Địa hình, địa chất

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện sóc sơn thành phố hà nội (Trang 48 - 49)

- Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực ngày 01/7/2004 quy định người sử dụng đất có 9 quyền sử dụng đất: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặ ng cho QSD Đ ,

3.1.2. Địa hình, địa chất

Sóc Sơn là vùng bán sơn địa với 3 loại địa hình chính: vùng đồi gò, vùng giữa và vùng đồng bằng ven sông.

a/ Vùng đồi gò của Sóc Sơn là hệ thống núi thấp và đồi gò, là một phần kéo dài về phía Đông của dãy núi Tam Đảo, có độ cao trung bình 200-300 m so với mặt nước biển. Đỉnh núi cao nhất là núi Hàm Lợn với đỉnh 485m, Cánh Tay với đỉnh 332m, núi Đền Sóc với đỉnh 308m… điểm thấp nhất của vùng này là 20m.

b/ Vùng giữa nằm trên địa bàn 9 xã Tân Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Hiền Ninh, Phù Linh, Trung Giã, Mai Đình, Tiên Dược và thị trấn Sóc Sơn với diện tích khoảng 9.300 ha. Địa hình của vùng chủ yếu là ruộng bậc thang, độ cao trung bình từ 20 - 40m.

c/ Vùng đồng bằng ven sông: nằm trên địa bàn 12 xã là Thanh Xuân, Phù Lỗ, Việt Long, Kim Lũ, Xuân Giang, Phú Minh, Phú Cường, Đông Xuân, Đức Hoà, Tân Hưng, Xuân Thu và Bắc Phú. Địa hình của vùng khá bằng phẳng, độ cao trung bình từ 10 - 20 m, có khoảng 1.000 ha đất thường xuyên bị ngập úng.

Về địa chất: Cấu tạo địa chất của huyện mang đặc trưng chủ yếu thuộc hệ Trias Thống thượng, bậc Carmi, tầng Mẫu đơn bao gồm các nham thạch chính là: Sa thạch, Diệp thạch sét,… và hệ Jura gồm Cuội kết. Vùng đất này cũng được tạo nên là địa chất phù sa cổ thuộc kỷ Đệ tứ có tuổi hình thành trẻ nhất.

3.1.3. Khí hu

Sóc Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10; mùa khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,460C. Số giờ nắng trung bình khá dồi dào với 1.645 giờ. Lượng mưa trung bình năm 1.600 - 1.700 mm. Lượng bốc hơi trung bình năm đạt 650mm. Độ ẩm không khí trung bình 84%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 Nhìn chung, khí hậu của Sóc Sơn có điều kiện lợi thế phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Hạn chế của khí hậu ở đây là lượng mưa lớn tập trung vào khoảng thời gian ngắn dễ gây lũ lụt, đất đai bị xói mòn, rửa trôi làm cho đất bị nghèo kiệt, nhất là đối với những diện tích đất không có thảm thực vật che phủ, độ dốc lớn.

3.1.4. Thu văn

Hệ thống sông ngòi của huyện dày đặc, quan trọng nhất là sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ, có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của huyện. Hệ thống sông không chỉ là nguồn cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt mà còn là nơi tiếp nhận nguồn nước thải và tiêu nước khi mùa mưa lũ đến.

Đối với vùng đồi gò Sóc Sơn là một phần của nguồn sinh thuỷ, với mạng lưới suối và kênh mương khá dày từ 1,2-1,5 km/km2, bao gồm: suối Cầu Chiền, suối Cầu Lai, suối Thanh Hoa, suối Lương Phú, suối Đồng Quang, ngòi Nội Bài, chảy ra 3 sông bao quanh huyện là: sông Công (phía Bắc), sông Cầu (phía Đông) và sông Cà Lồ (phía Nam).

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện sóc sơn thành phố hà nội (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)