Với triển vọng lớn trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của TPCT,
mở ra giai đoạn phát triển mới với sự hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế của Việt Nam và đến thế giới, TPCT cần thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp sau:
đến triển khai dự án đầu tư như thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, cấp dấu, xử lý tranh
chấp,… Xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các luật
mới có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh đó, sẽ tiến hành rà soát
để sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư và các chính sách
khác nhằm tạo môi trường minh bạch, thông thoáng và dỡ bỏ mọi cản trở đối với hoạt động đầu tư. Rà soát và có chương trình triển khai đầy đủ theo đúng tiến độ các cam
kết hội nhập liên quan đến mở cửa thị trường. Chính phủ ban hành c hỉ thị về thu hút
vốn FDI trong bối cảnh, hoàn cảnh mới; theo đó, sẽ phân công cụ thể công việc cho
các Bộ, ngành và địa phương nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh
phù hợp với vị thế mới của đất nước, tạo thuận lợi cho một làn sóng đầu tư mới.
* Thứ hai, tiếp tục tập trung sức nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, trước mắt giải
quyết tốt nhu cầu năng lượng cho các nhà đầu tư theo hướng bảo đảm trong mọi trường hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với cơ sở sản xuất. Có cơ chế
khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển các công trình cơ sở hạ t ầng, trong đó có các nhà máy điện độc lập, các công trình giao thông cảng,… Đồng thời, về giá thuê đất tại
các khu công nghiệp: cần linh động hơn trong việc xác định giá đất nhằm thu hút được các nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các quy hoạch còn thiếu nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản
phẩm phải phù hợp với các cam kết quốc tế.
* Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một giải pháp chiến lược của nước ta. Cần phải đổi mới tư duy về phát triển nguồn nhân lực, chú trọng công tác giáo
dục – đào tạo. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo đặc biệt chú trọng công tác đào tạo
lại lao động; nâng cao sức khỏe, năng suất chất lượng làm việc, đảm bảo sử dụng hiệu
quả nguồn lao động đã qua đào tạo; có chính sách khuyến khích lao động học tập nâng cao trìnhđộ, tay nghề; tăng cường áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào cải thiện môi trường lao động, đảm bảo vệ sinh – an toàn lao động,…
* Thứ tư, về bảo vệ môi trường nên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các doanh nghiệp FDI đối với quy trình xử
lý chất thải; nên kiểm tra và có quy định về trình bày quy trình sản xuất và xử lý nước
thải trước khi đưa vào hoạt động; tăng cường công tác kiểm tra của các cơ quan nhà nước đối với việc nhập khẩu các thiết bị dây chuyền công nghệ, nhằm tránh phải nhập
khẩu những máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng đến môi trường.
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận
Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài là một thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với
các thành phần kinh tế khác. Thu hút và sử dụng hiệu quả đầu tư nước ngoài là chủ trương quan trọng góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh
tế quốc tế. Nhìn chung, nhịp độ thu hút vốn đầu tư của thành phố Cần Thơ không đồng đều.
Thành phố Cần Thơ muốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo ra nguồn lực đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa –hiện đại hóa nhưng hiện nay cơ sở hạ tầng còn yếu kém chưa hấp dẫn cho nhà đầu tư. Vì vậy, để khắc phục cơ sở hạ tầng yếu kém, Nhà nước cần hỗ trợ nguồn vốn để Cần Thơ nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng để
góp phần hỗ trợ cho Cần Thơ phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, thành phố Cần Thơ
cần đào tạo thêm nguồn nhân lực, tạo ra nguồn lao động có trìnhđộ và tay nghề cao để
góp phần tăng hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài.
Hiện nay TPCT đã thực hiện thành công các Chương trình phát triển trong các
lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 nhằm thúc đẩy thành phố phát triển nhanh và toàn diện, bền
vững hơn.
6.2. Kiến nghị
Với kiến thức đã học cùng với thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về “Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TPCT”, tôi xin đưa ra một số kiến nghị đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:
- Chỉ đạo các Bộ, ngành phối hợp với thành phố rà s oát cácquy định còn phức
tạp, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành trong quá trình xây dựng chính sách liên quan
đến đầu tư; kiến nghị giải pháp khắc phục.
- Công bố danh mục các dự án thu hút ĐTNN trong các lĩnh vực như du lịch,
động lực cho phát triển du lịch của các vùng du lịch tiềm năng; để làm cơ sở cho địa phương chủ động trong công tác quy hoạch đất nhằm “đón” làn song ĐTNN.
- Để thúc đẩy và tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện về đầu tư, kinh tế, văn hóa, thể thao, du lịch, giáo dục đào tạo, cơ giới hóa nông nghiệp, vận tải, … giữa các nước bạn với Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng, đề nghị Chính
phủ quan tâm và tạo điều kiện trong việc kêu gọi đầu tư nước ngoài thông qua các chuyến công tác tháp tùng cùng với các đoàn cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ
và các doanh nghiệp địa phương.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn và đào tạo về công tác đối ngoại và xúc tiến đầu tư nhằm giúp cán bộ quản lý các dự án đầu tư nước ngoài và cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư cập nhật kiến thức mới và nâng cao trìnhđộ trong công tác chuyên môn.
- Ban hành chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc
gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như
các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,…; chú trọng và đẩy nhanh tiến độ đàm phán các Hiệp định đầu tư song phương giữa Việt Nam và các đối tác lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2013. Báo cáo FDI qua các năm đến 6 tháng đầu năm 2013,
Cần Thơ, tháng 6 năm 2013.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2013. Doanh nghiệp FDI hoạt động tại ngoài và trong khu công nghiệp của TPCT.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư : www.mof.gov.vn
4. Cục Đầu tư nước ngoài: http://fia.mpi.gov.vn
5. Tổng cục thống kê : www.gso.gov.vn
6. Tổng cục hải quan : www.customs.gov.vn
7. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật – Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: http://www.moj.gov.vn
8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1996. Luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam.
9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2000. Luật đầu tư nước ngoài
năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 2000.
10. PGS.TS Trần Ngọc Thơ và PGS.TS Nguyễn Ngọc Định, 2010, Tài chính quốc tế, khoa
tài chính doanh nghiệp trư ờng Đại học kinh tế Tp.HCM. 11. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam : vcci.com.vn
12.Ủy Ban Nhân Dân thành phố Cần Thơ, 2012. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2012 thành phố Cần Thơ.
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
Xin chào, tôi là sinh viên của Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, trường Đại học
Cần Thơ. Tôi hiện đang tiến hành một cuộc nghiên cứu khảo sát ý kiến của các chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
TP.Cần Thơ.
Tất cả thông tin trong Phiếu Điều tra này sẽ chỉ được sử dụng duy nhất cho mục đích nghiên cứu của đề tài. Tôi cam kết không công khai các thông tin mà chuyên gia cung cấp.
Xin vui lòng cho biết quan điểm của Anh/chị về những vấn đề sau đây:
1. Các yếu tố bên ngoài nàoảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động đầu tư FDI Cho điểm phần trên từ 1 đến 10 điểm tăng dần theo mức quan trọng
Cho điểm phần tiếp theo: Từ 1 đến 4 điểm tăng dần theo mức độ phản ứng với các
nhân tố
Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Xu hướng toàn cầu hóa và liên kết khu vực Xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu
Cách mạng khoa học – công nghệ phát
triển mạnh mẽ
Xu hướng tăng cường vai trò của các công ty xuyên quốc gia
Cách mạng khoa học – công nghệ phát
triển mạnh mẽ
Xu hướng tăng cường vai trò của các công
ty xuyên quốc gia
Xu hướng lưu chuyển FDI toàn cầu
1 2 3 4
1 2 3 4
1 2 3 4
2. Các yếu tố bên trong nàoảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động đầu tư FDI Cho điểm tương tự ở phần 1
Các yếu tố bên trong chủ yếu Điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chính sách đầu tư Pháp luật về đầu tư Quản lý nhà nước Thủ tục hành chính trong cấp phép Tình hình chính trị Vị trí địa lý
Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm văn hóa –xã hội Cơ sở hạ tầng
Khả năng về vốn
Khả năng điều hành
Mức độ cạnh tranh của thị trường
Nhu cầu về thông tin
Vấn đề lao động
Thị trường (địa bàn) đầu tư
Các yếu tố bên trong chủ yếu Điểm
1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 Chính sách đầu tư Pháp luật về đầu tư Quản lý nhà nước
Thủ tục hành chính trong cấp phép
Tình hình chính trị
Vị trí địa lý
Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm văn hóa –xã hội Cơ sở hạ tầng
Khả năng về vốn
Khả năng điều hành
Mức độ cạnh tranh của thị trường
Nhu cầu về thông tin
Vấn đề lao động
Thị trường (địa bàn) đầu tư
1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4