Kinh nghiệm phát triển KCN tỉnh Bình Dƣơng

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 29 - 32)

- Bảo vệ tài nguyên và môi trường:

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển KCN tỉnh Bình Dƣơng

Bình Dƣơng là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Xuất phát điểm của Bình Dƣơng là tỉnh thuần nông, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nhỏ bé, gần nhƣ chƣa có hạ tầng công nghiệp. Tuy nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhƣng trình độ kinh tế còn thấp với số dân chỉ bằng một quận của thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, tỉnh Bình Dƣơng đã xác định xây dựng và phát triển KCN đƣợc coi là giải pháp và bƣớc đi cần thiết để CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnh. Với phƣơng châm “trải chiếu hoa” để mời gọi các nhà đầu tƣ, tỉnh Bình Dƣơng tạo đƣợc sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tƣ và cho đến nay Bình Dƣơng đã

trở thành một trong những địa phƣơng dẫn đầu về phát triển và thu hút đầu tƣ vào KCN trong những năm gần đây. Việc hình thành các KCN ở Bình Dƣơng bắt đầu từ các huyện phía Nam, giáp TP Hồ Chí Minh, nơi có lợi thế về vị trí địa lý, khả năng huy động nguồn lực, về thị trƣờng, về lao động, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quy hoạch phát triển các KCN phía Bắc của tỉnh Bình Dƣơng.

Trƣớc năm 1997, khi các địa phƣơng khác trên cả nƣớc mới bắt đầu chủ trƣơng thành lập các KCN thì trên địa bàn Bình Dƣơng đã có 4 KCN, với diện tích 600 ha; đến năm 2006, số KCN trên địa bàn toàn tỉnh là 21 KCN, với tổng diện tích là 5129,94 ha, trong đó có 16 KCN đã đi vào hoạt động và cho thuê đất. Đến hết năm 2009, Bình Dƣơng đã có 25 KCN đã đƣợc thành lập, tổng diện tích quy hoạch 6.934,48 ha, trong đó đã có 22 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích 6.157,21 ha. [48]

Về thu hút đầu tƣ: Với cơ chế, chính sách thông thoáng, cơ sở hạ tầng hiện đại, các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng ngày càng đƣợc sự chú ý của các nhà đầu tƣ. Số lƣợng dự án đầu tƣ tăng lên hàng năm. Năm 2006 thu hút đƣợc 75 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài mới, với số vốn là 493 triệu USD, tăng 59% so với năm 2005; và 25 dự án đầu tƣ trong nƣớc với tổng số vốn 204,4 tỷ đồng. Năm 2007, thu hút đƣợc 186 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, với tổng số vốn là 1.254 triệu USD, đứng thứ hai cả nƣớc sau Đồng Nai. Bình Dƣơng cũng là một trong những tỉnh dẫn đầu về vốn đầu tƣ trong nƣớc thu hút đƣợc với trên 3.000 tỷ đồng vốn đầu tƣ thu hút vào các KCN trong năm 2007. Năm 2009, các KCN Bình Dƣơng đã thu hút thêm 27 dự án nƣớc ngoài với tổng số vốn đầu tƣ 412 triệu USD và 23 dự án đầu tƣ trong nƣớc, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 5.045,39 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2008, tăng 28% về số dự án và tăng 261% về vốn.

Nhƣ vậy, tính đến năm 2009 các KCN Bình Dƣơng có 1.019 dự án còn hiệu lực, bao gồm 708 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là gần 4,5 tỷ USD, và 311 dự án đầu tƣ trong nƣớc với tổng vốn đầu tƣ là 13.000 tỷ đồng. [48]

Sự phát triển và không ngừng lớn mạnh của các KCN đã có đóng góp quan trọng vào nền kinh tế - xã hội của Bình Dƣơng. Kim ngạch xuất khẩu của

các doanh nghiệp trong KCN liên tục tăng trƣởng: năm 2005 là 595,1 triệu USD tăng lên 972 triệu USD vào năm 2006, tới năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đã lên đến 1,2 tỷ USD, năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu kim ngạch xuất khẩu tăng thấp đạt 1,4 tỷ USD. Nộp ngân sách nhà nƣớc của các KCN tăng ổn định qua các năm: năm 2006 nộp ngân sách nhà nƣớc là 48,13 triệu USD, tăng 17,36% so với năm 2005; năm 2007 là 61,2 triệu USD; Năm 2009 là 70,9 triệu USD đạt 70% kế hoạch năm [46]. Hàng năm, các KCN đã giải quyết đƣợc một số lƣợng lớn việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Năm 2006, lao động làm tại các doanh nghiệp KCN là 137.236 ngƣời; năm 2007 là 180.000 ngƣời, năm 2009 là 196.000 ngƣời và tính tới quí I/2010, các KCN tỉnh Bình Dƣơng đã thu hút đƣợc trên 6.000 lao động, nâng tổng số lao động đang làm việc trong các KCN Bình Dƣơng đến nay là 196.977 ngƣời, tăng 2,8% so với đầu năm và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2009 [46]. Nhiều KCN đã kết hợp với doanh nghiệp trong KCN quan tâm chăm lo đời sống của ngƣời lao động cả về vật chất lẫn tinh thần nhƣ xây dựng nhà ở, xây dựng các khu vui chơi giải trí tổ chức các hoạt động thể thao bổ ích. Số lƣợng nhà ở của các KCN xây dựng là 26.000 m2, giải quyết khoảng 5.000 chỗ ở cho công nhân. Tuy nhiên, do số lƣợng lao động lớn nên Bình Dƣơng cũng chỉ đảm bảo nhà cho 15% số lao động còn lại đại bộ phận ngƣời lao động phải thuê nhà của dân, chủ yếu là nhà tạm với những tiện nghi thấp. [48]

Qua thực tiễn phát triển KCN Bình Dƣơng thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm để tỉnh Vĩnh Phúc nghiên cứu, áp dụng nhƣ sau:

Một là, cùng với những chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, sự thống nhất nhận thức và nhất quán hành động của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh trong quá trình quy hoạch, xây dựng KCN là vô cùng quan trọng. Và với chính sách thoả đáng, hợp lý, nó sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải toả để nhanh chóng triển khai đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng KCN và kêu gọi đầu tƣ.

Hai là, quy hoạch KCN phải dựa trên lợi thế so sánh của vùng, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiện thuận lợi, gắn với phát triển hệ thống giao thông

trong và ngoài hàng rào KCN, đấu nối các hạ tầng kỹ thuật (điện, nƣớc, bƣu chính viễn thông…), nguồn lao động cung cấp cho KCN. Quy hoạch KCN phải theo lộ trình và định hƣớng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc thành lập mới hay điều chỉnh quy hoạch các KCN đều phải căn cứ vào thực tế và lợi thế của từng KCN theo hƣớng mới liền kề với KCN đã đƣợc lấp đầy.

Ba là, lựa chọn chủ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng có năng lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh và có kinh nghiệm quản lý, có mối quan hệ khách hàng rộng; đặc biệt là đội ngũ cán bộ kinh doanh phải có sự am hiểu về hoạt động của KCN để từ đó có khả năng tiếp thị, xúc tiến kêu gọi đầu tƣ vào KCN. Thực tế cho thấy sự chậm chễ và trở ngại trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN sẽ ảnh hƣởng lớn đến sự triển khai dự án của nhà đầu tƣ. Nguyên nhân chủ yếu của sự chậm chễ và trở ngại nói trên thuộc về chủ đầu tƣ thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là thiếu kinh nghiệm trong xây dựng cơ sở hạ tầng KCN.

Bốn là, phải tiến hành cải cách hành chính một cách triểt để, thực hiện tốt cơ chế “một cửa”. Các sở ban ngành trong tỉnh cần có sự quan tâm thƣờng xuyên để kịp thời tháo gỡ các khó khăn vƣớng mắc của nhà đầu tƣ trong quá trình hoạt động, xoá bỏ tình trạng quan liêu bàn giấy, hách dịch nhũng nhiễu, tiêu cực, gây ra những khó khăn cho ngƣời dân khi tiếp cận với cán bộ, với các cơ quan công quyền, trong việc chứng nhận những giấy tờ, hồ sơ và những thủ tục liên quan đến công việc hành chính. Trong năm 2006 do làm tốt công tác uỷ quyền và cơ chế “một cửa” Ban quản lý KCN Bình Dƣơng đã giải quyết đƣợc gần 5000 văn bản, hồ sơ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, vì vậy, tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian đi lại của nhà đầu tƣ và đƣa dự án sớm đi vào hoạt động. Hiện tại, Bình Dƣơng là một trong những địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tƣ nhất so với cả nƣớc. Nhiều KCN nhƣ: Việt Nam – Singapore, Sóng Thần, Mỹ Phƣớc… đã trở thành điểm sáng về phát triển công nghiệp của cả nƣớc. Theo bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Bình Dƣơng tiếp tục là một trong những tỉnh nằm ở tốp đứng đầu.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)