- Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
B ảng 3.7 Thực trạng chuyển nhượng QSDĐ ở tại 3 xã nghiên cứu
3.5.4. Đánh giá tình hình thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất
Trong những năm qua, nhận thức được giá trị của quyền sử dụng đất và những nguy cơ tiềm ẩn về tranh chấp đất đai trong anh em, họ hàng... các trường hợp đăng ký thực hiện quyền thừa kế cũng dần được quan tâm và ngày càng nhiều hơn. Theo quy định của Quyết định số 158/2002/QĐ-UB ngày 25/11/2002 của UBND Thành phố Hà Nội, khi người sử dụng đất chết để lai tài sản một thửa đất thì người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật phải đến UBND cấp huyện (đối với Giấy chứng nhận do UBND cấp huyện cấp) hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với Giấy chứng nhận do UBND thành phố cấp) để đăng ký quyền sử dụng đất được thừa kế.
Trong tổng số 91 giao dịch thực hiện quyền thừa kế được theo dõi tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất có đến 20 giao dịch (bao gồm cả thừa kế đất ở và đất vườn, ao liền kề) được thực hiện theo bản án của Tòa án nhân dân các cấp (chiếm 21,7%) nằm trên địa bàn cả 3 xã. Một thông tin được ghi nhận là người nhận thừa kế chiếm đa số là phụ nữ, điều này cho thấy người dân đã nắm được các quy định về quyền thừa kế, quan niệm “trọng nam, kinh nữ” hay phụ nữ lấy chồng thì mất quyền lợi về đất đai, nhà ở đang dần thay đổi và khi có điều kiện để được đăng ký về quyền thừa kế người được thừa kế sẽ thực hiện ngay để bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các trường hợp thừa kế còn lại được thực hiện tại UBND xã và các phòng công chứng theo quy định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 Bảng 3.10. Thực trạng thực hiện quyền thừa kế tại 3 xã nghiên cứu Năm Tổng số giao dịch quyền thừa kế ĐỊA BÀN Xã Tiên Dược Xã Đông Xuân Xã Nam Sơn 2004 0 0 0 0 2005 12 4 5 3 2006 3 1 0 2 2007 16 8 6 2 2008 11 3 1 7 2009 8 5 2 1 2010 20 9 6 5 2011 12 1 10 1 2012 6 0 3 3 2013 3 0 0 3 Tổng cộng: 91 31 33 27
Nguồn: Số liệu thu thập tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Sóc Sơn.
Trong thực tế, còn rất nhiều giao dịch thừa kế. Tuy nhiên, các giao dịch này chưa đủ điều kiện để hoàn hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền như chưa có GCN QSD đất, người được hưởng thừa kế được di chúc miệng, di chúc văn bản nhưng trong thời gian quy định chưa làm thủ tục tại UBND xã, thị trấn theo quy định. Một số trường hợp khác do anh em trong gia đình tự thỏa thuận chia thừa kế nhưng chưa đăng ký theo quy định. Tình trạng này là một trong những nguyên nhân của các trường hợp tranh chấp đất đai giữa các thành viên trong gia đình gây khó khăn không chỉ đối với các cơ quan chức năng trong việc xử lý các trường hợp việc liên quan đến đất đai mà còn làm ảnh hưởng đến tiến độ cấp GCNQSDĐ cho bản thân những người được hưởng thừa kế. Tuy nhiên, tình trạng này có giảm dần theo thời gian, giai đoạn sau tỷ lệ số trường hợp không khai báo có giảm so với giai đoạn trước. Điều này cho thấy nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao trong vấn đề khai báo khi thực hiện quyền thừa kế QSDĐ.
Đối với 3 xã nghiên cứu, trong tổng số các hộ điều tra có 13 hộ nhận thừa kế (chiếm 8,67% số hộ điều tra) với tài sản quyền sử dụng đất từ người thân để lại (chiếm 100% số hộ được hỏi), trong đó đất ở 9 hộ; đất vườn, ao liền kề là 4 hộ. Cao nhất là xã Đông Xuân 8/13 hộ chiếm 61,5% số hộ nhận thừa kế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70