Thực trạng quy hoạch và phát triển khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 43 - 46)

- Bảo vệ tài nguyên và môi trường:

2.2.1. Thực trạng quy hoạch và phát triển khu công nghiệp

Xuất phát điểm của Vĩnh phúc là một tỉnh thuần nông, với tỷ trọng giá trị nông nghiệp trên tổng GDP là khá cao, với 44,06%/ năm 1997, 40,68%/ năm2000, nhƣng điều kiện phát triển nông nghiệp lại rất khó khăn do đất bạc màu, đất đỏ vàng nhạt chiếm tỷ lệ cao (40%), đất đồng bằng phù sa thì chất lƣợng đất thấp. Nhận thức đƣợc điều đó tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, Vĩnh Phúc đã xác định “phải đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, nhất là đối với công nghiệp”. Định hƣớng đó tiếp tục đƣợc khẳng định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII và XIV, và xác định cụ thể hơn là Vĩnh Phúc sẽ tập trung hình thành một số KCN, CCN công nghệ cao ở các địa bàn có lợi thế tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút các nguồn lực của các thành phần kinh tế (bao gồm cả nguồn nội lực và ngoại lực), đầu tƣ cho phát triển công nghiệp, trong đó coi các nguồn lực bên trong là quyết định, đồng thời hết sức coi trong thu hút nguồn lực từ bên ngoài, để thực hiện tốt chiến lƣợc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, phấn đấu có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

Để phát triển các KCN có hiệu quả, tỉnh xác định công tác quy hoạch phải đi trƣớc một bƣớc. Vì vậy, tỉnh đã tập trung xây dựng quy hoạch phát triển

KCN. Theo Quyết định số 679/QĐ ngày 01-8-1998 của Thủ tƣớng Chính phủ, KCN Kim Hoa đƣợc thành lập, với diện tích quy hoạch Giai đoạn I là 50ha. Sau đó là 3 KCN nữa đƣợc chính thức thành lập theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, gồm: KCN Quang Minh, KCN Khai Quang và KCN Bình Xuyên với tổng diện tích 877,4 ha, trong đó KCN Quang Minh 344,4ha, KCN Khai Quang 262 ha, KCN Bình Xuyên 271ha.

Từ đó đến nay, các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng đƣợc thành lập và mở rộng. Tính đến nay trên địa bàn Vĩnh Phúc có 20 KCN đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt phát triển đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020, trong đó có 07 KCN đã đƣợc thành lập và cấp giấy CNĐT (bảng 2.1)

Bảng 2.1. Các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc từ 1998 – 2020:

STT Tên KCN Vị trí địa lý Diện tích (ha)

Tình hình đầu tƣ

1 Kim Hoa (Giai đoạn I) TX. Phúc Yên 50 Đang hoạt động

2 Khai Quang TP. Vĩnh Yên 262 Đang hoạt động

3 Bình Xuyên H. Bình Xuyên 271 Đang hoạt động

4 Bá Thiện H. Bình Xuyên 327 Đang hoạt động

5 Bình Xuyên II H. Bình Xuyên 485 Đang xây dựng

6 Bá Thiện II H. Bình Xuyên 308 Đang xây dựng

7 Phúc Yên TX. Phúc Yên 150 Đang xây dựng

8 Tam Dƣơng I H. Tam Dƣơng 700

Khởi công xây dựng cuối năm 2010 9 Chấn Hƣng H. Vĩnh Tƣờng 131 Dự kiến khởi công tháng 6/2011 10 Hội Hợp TP. Vĩnh Yên 150 Dự kiến khởi công tháng 6/2011

11 Sơn Lôi H. Bình Xuyên 300

Dự kiến khởi công tháng

STT Tên KCN Vị trí địa lý Diện tích (ha)

Tình hình đầu tƣ

12 Nam Bình Xuyên H. Bình Xuyên 304 Phát triển từ năm

2012 trở đi

13 Lập Thạch II H. Lập Thạch 250 Phát triển sau

năm 2012

14 Sông Lô I H. Sông Lô 200 Phát triển sau

năm 2012

15 Sông Lô II H. Sông Lô 180 Phát triển sau

năm 2012

16 Lập Thạch I H. Lập Thạch 150 Phát triển sau

năm 2012

17 Tam Dƣơng II H. Tam Dƣơng 750 Phát triển sau

năm 2012

18 Vĩnh Tƣờng H. Vĩnh Tƣờng 200 Phát triển sau

năm 2012

19 Vĩnh Thịnh H. Vĩnh Tƣờng 270 Phát triển sau

năm 2012 20 Thái Hòa, Liễn Sơn,

Liên Hòa H. Lập Thạch 600

Phát triển sau năm 2012

Tổng 6,038

Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc

Giai đoạn từ 2005-2010 là giai đoạn phát triển vƣợt bậc của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc quy hoạch và phát triển KCN. Chỉ trong vòng 5 năm tỉnh đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ là 17 KCN với diện tích là (5.455 ha) với tổng số vốn đã đầu tƣ vào hạ tầng các KCN khoảng 877 tỷ đồng và 13,5 triệu USD.

Nhìn lại hơn 10 năm phát triển, có thể nhận thấy quy hoạch phát triển KCN của tỉnh khá hợp lý, cho phép khai thác đƣợc các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Cụ thể:

 Các KCN đều đƣợc quy hoạch ở vị trí thuận lợi về giao thông, gắn với các tuyến đƣờng Quốc lộ, tỉnh lộ, gần các bến cảng, nhà ga, sân bay, các trung tâm KT - XH của địa phƣơng và các khu vực lân cận. Ví dụ, các KCN Bình

Xuyên, KCN Khai Quang đều nằm cạnh quốc lộ 2, đƣờng sắt Hà Nội – Lào Cai, cách sân bay quốc tế nội bài 20 km.

Quy hoạch KCN đƣợc gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển KT-XH của địa phƣơng. Các KCN đƣợc phân bố hợp lý tại các vùng, các địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển KCN trong tỉnh, góp phần tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế tại mỗi địa phƣơng trong tỉnh, đặc biệt là sự phát triển của các làng nghề, các cụm công nghiệp và sản xuất nông nghiệp, tạo nên sự phát triển đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh. Do điều kiện địa lý và thổ nhƣỡng, các KCN chủ yếu đƣợc quy hoạch tại các huyện phía Bắc tỉnh là Bình Xuyên, Tam Dƣơng, Lập Thạch và Sông Lô. Các huyện phía Nam tỉnh nhƣ Vĩnh Tƣờng có 02 KCN, Yên Lạc không quy hoạch KCN, do đây là vùng đất trồng lúa năng suất cao, và đó cũng là hạn chế trong việc thúc đẩy công nghiệp hoá các địa phƣơng này.

 Quy hoạch KCN đã gắn với quy hoạch các khu đô thị, dịch vụ đảm bảo cung cấp nhà ở cho công nhân, chuyên gia làm việc trong KCN; cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, vui chơi giải trí cho ngƣời lao động. Các KCN hiện có chủ yếu đƣợc phân bố ở thành phố Vĩnh Yên (KCN Khai Quang), Thị xã Phúc Yên (Kim Hoa), và huyện Bình Xuyên (KCN Bá Thiện, KCN Bình Xuyên). Khoảng cách giữa các KCN này với các trung tâm đô thị lớn (thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên) là không lớn, do đó, tạo điều kiện đảm bảo cung cấp dịch vụ hạ tầng xã hội cơ bản, cung cấp nguồn nhân lực đầu vào cần thiết khác cho phát triển các KCN.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)