Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các KCN

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 91 - 92)

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa”

3.2.6. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các KCN

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công và hiệu quả hoạt động của dự án cũng nhƣ việc thu hút các dự án cũng nhƣ việc thu hút các dự án đầu tƣ vào KCN. Sự xuất hiện một cách ấn tƣợng của hàng loạt những tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới với những dự án công nghệ cao đầu tƣ vào Việt Nam và Vĩnh Phúc trong thời gian gần đây đã mang đến cho tỉnh Vĩnh Phúc một thách thức mới. Đó là sự thiếu hụt lao động có trình độ kỹ thuật, những kỹ sƣ và công nhân lành nghề. Điển hình nhƣ dự án máy tính xách tay Compal của Đài Loan xây dựng tại Vĩnh Phúc – nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, máy vi tính và thiết bị ngoại vi với vốn đầu tƣ khoảng 500 triệu USD – đang cần ngay 3000 lao động có tay nghề, nhƣng tỉnh đã thừa nhận là việc huy động rất khó. Nhƣ vậy, nguồn lao động dồi dào, trẻ với giá rẻ không còn là lợi thế mà trở thành thách thức đối với tỉnh Vĩnh Phúc. Trong khi đó, yêu cầu của việc thu hút đầu tƣ vào KCN là phải tại nhiều việc làm ổn định cho lao động địa phƣơng, đặc biệt là những đối tƣợng bị thu hồi đất, giảm thất nghiệp, cải thiện đời sống, nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao động.

Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nguồn lao động, những năm qua Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều đề án, nghị quyết quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của tỉnh. Trong đó, Đề án phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2015 đƣợc thông qua tại Đại hội Đảng bộ lần thức XIII của tỉnh Vĩnh Phúc, là đề án lớn có ý nghĩa quan trọng đối với Tỉnh, góp phần thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Để từng bƣớc nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, cần phải có các giải pháp mang tính đồng bộ từ phía Nhà nƣớc và riêng có của tỉnh Vĩnh Phúc, các giải pháp vĩ mô và vi mô cụ thể là:

- Thực hiện các giải pháp nhằm đƣa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hoá quan hệ lao động, bao gồm: (i) Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, chính sách về lao động, tiền lƣơng phù hợp trong tình hình mới; tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với ngƣời sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho

ngƣời lao động; (ii) Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến,tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động trong các DN để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lƣơng đƣợc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.

- Tăng cƣờng hút nguồn vốn đầu tƣ vào lĩnh vực giáo dục và đạo tạo nghề (từ Nhà nƣớc, từ DN, từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Tỉnh) cho việc nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, thực hành, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ giảng dạy của các cơ sở giáo dục đào tạo, đặc biệt là trƣờng công nhân kỹ thuật của Tỉnh. Các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề của Tỉnh cần phải đổi mới phƣơng pháp giáo dục nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự học của ngƣời học. Coi trọng giáo dục đạo đức, tác phong kỷ luật thích ứng với môi trƣờng làm việc.

- Xây dựng cơ chế, chính sách ƣu đãi, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần, nhất là về nhà ở và điều kiện sinh hoạt của ngƣời lao động, để thu hút lao động có chất lƣợng từ các tỉnh lân cận, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội.

- Tiếp tục tăng cƣờng công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, kể cả cán bộ quản lý các cấp và cán bộ kỹ thuật.

- Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cần tạo cơ sở cho việc thu hút một phần lao động nông nghiệp chuyển sang lĩnh vực kinh tế khác, nhất là công nghiệp và dịch vụ từng bƣớc hình thành một cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý, phù hợp với cơ cấu ngành.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)