Phân tích đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng của đầu tư trực tiếp (FDI) và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại thành phố cần thơ (Trang 65 - 67)

Về bản chất, hình thức đầu tư thật chất là hình thức tổ chức kinh doanh mà

nhà đầu tư có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động đầu tư. Theo Luật Đ ầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn các hình thức đ ầu tư để đầu tư vào Việt

Nam là: doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh; đầu tư nước ngoài theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT; đầu tư nước ngoài thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding Company); hình thức công ty cổ ph ần, hình thức chi nhánh công ty nước ngoài ,...

Mặc dù có rất nhiều hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng ở TPCT chỉ

tập trung 3 hình thức đầu tư phổ biến là: doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp cổ phần.

Bảng 4.8. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư tại TP.Cần Thơ (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/6/2013)

Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đầu tư (nghìn USD) Vốn thực hiện (nghìn USD) VTH/VĐT (%) Liên doanh 23 580.792,73 81.775,617 14,08

100% vốn nước ngoài 28 237.597,03 120.424,650 50,68

Doanh nghiệp cổ phần 6 61.599,23 50.000,094 81,17

Tổng cộng 57 879.988,99 252.200,356 28,66

(Nguồn: Niên giám thống kê TP.Cần Thơ năm 2012 và Sở kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ)

Dựa vào bảng trên cho thấy hình thức được các nhà đầu tư quan tâm và thực

hiện nhiều nhất là hình thức 100% vốn nước ngoài với số dự án là 28 dự án, tiếp đến là hình thức liên doanh có 23 dự án và còn lại là doanh nghiệp cổ phần.

PEPSICO Việt Nam tại TPCT(100% vốn Mỹ), công ty cổ phần chăn nuôi cổ phần

(CP) Việt Nam – Chi nhánh sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản (100% vốn Thái

Lan), công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam tại TP.Cần Thơ (100% vốn Hà Lan). Trong thời gian này, việc sử dụng hình thức 100% vốn nước ngoài là một cơ hội

tốt cho TPCT thu được nhiều nguồn thu từ việc thuê đất, tiền thuế, giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư; tập trung thu hút được vốn và công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực công nghiệp đặc biệt là lĩnh vực chế biến lương thực - một

trong những lĩnh vực được ưu tiên khuyến khích phát triển sản xuất, ngoài ra còn phục

vụ cho xuất khẩu từ đó dễ dàng tiếp cận được thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, việc thu hút đối tác nước ngoài theo hình thức này cũng đòi hỏi lãnh đạo thành phố cần

phải có trình độ cao để có thể tiếp thu được các kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài. Từ đó, giúp nước nhà nâng cao trìnhđộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở các

doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, thực hiện hình thức 100% vốn nước ngoài cũng giúp cho các nhà đầu tư chủ động hơn trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp, thực hiện được các chiến lược toàn cầu hóa của tập đoàn; triển khai nhanh các

dự án đầu tư; được quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tập đoàn.

Hình thức liên doanh: tuy số dự án thấp hơn số dự án của các doanh nghiệp

100% vốn nước ngoài nhưng số vốn đầu tư cao nhất trong các hình thức bởi đa số các công ty đầu tư đều đầu tư với số vốn lớn đặc biệt là các công ty như Công ty TNHH

Phát triển đô thị Nam sông Hậu (Việt Nam: 10% - BVIs: 90%) có số vốn đầu tư là 30

triệu USD, Cty TNHH Nhà máy lọc dầu Cần Thơ (VN: 30% - British Virgin Islands: 70%) với số vốn đầu tư hơn 300 triệu USD,… Hình thức liên doanh là hình thức

doanh nghiệp thực sự đem lại nhiều lợi thế cho cả nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư Việt Nam, khi tham gia doanh nghiệp liên doanh, ngoài việc được phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, nhà đầu tư Việt Nam còn có

điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại, phong cách và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường kinh doanh, pháp lý hoàn toàn xa lạ nếu không hợp

tác với các nhà đầu tư ở Việt Nam thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng các doanh nghiệp liên doanh vẫn có những doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả vì thế số vốn

thực hiện so với số vốn đầu tư thấp chỉ chiếm 14%.

Hình thức doanh nghiệp cổ phần: tuy số dự án và số vốn đầu tư không cao nhưngsố vốn thực hiện so với số vốn đăng ký rất cao chiếm hơn 80%. Điển hình là c hi nhánh Công ty cổ phần bất động sản Việt – Nhật tại Cần Thơ (VN: 0,01% - Hồng

Kông: 99,99%) với vốn đầu tư hơn 22 triệu USD và thực hiện 100% vốn đầu tư. Hình thức doanh nghiệp cổ phần cũng là một hình thức khá mới mẻ ở TPCT. Hiện nay, hình thức này đang rất phổ biến trên khắp thế giới. Theo quan điểm của các nhà đầu tư nước ngoài, so với các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có lợi

thế trong việc huy động vốn ngay từ đầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động ở hình thức này sẽ có nhiều thuận lợi về lợi nhuận và cổ phần hóa các vốn giúp

việc huy động vốn dễ dàng, thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Còn các hình thức khác không được phổ biến do gặp một số khó khăn về giao thông, cơ sở hạ tầng,…làm trở

ngại đến quá trìnhđầu tư và tốn nhiều chi phí cho quá trình hoạt động làm mất hiệu

quả khi đầu tư.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng của đầu tư trực tiếp (FDI) và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại thành phố cần thơ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)