- Thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn:
2.4.1. Những hạn chế, yếu kém
Bên cạnh những thành công đã đạt đƣợc, trong quá trình phát triển các KCN Vĩnh Phúc vẫn còn có nhiều yếu kém, hạn chế, trong đó những hạn chế chủ yếu là:
Một là, việc xây dựng kết cấu hạ tầng còn chậm, chƣa theo kịp công tác xúc tiến đầu tƣ. Kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN còn thấp kém, nhất là hạ tầng xã hội và các dịch vụ phục vụ cho các KCN chƣa đáp ứng nhu cầu. Chẳng hạn, đến nay mới chỉ có khoảng 5% số công nhân đƣợc ở trong các nhà trọ do các doanh nghiệp, chính quyền và các tổ chức đoàn thể xây dựng, gần 95% còn lại chủ yếu là công nhân ngoại tỉnh phải thuê nhà trọ của tƣ nhân, khá tạm bợ với các điều kiện an ninh, vệ sinh và không gian không đảm bảo. Hay việc đầu tƣ xây dựng nhà máy xử lý nƣớc thải trong các KCN cũng triển khai rất chậm. Mặc dù các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động nhƣng chỉ có KCN Khai Quang đã xây dựng xong Trạm xử lý nƣớc thải giai đoạn I (công suất 1.800 m3/ngày đêm), còn lại đều chƣa hoàn thành. Các chủ đầu tƣ hạ tầng KCN chậm hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan.
Hai là, tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) các KCN và các dự án trên địa bàn tỉnh chậm. nhƣ KCN Kim Hoa (thành lập năm 1998), tiến độ xây dựng theo kế hoạch là 2 năm nhƣng đến cuối năm 2007, mới bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng xong; KCN Khai Quang (thành lập năm 2006), tiến độ xây dựng hạ tầng theo kế hoạch phải xong trƣớc 31/12/2008 nhƣng đến nay vẫn chƣa giải phóng xong mặt bằng; KCN Bình Xuyên (thành lập năm 2007), tiến độ xây dựng hạ tầng đƣợc phê duyệt hoàn thành vào tháng 12/2009, nhƣng 34 ha đất đã bồi thƣờng lại bị tái lấn chiếm, không giải phóng đƣợc mặt bằng. Các KCN mới có Quyết định thành lập triển khai xây dựng hạ tầng KCN gặp khó khăn do vƣớng mắc về bồi thƣờng, GPMB, cấp nƣớc cho hoạt động KCN chƣa đáp ứng yêu cầu (KCN Bá Thiện). Chính điều này tạo ra sự không đồng bộ về kết cấu hạ tầng của KCN, gây ảnh hƣởng đến quá trình triển khai dự án, tổ chức sản xuất
kinh doanh; làm giảm hiệu quả đầu tƣ, lãng phí nguồn lực; ảnh hƣởng tới sản xuất Nông nghiệp và môi trƣờng. Điều này đã tác động ngƣợc lại đến khả năng lấp đầy KCN, phần diện tích đất đã giải phóng và san lấp mặt bằng nhƣng chƣa có nhà đầu tƣ thuê đã tạo ra dƣ luận không tốt trong nhân dân và các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Đó là lý do chủ yếu khiến cho tỷ lệ lấp đầy tại các KCN chƣa cao.
Ba là, tỷ lệ lấp đầy còn thấp. Ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động tới quyết định đầu tƣ, một số đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp, hạ tầng KCN của các tập đoàn lớn đến Vĩnh Phúc từ cuối năm 2007 và đầu năm 2008 cũng bị chững lại, nhƣ dự án của các tập đoàn Winstron, Catcher, Chimei, Wija Baru, KBB, Ju Teng,…từ đó làm ảnh hƣởng tới thu hút các dự án vệ tinh. Thu hút đầu tƣ trong nƣớc cũng còn nhiều tồn tại: các dự án DDI thu hút mới chủ yếu là ngoài khu, cụm công nghiệp tập trung (chiếm 74,26% về số dự án và 91,27 % về số vốn đăng ký) và chủ yếu là các dự án thuộc lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ vào những địa bàn có giao thông thuận tiện, ít dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ. Do chi chi phí đầu tƣ trong các Khu công nghiệp cao, dẫn đến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không có khả năng đầu tƣ vào trong KCN.
Bốn là, tình hình triển khai các dự án trong KCN trên địa bàn tỉnh không đảm bảo tiến độ đăng ký. Các dự án của công ty Cowin Fastener, Công ty Toyotaki, Công ty GHS, Công ty Compal (của nƣớc ngoài), công ty Minh Phúc, công ty Vinh Phát, công ty DHP, Nhà máy bơm nƣớc Đại Việt (trong nƣớc) là điển hình của sự chậm trễ đó.
Năm là, mối quan hệ giữa chủ và ngƣời lao động chƣa đƣợc cải thiện. Tình trạng doanh nghiệp lách Luật nhằm né tránh việc chi trả chế độ, chính sách cho ngƣời lao động là khá phổ biến. Tính đến cuối năm 2009, tỷ lệ lao động không thực hiện hợp đồng lao động là 0,5%, HĐLĐ không xác định thời hạn là 29,6 %, HĐLĐ từ 1-3 năm là 57,4%; HĐLĐ dƣới 1 năm là 5,2% và HĐLĐ thử việc là 7,4% [47]. Nội dung ký kết đối với loại HĐLĐ 3 tháng, thời vụ sơ sài, không đảm bảo đầy đủ các quyền lợi của ngƣời lao động về tiền lƣơng, BHXH, BHYT… Do đó, những tranh chấp trong quan hệ lao động, gia tăng xu hƣớng
công nhân ngừng làm việc tập thể để đòi quyền lợi đã bị ngƣời sử dụng lao động vi phạm. Tình hình đình công trái pháp luật tuy có giảm so với cùng kỳ nhƣng vẫn còn xảy ra thƣờng xuyên. Trong Quý I/2010 xảy ra 02 cuộc đình công của công nhân Công ty TNHH Daewoo Apprel trong KCN Khai Quang và Công ty Han Nam trong Khu công nghiệp Bình Xuyên.
Sáu là, trình độ ngƣời lao động trong một số doanh nghiệp còn thấp và thiếu trầm trọng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn thiếu cả lao động phổ thông, nhất là các doanh nghiệp may mặc và cơ khí.