trong những tỉnh có dự án đầu tư nước ngoài hoạt động sớm nhất so

với các tỉnh. Các công ty liên doanh Meko hoạt động trong các lĩnh vực chế biến thực

phẩm, thức ăn gia súc, may mặc, long vũ, gia cầm, thủ công mỹ nghệ là những công ty nước ngoài đầu tiên đầu tư trực tiếp vào Cần Thơ ngay khi có Luật đầu tư. Lợi thế của

thành phố Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà cònở vị trí địa lý,

cho phép phát triển các dự án trong các lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông; nông

nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến nông, thủy sản; du lịch và hạ tầng phục vụ

du lịch; các ngành công nghiệp phụ trợ.

Nghị Quyết 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị ra đời đã mở hướng tháo gỡ những khó khăn và huy động sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển

của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói

riêng. Nhiều công trình, dự án mang tầm quốc gia, có sự lan tỏa trong vùng đã vàđang

nước. Những khó khăn về giao thông đang được giải quyết bằng các dự án nâng cấp,

mở rộng Quốc lộ 1A, mở thêm tuyến đường nối miền Tây với miền Đông Nam bộ và nhiều con đường nối liền các tỉnh trong khu vực; cầu Cần Thơ đã hoàn thành nối đôi

bờ sông Hậu; sân bay Cần Thơ đang được nâng cấp trở thành cảng hàng không quốc

tế; luồng Định An sẽ được cải tạo để tiếp nhận tàu có trọng tải lớn vào cảng Cần Thơ.

Sự thiếu hụt về nguồn nhân lực đã được giải quyết bằng nhiều chủ trương, giải pháp

phát triển nguồn nhân lực qua việc nâng cấp và mở thêm các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành…Có thể nói, thành phố Cần Thơ đã hội đủ các yếu tố cần thiết để trở

thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có khả năng hợp tác, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế. Tuy nhiên trong giai đoạn khởi điểm

này vốn đầu tư cho từng dự án còn thấp, và số dự án đầu tư còn rất ít nhưng đó cũng

chỉ là điểm khởi đầu cho sự mở rộng hợp tác quốc tế đầu tư trong nước và đầu tư ngoài nước đã tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp được mở rộng, đa dạng, dễ dàng cho nhà đầu tư lựa chọn phù hợp với ý định kinh

doanh của mình. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của đất nước, qua những lần

sửa đổi bổ sung hệ thống pháp luật nói chung và Luật đầu tư nói riêng, cũng như các

thể chế pháp lý dần dần được hoàn thiện thì việc thu hút đầu tư FDI vào TP.Cần Thơ

có những chuyển biến tốt hơn.

Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tăng cường và phối hợp với các sở, ngành có liên quan thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài theo quy định

của pháp luật về đầu tư, pháp lệnh chuyên ngành và các giải pháp theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhằm rà soát lại các điều kiện đầu tư, kinh doanh; bãi bỏ hoặc kiến

nghị bãi bỏ ngay các điều kiện không còn phù hợp.

sớm tham mưu Quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong lĩnh vực đầu tư, kinh

doanh. Chính sự ra sức nổ lực của các cấp lãnh đạo tỉnh đã từng bước cải thiện môi trường đầu tư vào Cần Thơ.

Nhằm tranh thủ thời cơ thuận lợi khi gia nhập WTO, AFTA, Hiệp định thương

mại Việt Mỹ và tạo nên một làn sóng đầu tư mới, Cần Thơ đã ra sức tăng cường công

tác tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế; tiến hành rà soát và cập nhật các văn bản

quy phạm pháp luật và vận dụng tốt các cơ chế chính sách liên quan trong lĩnh vực

kinh tế đối ngoại, có kế hoạch điều chỉnh và bổ sung phù hợp nhằm tuyên truyền

quảng bá tiềm năng và cơ hội đầu tư của địa phương. Cần Thơ còn triển khai thực hiện chương trình hợp tác, liên kết với TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL đạt hiệu quả

thiết thực.

Tuy nhiên số vốn thực hiện của các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp hoạt động chưa hi ệu quả, đa số chỉ những doanh nghiệp trong khu công nghiệp hoạt động

khá hiệu quả với số vốn thực hiện chiếm 64,3% trong tổng số vốn đầu tư. Trong 57 dự án trên địa bàn thành phố, có 29 doanh nghiệp liên doanh (trong đó có 06 doanh

nghiệp cổ phần), 28 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

4.2.2. Phân tíchđầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế

Lợi thế của TP.Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà cònở vị trí địa lý cho phép phát triển các lĩnh vực: hạ tầng đô thị; hạ tầng giao thông;

nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến nông - thủy - hải sản; du lịch, hạ

tầng phục vụ du lịch và các ngành công nghiệp phụ trợ. Vì vậy các nhà đầu tư chủ yếu

tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, gia công hàng may mặc, giày da, chế biến gỗ, sản

xuất hóa chất, dự án xây dựng khu nhàở, các khu đô thị mới, các khu vui chơi giải trí,

các dịch vụ như vận tải, giao nhận hàng hóa, các hoạt động liên quan đến bất động sản,

các dịch vụ tư vấn pháp luật, kiểm toán, nghiên cứu thị trường, kiến trúc, tư vấn thiết

Bảng 4.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.Cần Thơ theo ngành (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/6/2013)

Lĩnh vực Số dự án Vốn đăng ký (nghìn USD) Vốn thực hiện (nghìn USD) VTH/VĐK (%) 1.Khu vực công nghiệp xây

dựng 39 842.149,46 219.742,17 26,09

Công nghiệp chế biến nhiên

liệu 3 646.879,91 78.688,72 12.16

Công nghiệp chế biến thực

phẩm 9 85.182,93 61.713,43 72.45

Công nghiệp chế biến thức

ăn gia súc 6 49.807,38 29.683,98 59.60

Công nghiệp chế biến hàng

tiêu dùng 10 33.879,58 30.160,28 89.02

Công nghiệp vật liệu xây

dựng 4 16.015,80 10.926,20 68.22

Hóa chất –vi sinh 3 9.151,89 7.712,08 84.27

Thủ công mỹ nghệ 3 1.231,98 857,48 69,60

2.Khu vực nông lâm nghiệp

–thủy sản 4 1.847,98 832,26 45,04

Ngành nông nghiệp 4 1.847,98 832,26 45,04

3.Khu vực thương mại –

dịch vụ 14 35.991,55 31.625,93 87,87

Ngành thương mại dịch vụ 14 35.991,55 31.625,93 87,87

Tổng số 57 879.988,988 252.200,356 28,66

(Nguồn: Niên giám thống kê TP.Cần Thơ năm 2012 và Sở kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ)

Bảng 4.7. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.Cần Thơ theo ngành (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/6/2013)

Lĩnh vực Số dự án (%) Vốn đăng ký (%) Vốn thực hiện (%)

1.Khu vực công nghiệp xây dựng 68,18 95,69 87,13

Công nghiệp chế biến nhiên liệu 5,26 73,50 16,54

3.Khu vực thương mại –dịch vụ 25,0 4,09 12,54

Ngành thương mại dịch vụ 25,0 4,09 12,54

Cơ cấu 100 100 100

(Nguồn: Niên giám thống kê TP.Cần Thơ năm 2012 và Sở kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ)

Dựa vào 2 bảng số liệu thì từ khi đầu tư đến nay số dự án FDI đã tập trung đầu tư khá nhiều vào lĩnh vực công nghiệp và ngành dịch vụ.

Khu vực công nghiệp và xây dựng: khu vực công nghiệp - xây dựng đã thu hút

được 39 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư 842.149,46 nghìn USD chiếm 95,69% tổng

vốn đầu tư, chiếm 87,13% vốn thực hiện. Tuy vậy, phát triển công nghiệp trong thời

gian qua chủ yếu mới chỉ là phát triển theo chiều rộng, gia công, lắp ráp là chủ yếu, chưa chú trọng đầu tư và phát triển công nghiệp theo chiều sâu, nâng tỷ trọng chế biến sâu, đảm bảo cung cấp nguyên nhiên vật liệu đầu vào và dịch vụ hạ tầng hợp lý nên hiệu quả sản xuất công nghiệp chưa ổn định và thiếu vững chắc. Phần lớn các sản

phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh kém trên thị trường. Điển hình về mức tỉ lệ giữa

vốn đầu tư và vốn thực hiện trong khu vực công nghiệp và xây dựng thấp, chiếm chỉ

khoảng 26%, chứng tỏ các doanh nghiệp chưa thực hiện tương xứng với số vốn mình

đãđầu tư. Sự tăng trưởng của nhiều ngành công nghiệp như: chế biến thực phẩm và đồ

uống, dệt, may, da giày, sản phẩm thép và kim loại mà u, máy móc thiết bị cơ khí, sản

phẩm thiết bị điện, hoá chất, phân bón, lốp xe máy, giấy, hàng điện tử, sản phẩm

nhựa,... chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm nhập khẩu có giá

thành cao và luôncó xu hướng tăng trong những năm qua. Nguồnnguyên liệu sản xuất

trong khu vực chưa đáp ứng nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp chế biến như:

nguyên liệu nhựa sản xuất trong khu vực mới đáp ứng được 10% nhu cầu; khoảng

20% - 30% vải sản xuất trong khu vực đáp ứng đủ yêu cầu may mặc xuất khẩu;

nguyên phụ liệu giầy - da sản xuất trong khu vực chỉ chiếm 25 - 30% nhu cầu; phần

lớn các loại nguyên liệu chính phục vụ sản xuất các sản phẩm kỹ thuật điện phải nhập

khẩu; sản xuất phôi thép trong khu vực chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu,... Vì thế các

ngành công nghiệp chế biến tuy có số vốn đầu tư cao nhưng số vốn thực hiện chiếm

- Ngành công nghiệp chế biến nhiên liệu: tuy số vốn đầu tư lớn nhưng số vốn

thực hiện chưa tương xứng với mức đầu tư, tỉ lệ giữa vốn thực hiện trên vốn đầu tư chỉ

chiếm 12,16%. Điển hình như công ty TNHH Nhà máy lọc dầu Cần Thơ (VN:30% - British Virgin Islands:70%) với số vốn đầu tư là 538 triệu USD nhưng số vốn thực

hiện chỉ 2 triệu USD chỉ chiếm 0,37% số vốn đầu tư. Công ty chủ yếu sản xuất sản

phẩm dầu mỏ tinh chế, (dự án đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu Cần Thơ công suất 2

triệu tấn/năm). Đa số dự án hiện nay đều dùng nguyên liệu nhập khẩu, bởi nguồn

nguyên liệu nàyở Việt Nam còn khan hiếm. Vì thế số vốn đầu tư thì cao nhưng số vốn

thực hiện rất thấp do đầu tư không hiệu quả. Ngoài công ty trên thì cũng có một số dự

án chỉ đăng ký trên giấy, không chú trọng đến thực hiện đầu tư. Thực trạng trên không riêng với các khu công nghiệp ở Cần Thơ mà hiện nay tại Việt Nam cũng đang phổ

biến. Nguyên nhân của thực trạng trên là do nguồn nguyên liệu dầu mỏ ngày càng cạn

kiệt do các nhà đầu tư khai thác quá nhiều và giờ chủ yếu nguồn nguyên liệu cần thì phải nhập khẩu. Không những thế, khả năng Việt Nam sẽ là sân sau sản xuất cho m ột

số thị trường lớn mà các nhà đầu tư nước ngoài đã nhắm đến, bởi công nghệ lọc hóa

dầu có ảnh hưởng lớn đến môi trường. Đồng thời, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ coi

Việt Nam là điểm đến tiêu thụ công nghệ lạc hậu. Vì thế không chỉ riêng Cần Thơ mà

cả Việt Nam cũng nên chú trọng và quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư hiện nay của

các doanh nghiệp.

- Về chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng và chế biến thức ăn gia súc số vốn thực

hiện so với số vốn đầu tư cao trên 50% là do Cần Thơ chiếm lợi thế về sản xuất nông

nghiệp, thuộc khu vực ĐBSCL và tiếp giáp với các tỉnh thành như Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang,… thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và có số người tiêu dùng cao nên quá trình đầu tư được phát triển hiệu quả hơn, tuy nhiên các nhà đầu tư

hiện chiếm 68,22% so với số vốn thực hiện. Một số công ty điển hình như Cty Thép

Tây Đô (VN:70% - Đài Loan:30%) số vốn đầu tư trên 12 triệu USD và số vốn thực

hiện 100% so với số vốn đầu tư.

- Về hóa chất – vi sinh: Hiện ngành hoá chất có cơ cấu tương đối hoàn chỉnh,

bao gồm sản xuất tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng để phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất

khẩu đối với các sản phẩm như phân bón vi sinh, sản phẩm cao su, hóa chất cơ bản,

hóa dầu, hóa chất tinh khiết, hóa dược, hóa chất tiêu dùng, v.v… Tuy nhiên, ở Cần Thơ thì ngành hóa chất các nhà đầu tư chưa phát triển đầu tư, ngành này chỉ chiếm

1,04% so với số vốn đầu tư, nhưng số vốn thực hiện so với số vốn đăng ký là 84,27%.

Điển hình là công ty cổ phần Vườn trái Cửu Long (Singapore) với số vốn đầu tư

khoảng 2 triệu USD và vốn thực hiện 100% vốn đầu tư; công ty thu mua trái cây, cà phê, nông sản để chế biến và sảnxuất phân hữu cơ vi sinh từ bã trái cây để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tuy các nhà đầu tư đầu tư ít nhưng số vốn thực hiện so với số vốn đăng ký cao, nó cũng phản ánh được ngành này cũng đang có triển vọng phát triển h ơn

trong những năm tới khi ngày 18 tháng 09 năm 2013 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1621/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển

ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030”. Theo

đó, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra một số định hướng, mục tiêu quan trọng đối với

từng nhóm sản phẩm cụ thể, trong đó, với nhóm sản phẩm hóa dược, phấn đấu đến năm 2020, đầu tư công nghệ hiện đại, đổi mới trang thiết bị và quản lý nhằm đáp ứng

về cơ bản nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược .

- Còn lại là thủ công mỹ nghệ: ở Cần Thơ không có lợi thế nhiều về nguyên liệu

thủ công mỹ nghệ nên có số vốn đầu tư thấp nhất trong khu vực công nghiệp. Tuy

không có lợi thế về nguyên liệu nhưng có lợi thế về lao động giá rẻ vì thế nó cũng được quan tâm chú ý đến đầu tư. Điển hình như công ty TNHH Thủ công Mỹ nghệ

Meko (VN: 45% - Hongkong: 55%) với số vốn đăng ký 200.000 USD và thực hiện

khăn thêu và hàng dệt thủ công khác; xuất khẩu hàng gia dụng và đồ dùng khác trong

gia đình.

Sự phát triển không đồng đều giữa các ngành công nghiệp làm hạn chế khả năng tăng giá trị nội địa sản xuất công nghiệp và góp phần làm cho hiệu quả sản xuất công

nghiệp giảm. Tuy nhiên, ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao là do đặc điểm

nguồn nguyên liệu tự nhiên và các yếu tố đầu vào rẻ. Ở Cần Thơ nguồn lao động dồi dào, hơn nữa do đặc điểm của ngành chế biến lương thực thực phẩm, chế biến thức ăn

gia súc cần ít lao động có trình độ, chủ yếu là lao động phổ thông. Các ngành công nghiệp chế biến phát triển sẽ thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển, công

nghiệp sử dụng nguyên liệu từ sản phẩm nông nghiệp, nông nghiệp cần phân bón, để

vận chuyển hàng hóa cần các phương tiện giao thông vận tải, … Từ đó cho thấy việc

tạo ra một môi trường đầu tư tốt, thu hút được nhiều dự án là vấn đề quan trọng.

Khu vực thương mại – dịch vụ: tuy chỉ thu hút 14 dự án FDI nhưng số lượng

vốn đầu tư cũng đạt gần 36 triệu USD trong cùng giai đoạn. Do đó, số vốn tr ung bình trên mỗi dự án khu vực dịch vụ cao hơn nhiều so với khu vực khác. Việc mở cửa thị trường dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng phát triển của các ngành dịch vụ, qua đó, góp phần tăng trưởng kinh t ế, tạo

thêm giá trị gia tăng và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm tại Cần Thơ. Ngược

lại, sự tăng trưởng và phát triển của các ngành dịch vụ cũng tạo điều kiện để Cần Thơ tăng sức hấp dẫn và cạnh tranh thu hút FDI vào các ngành kinh tế khác. Trong xu thế

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng của đầu tư trực tiếp (FDI) và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại thành phố cần thơ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)