5. Kết cấu của luận văn:
1.4. Phát triển năng lực lãnh đạo
Phát triển năng lực được hiểu là khuynh hướng vận động có chủ định của mức độ thành thục năng lực theo hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn bằng nhiều cách khác nhau như tự học tập, rèn luyện, được đào tạo, bồi dưỡng.
Warren Bennis và Joan Goldsmith (2003) đã chứng minh những người lãnh đạo được tạo ra chứ không phải được sinh ra, mỗi người đều có khả năng trở thành một người lãnh đạo. Thách thức mà họ phải đối mặt chính là vượt qua rào cản để trở thành lãnh đạo. Tất cả mọi người đều có thử thách, nhưng chỉ có một số ít người có khả năng biến những gì chắt lọc được từ những trải nghiệm đó thành thế mạnh và trí tuệ của mình, đó là những người được gọi là lãnh đạo. Có một số quan niệm không đúng về phát triển kỹ năng lẵng đạo, xem năng lực lãnh đạo là bẩm sinh, là có tố chất lãnh đạo thì sẽ trở thành lãnh đạo. Quan niệm chưa đúng này làm ảnh hưởng đến sự nỗ lực nâng cao năng lực lãnh đạo của mỗi người. Theo Richard L. Hughes và cộng sự (2009), một người có năng lực nhưng không muốn gánh lấy trách nhiệm lãnh đạo và một người dù muốn trở thành người lãnh đạo nhưng lại không tin rằng mình có được những tố chất cần thiết để trở thành người lãnh đạo. Cả hai nhóm người này đều tự đánh giá thấp mình và như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc trở thành người lãnh đạo tốt.
Do đó, năng lực lãnh đạo có thể học được, có thể phát triển được. Tuy nhiên, niềm tin và khát vọng muốn trở thành người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực lãnh đạo cũng như trở thành người lãnh đạo thành công.
Để phát triển năng lực lãnh đạo của Quản lý cấp trung, tổ chức và mỗi cá nhân cần phải tập trung vào một số điểm lưu ý sau:
- Đối với tổ chức, phải xây dựng hệ thống quản lý tài năng lãnh đạo. Theo Richard L. Hughes và cộng sự (2009), hệ thống quản lý tài năng lãnh đạo bao gồm những quy trình và phương pháp mà tổ chức áp dụng để tìm kiếm, phát triển, khen thưởng, thăng chức, giữ các người lãnh đạo lại làm việc cho tổ chức đó. Để xây dựng hệ thống quản lý tài năng lãnh đạo hiệu quả, tổ chức đó phải thực hiện các
30
bước gồm: (i). công khai chiến lược phát triển công ty để có cơ sở và kế hoạch tìm kiếm, thuê mướn và phát triển tài năng lãnh đạo; (ii). Xác định rõ các vị trí lãnh đạo then chốt cho hiện tại và tương lai; (iii). Xây dựng và phát triển mô hình năng lực cho các vị trí lãnh đạo quan trọng, cả các vị trí Quản lý cấp trung; (iv). Thực hiện tốt các quy trình tuyển dụng, đào tạo, phát triển, khen thưởng,...; (v). Chọn lựa những quy trình tuyển dụng, đào tạo, phát triển hợp lý, được nghiên cứu kỹ và một số phương pháp xác định tiềm năng lãnh đạo. Đồng thời phải xem việc phát triển các người lãnh đạo tương lai không phải là một bí mật.
- Đối với lãnh đạo cấp cao, cần chia sẽ với các Quản lý cấp trung về kiến thức về kỹ năng lãnh đạo của mình theo kiểu đối thoại.
- Đối với mỗi Quản lý cấp trung, cần tự học hỏi kỹ năng lãnh đạo từ sách vở, từ kinh nghiệm, từ những người lãnh đạo có ảnh hưởng đến mình. Cần phải được truyền niềm tin, động lực học tập, việc trở thành một nhà lãnh đạo không phải chỉ dành cho những người có tố chất lãnh đạo mà là dành cho tất cả những ai thứ nhất, phải có niềm đam mê muốn trở thành nhà lãnh đạo, thứ hai, phải hiểu rằng kỹ năng lãnh đạo là có thể phát triển được, thứ ba, là người đó phải nhận ra được điều đó.