5. Kết cấu của luận văn:
3.2. Xây dựng tiêu chí năng lực lãnh đạo đội ngũ Quản lý cấp trung
Xây dựng Bảng tiêu chí năng lực cho đội ngũ Quản lý cấp trung của Công ty bao gồm các tiêu chí năng lực lãnh đạo như phần cơ sở lý luận ở Chương 1 và theo kết quả khảo sát đánh giá. Từ đó, thực hiện bước đánh giá năng lực lãnh đạo của Quản lý cấp trung theo Bảng tiêu chí này.
Kết quả điều tra, khảo sát bằng phỏng vấn sâu thể hiện bảng 3.1 và bằng bảng hỏi thể hiện Bảng 3.2.
41
Bảng 3.1. Nội dung phỏng vấn xây dựng tiêu chí năng lực lãnh đạo cho Quản lý cấp trung
1. Về vai trò của đội ngũ Quản lý cấp trung tại Công ty, phần lớn có ý kiến cho rằng là rất quan trọng, lý do: Quản lý cấp trung là cấp trực tiếp quản lý toàn bộ hoạt động của Công ty.
2. Khi hỏi sự cần thiết phải có kỹ năng lãnh đạo của Quản lý cấp trung, tất cả các ý kiến đều cho là rất cần thiết.
3. Phần lớn các ý kiến đều cho rằng kỹ năng lãnh đạo là có thể phát triển được, đồng thời muốn phát triển được thì người lãnh đạo phải có thái độ tích cực. 4. Các ý kiến về xây dựng bảng tiêu chí năng lực lãnh đạo:
- Ngoài các tiêu chí như đã đề cập ở Chương 1 thì đề nghị có thêm tiêu chí năng lực tạo sự thay đổi, đồng thời một yếu tố rất quan trọng là người lãnh đạo phải có phẩm chất tốt và bản lĩnh.
- Về mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí, một số ý kiến đều cho rằng Tiêu chí gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh và tiêu chí Giao tiếp lãnh đạo là quan trọng hơn vì có gây ảnh hưởng thì cấp dưới mới có niềm tin và có động lực làm việc hơn. - Còn tiêu chí tầm nhìn đối với Quản lý cấp trung được cho là không quan trọng bằng các tiêu chí còn lại và chỉ cần thiết đối với Quản lý cấp trung giúp lường
trước những khó khăn trong công việc được giao. Còn đối với Quản lý cấp trung
dự kiến quy hoạch lên lãnh đạo cấp cao hơn thì tiêu chí tầm nhìn rất quan trọng. - Ý kiến về trong số thể hiện mức độ quan trọng cho mỗi nhóm tiêu chí năng lực: Nhóm tiêu chí rất quan trọng: 3; Nhóm tiêu chí quan trọng: 2.
- Ý kiến về mức điểm đánh giá đạt tiêu chuẩn (thang điểm Likert): ≥ 4,2/5,0 điểm. Đồng thời do để theo kịp tốc độ phát triển của Công ty trong những năm qua và đặc biệt là dự kiến sẽ phát triển đọt phá sau năm 2020, tuy đánh giá đạt mức điểm trên nhưng vẫn cần phải tiếp tục đào tạo nâng cao, đào tạo bài bản hơn.
42
Bảng 3.2. Xây dựng tiêu chí năng lực lãnh đạo cho đội ngũ Quản lý cấp trung
Kết quả điều tra khảo sát:
(theo thang điểm Likert 1 - 5 điểm)
Mức độ quan trọng của các tiêu chí năng lực đối với Quản lý cấp trung và trọng số thể hiện mức độ quan trọng.
Điểm Trọng số
Tầm nhìn; 3,01 1
Hiểu mình - hiểu người 4,54 3
Giải quyết vấn đề và ra quyết định 4,23 2
Phân quyền và ủy quyền 4,25 2
Tạo động lực 4,25 2
Giao tiếp lãnh đạo 4,55 3
Gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh 4,52 3
(Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả)
Theo các tiêu chí năng lực lãnh đạo yêu cầu đối với Quản lý cấp trung nêu ở chương 1, kết quả điều tra khảo sát tại Công ty đã phản ánh rõ nét về mức độ cần thiết và quan trọng của mỗi tiêu chí năng lực lãnh đạo dưới góc độ nhìn nhận của lãnh đạo cấp cao, của chính đội ngũ Quản lý cấp trung. Theo kết quả điều tra khảo sát (Bảng 3.2), theo thang điểm 5 - thang điểm Likert, phần lớn các tiêu chí được đánh giá là rất cần thiết (> 4,2), chỉ có tầm nhìn là ở mức cần thiết (3,94).
Về mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí, theo thang điểm 5 - thang điểm Likert (1: không quan trọng, 2: ít quan trọng, 3: bình thường, 4: quan trọng, 5: rất quan trọng), kết quả điều tra khảo sát thể hiện rõ các nhóm tiêu chí năng lực lãnh đạo có mức độ quan trọng khác nhau. Các nhóm tiêu chí như sau:
- Nhóm kỹ năng có mức độ rất quan trọng (điểm tổng hợp > 4,5) gồm Hiểu mình - hiểu người; Giao tiếp lãnh đạo; Gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh;
- Nhóm các kỹ năng có mức độ rất quan trọng (điểm tổng hợp > 4,0) gồm: Giải quyết vấn đề và ra quyết định; Tạo động lực; Phân quyền và ủy quyền;
43
- Riêng Tầm nhìn (có điểm khảo sát: 3,01), có sự khác biệt về mức độ quan trọng. Theo nội dung phỏng vấn lãnh đạo cấp cao (Bảng 3.1), đối với một Quản lý cấp trung, nếu chỉ xét ở khía cạnh hoàn thành nhiệm vụ được giao thì tầm nhìn cần thiết để lường trước những khó khăn trong công việc, còn xét theo khía cạnh là cán bộ quy hoạch lãnh đạo cấp cao thì tầm nhìn rất quan trọng. Do đó, để đảm bảo bao trùm được yêu cầu năng lực đối với Quản lý cấp trung, đặc biệt đối với Quản lý cấp trung thuộc diện quy hoạch lãnh đạo cấp cao thì cần đưa tiêu chí tầm nhìn vào nhóm các tiêu chí quan trọng.
Đánh giá chung về kết quả này, ta thấy cơ bản các tiêu chí đưa ra đều được xác định là cần thiết và quan trọng đối với một Quản lý cấp trung, phù hợp với yêu cầu đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời phù hợp với chiến lược nhân sự cấp trung và cấp cao trong các giai đoạn phát triển tới của Công ty.
- Qua phỏng vấn, (Bảng 3.1), xác định được trọng số thể hiện mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí trong bảng tiêu chí năng lực lãnh đạo, sử dụng để đánh giá năng lực lãnh đạo của đội ngũ Quản lý cấp trung như sau:
+ Nhóm các kỹ năng có mức độ rất quan trọng: Trọng số 3. + Nhóm các kỹ năng có mức độ quan trọng: Trọng số 2.
Ngoài ra, theo kết quả điều tra khảo sát, kỹ năng cần nghiên cứu thêm đó là năng lực tạo sự thay đổi. Theo các ý kiến của lãnh đạo cấp cao (Bảng 3.1), năng lực này tại Công ty được xem là rất quan trọng. Cơ sở lý luận về năng lực này sẽ làm rõ thêm tầm quan trọng đối với người lãnh đạo nói chung, Quản lý cấp trung nói riêng:
Theo John C. Maxwell (1993), những người lãnh đạo không thay đổi, đồng nghĩa với tổ chức không được thay đổi. Do đó, Quản lý cấp trung cần phải có khả năng tạo sự thay đổi tích cực cho bản thân lãnh đạo và cho tổ chức.
Theo Richard L. Hughes và cộng sự (2009), tầm nhìn là một trong những tiêu chí năng lực quan trọng giúp người lãnh đạo có thể tạo được sự thay đổi cho tổ chức.
44
Do đó, người lãnh đạo nói chung, Quản lý cấp trung cần phải có năng lực tại sự thay đổi. Tiêu chí năng lực này sẽ tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung vào các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo, vào bảng tiêu chí khi xây dựng thực tế tại Công ty.