- Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
3.5.1. Tình hình chung
Đối với địa bàn 03 xã nghiên cứu, một số chỉ tiêu cơ bản được thể hiện trong Bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu cơ bản của 3 xã nghiên cứu TT Chỉ tiêu ĐVT Các xã nghiên cứu Tiên Dược Đông Xuân Nam Sơn A Đất đai Tổng diện tích tự nhiên ha 1.373,4 646,17 2.935,0 - Đất nông nghiệp 833,3 357,6 1.779,8
- Đất phi nông nghiệp 540,1 276,3 777,3
- Đất chưa sử dụng 0 12,21 377,7 B Dân số - Tổng dân số Người 15.847 12.884 9.246 - Tổng số lao động Người 7.533 7.232 5.359 - Tỷ lệ chết %o 2,94 2,85 2,74 - Tỷ lệ tăng tự nhiên %o 18,8 23,8 15,8 C. Số GCN QSDĐđã cấp Giấy - Đất ở 2.501 1.049 1.285 - Đất nông nghiệp 1.643 1.421 1.400
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 Các đặc trưng cơ bản của 3 xã nghiên cứu cụ thể như sau:
3.5.1.1 Xã Tiên Dược
Xã Tiên Dược nằm ở khu vực trung tâm huyện Sóc Sơn, cách trung tâm huyện lỵ 300m, địa giới hành chính xã được xác định như sau: Phía Bắc giáp Thị trấn Sóc Sơn; phía Nam giáp xã Đức Hòa; phía Đông giáp xã Quang Tiến; phía Tây Bắc giáp xã Phù Linh; phía Tây Nam giáp xã Mai Đình.
Toàn xã có 7 thôn với diện tích đất tự nhiên 1.373,4ha, trong đó: đất nông lâm nghiệp 833,3ha (đất sản xuất nông nghiệp 558,95ha, đất lâm nghiệp 163,1ha); đất phi nông nghiệp 540,1ha. Địa bàn xã Tiên Dược có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 3 (Hà Nội - Thái Nguyên), đường 131 nối quốc lộ 2 với đường quốc lộ 3, đường liên xã QL3 đi Thá - Đồng Chầm, đường QL3 đi khu Công nghiệp.
Giá trị sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,2%/năm, giá trị sản xuất trên 1ha canh tác năm 2013 là 57 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là 21 triệu đồng/người/năm. Sản lượng các loại cây trồng đều tăng, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, chăn nuôi ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nội ngành nông nghiệp.
Trình độ văn hóa và kỹ năng sản xuất của lao động nông thôn có nhiều tiến bộ, số lao động qua đào tạo và học nghề đạt 53,4%. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2013 theo chuẩn mới là 3,3%.
Hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn nhiều năm qua được đầu tư ngày càng đáp ứng tốt hơn cho phát triển kinh tế phục vụ đời sống nhân dân. Tính đến năm 2013 đã cứng hóa được trên 80% đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa 100% trường học các cấp và 100% trạm y tế. Hệ thống công trình thủy lời đã đảm bảo tưới tiêu chủ động 70% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, 100% số thôn có hệ thống điện lưới quốc gia đảm bảo an toàn, xã có hệ thống đài truyền thanh, hệ thống thông tin liên lạc, bưu điện phục vụ nhân dân.
Toàn xã có 15847 người với 7533 người trong độ tuổi lao động, trong đó: lao động trong nông nghiệp 4082 người chiếm 54,2% số lao động của xã. Trên địa bàn xã có trung tâm dạy nghề, tuy nhiên việc đào tạo lao động trong lĩnh vực nông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 nghiệp chưa thực sự được quan tâm, nhận thức của người dân về vấn đề này còn nhiều hạn chế, do đó tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Tính đến năm 2013 toàn xã có 4.022 người có trình độ sơ cấp nghề trở lên, đạt 53,4% trong đó 50% đang lao động trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng, vận tải (Đề án xây dựng nông thôn mới xã Tiên Dược năm 2013).
3.5.1.2 Xã Đông Xuân
Đông Xuân là xã nằm ở phía Đông Nam của huyện Sóc Sơn, cách trung tâm huyện Sóc Sơn 4,5 km. Phía Bắc giáp Đức Hòa - Tiên Dược, phía Nam giáp Phủ Lỗ - Xuân Nộn (huyện Đông Anh), phía Tây giáp xã Mai Đình, phía Đông giáp xã Kim Lũ - Đức Hòa. Trên địa bàn xã còn có tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, có gần 4 km đường sông sông Cà Lồ với trên 1 km đê cấp 3. Là xã đồng bằng với tổng diện tích đất tự nhiên: 641.17 ha trong đó: Đất nông nghiệp: 357,6 ha; Đất phi nông nghiệp: 276,3 ha; Đất chưa sử dụng: 12,21 ha.
Toàn xã có 12 thôn và 3 khu, dân số xã đến 2013 là 12.884 người với 3.160 hộ, trong đó hộ sản xuất nông nghiệp 2.620 hộ.
Đông Xuân là xã có 81% dân số sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,1% năm, giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác năm 2013 đạt 50 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người 11,5 triệu đồng/người/năm, bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung như: vùng trồng rau an toàn tại các thôn Bến, thôn Dành; vùng hoa nhài tại các thôn Đông, Thượng, Đình, Trại, Tuyền và thôn Bến.
Hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn nhiều năm qua được đầu tư. Tính đến 2013, đã cứng hoá được trên 82% đường giao thông nông thôn; kiên cố hoá 100% trường học cấp I, II và Trường Mầm Non. Hệ thống công trình thuỷ lợi đã đảm bảo tưới tiêu chủ động trên 85% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, 100% số thôn có hệ thống điện lưới quốc gia, 100% số thôn có hệ thống đài truyền thanh, hệ thống thông tin liên lạc.
Đất đai được chia làm 2 loại rõ rệt: Đất vùng đồng bằng có địa hình bậc thang thấp nằm chủ yếu ở phía Tây và tây Nam của xã, đất đai tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp như: Cấy lúa và trồng cây rau màu,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 diện tích đất này chiếm khoảng 50% diện tích đất canh tác của xã. Tuy nhiên vẫn có một phần diện tích đất chân ruộng cao - bãi gồm: Các đồng cao ruộng bậc thang, manh mún, cao thấp không đều nên việc sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn về công tác gieo trồng và thủy lợi hay bị hạn cục bộ.
Toàn xã có 12.892 người với 7.232 người trong độ tuổi lao động, trong đó: lao động trong nông nghiệp là 5.825 người chiếm 81%, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng là: 815 người chiếm 11,3%, lao động dịch vụ thương mại là: 529 người chiếm 8,2%. Do việc đào tạo lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chưa thực sự được quan tâm, nhận thức của người dân về vấn đề này còn nhiều hạn chế nên số lao động đó qua đào tạo nghề cũng thấp chiếm 35%, tỷ lệ lao động nông nghiệp cao (chiếm 81%), tỷ lệ hộ nghèo chiếm 18,3 % nên nền kinh tế phát triển chậm (Đề án xây dựng nông thôn mới xã Đông Xuân năm 2013).
3.5.1.3 Xã Nam Sơn
Xã Nam Sơn nằm ở phía Bắc, cách trung tâm huyện Sóc Sơn 14km, có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.935ha. gồm: Đất nông nghiệp: 1.779,8ha chiếm 60,7%; Đất phi nông nghiệp: 777,3ha chiếm 26,5%; Đất chưa sử dụng: 377,7ha chiếm 12,9%. Xã có địa giới hành chính như sau: Phía Đông giáp các xã Hồng Kỳ, Phù Linh; phía Tây giáp xã Minh Trí, Minh Phú; phía Nam giáp các xã Quang Tiến, Hiền Ninh; phía Bắc giáp xã Bắc Sơn. Xã Nam Sơn nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng núi Tam Đảo xuống đồng bằng sông Hồng, có 2 loại địa hình đặc trưng:
- Khu vực núi cao có độ dốc lớn thuộc khu vực phía Nam sang Tây và Tây Bắc của xã Nam Sơn, độ dốc sườn núi trung bình lớn hơn 40%.
- Khu vực có dạng địa hình tương đối bằng phẳng, xen kẽ một số ngọn núi vừa và thấp bao quanh là hai khu vực núi cao, có một vài khu vực trũng nhỏ.
Xã Nam Sơn có diện tích rừng là 1.199ha, trong đó diện tích do xã quản lý là: 133,1ha Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông lâm nghiệp Sóc Sơn quản lý 1.065,9ha. Địa hình núi cao, có độ dốc lớn chiếm khá lớn so với diện tích tự nhiên, dân cư ở rải rác, trình độ lao động thấp, các công trình hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế tỷ lệ được đầu tư kiên cố còn thấp, quy hoạch sử dụng đất còn yếu, sản xuất nông nghiệp năng xuất còn thấp, ruộng bậc thang, manh mún nhỏ lẻ,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 bị ảnh hưởng lớn về môi trường của bãi rác thải Nam Sơn
Dân số của xã năm 2013 là 8.838 người với 2.130 hộ, được phân bố ở 6 thôn trong toàn xã. Tổng số lao động trong độ tuổi là 5.359 người trong đó lao động nông nghiệp chiếm 70%, lao động công nghiệp và dịch vụ chiếm 30%. Tỷ lệ lao động có kiến thức phổ cập tiểu học chiếm 30%, trung học cơ sở chiếm 50%, trung học phổ thông chiếm 20%. Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn so với tổng số lao động là 35%. Số lao động đi làm việc ngoài địa phương chiếm 12% (Đề án xây dựng nông thôn mới xã Nam Sơn năm 2013).