Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường tại các KCN

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 92 - 96)

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa”

3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường tại các KCN

các KCN

Việc xây dựng và hình thành nhanh chóng các KCN để thu hút đầu tƣ ở nƣớc ta nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, trong những năm qua đã có tác động tiêu cực đến môi trƣờng sinh thái, môi trƣờng sống của con ngƣời. Trƣớc thực trạng báo động về môi trƣờng ở Vĩnh Phúc, có thể nói việc giải quyết hài hoà giữa mục tiêu thu hút đầu tƣ để phát triển KT – XH gắn với bảo vệ môi trƣờng là rất cần thiết. Do đó, Tỉnh cần phải đƣa ra đƣợc các giải pháp để giải quyết tốt nhất những vấn đề môi trƣờng, đặc biệt là trong các KCN trên địa bàn

Tỉnh nhằm tạo nên môi trƣờng sống trong lành cho nhân dân, môi trƣờng thuận lợi cho các nhà đầu tƣ và không ngừng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của Tỉnh.

Từ những định hƣớng trên đây, tỉnh Vĩnh Phúc cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:

Một là, trong công tác quy hoạch KCN, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền lập quy hoạch xây dựng KCN cũng nhƣ thoả thuận quy hoạch chi tết KCN cần phải quan tâm tới vấn đề môi trƣờng trong KCN. Cần đảm bảo khoảng cách tƣơng đối giữa KCN với đƣờng giao thông và khu dân cƣ xung quanh, để hạn chế tối đa ảnh hƣởng về môi trƣờng trong KCN ra khu vực lân cận. Ƣu tiên thu hút những dự án có trình độ công nghệ cao, hiện đại; những ngành công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm đến môi trƣờng. Đối với những dự án có cùng ngành nghề và gây ô nhiễm cao nên đƣợc bố trí vào một KCN để thuận tiện cho công tác xử lý chất thải.

Hai là, cần tăng cƣờng công tác thẩm định dự án đầu tƣ, đặc biệt là thẩm định về yếu tố môi trƣờng. Theo đó, hồ sơ dự án đƣợc coi là mang tính khả thi phải đánh giá đƣợc tổng lƣợng khí thải, nƣớc thải, rác thải và chất thải do các DN trong KCN thải ra và mức độ ô nhiễm môi trƣờng trong KCN. Từ đó có phƣơng án đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý chất thải với quy mô, chất lƣợng xử lý đạt yêu cầu, đồng thời có luận chứng cụ thể vốn đầu tƣ và phƣơng án huy động vốn để xây dựng các công trình xử lý chất thải này.

Ba là, có những chế tài bắt buộc đối với chủ đầu tƣ trong việc xây dựng các công trình xử lý chất thải tập trung trong KCN. Trong thời gian tới, có thể nghiên cứu đƣa vấn đề xây dựng công trình xử lý chất thải tập trung là một trong những điều kiện khi thực hiện ƣu đãi về thuế, đất đai... cho chủ đầu tƣ cơ sở hạ tầng KCN theo quy định.

Bốn là, bên cạnh việc nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định dự án đầu tƣ, cần có những quy định cụ thể về giám sát các dự án đầu tƣ và bảo vệ môi trƣờng trong KCN. Để đảm bảo hiệu quả của công tác giám sát, cần quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của cơ quan giám sát khi thực hiện chức năng giám sát môi trƣờng, đồng thời cần có những quy định về những ƣu đãi, khen thƣởng, xử phạt đối với các DN trong thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng.

Năm là, cần có những biện pháp hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng các công trình xử lý nƣớc thải tập trung với các địa phƣơng không đủ điều kiện hỗ trợ nguồn vốn ngân sách trung ƣơng cho công trình xử lý nƣớc thải tập trung và đền bù giải phóng mặt bằng KCN. Có thể xem xét cho vay từ quỹ tín dụng đầu tƣ phát triển với lãi suất ƣu đãi đối với các dự án đầu tƣ xây dựng công trình xử lý chất thải tập trung trong KCN, hoặc có thể nghiên cứu cơ chế ƣu đãi đối với các dự án đầu tƣ KCN hoàn thành hệ thống xử lý chất thải đạt yêu cầu trƣớc khi thu hút đầu tƣ.

Sáu là, nhanh chóng xây dựng những văn bản quy phạm phát luật quy định cụ thể Luật Bảo vệ môi trƣờng mới. Do tính cấp bách của vấn đề môi trƣờng trong KCN và tính tập trung, đa dạng ngành nghề của KCN, cần phải nghiên cứu việc xây dựng Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về các cơ chế chính sách bảo vệ môi trƣờng và xử lý chất thải trong KCN, trong đó đề cập tới: cơ chế hỗ trợ tài chính, huy động nguồn tài chính từ khu vực tƣ nhân để xã hội hoá công tác bảo vệ môi trƣờng trong KCN, xây dựng một đầu mối trong quản lý KCN trong đó có quản lý môi trƣờng trong KCN, thành lập đơn vị giám sát môi trƣờng đặt tại mỗi KCN.

Bảy là, giáo dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng cho tất cả các cấp, các ngành; từng địa phƣơng; từng hộ gia đình, đặc biệt là cho các chủ đầu tƣ và DN trong KCN. Các chủ đầu tƣ và DN trong KCN cần phải ý thức rõ rằng và đầy đủ trách nhiệm của mình đối với vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong và ngoài KCN; chủ động tìm giải pháp thoả đáng và giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích – chi phí để đầu tƣ hệ thống xử lý chất thải tập trung cho từng DN trong KCN.

Trên đây là nhóm các giải pháp nhằm phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Các giải pháp này có mối quan hệ hỗ trợ, bổ trợ cho nhau. Giải pháp này là cơ sở, là tiền đề cho thực hiện các giải pháp khác. Do đó, trong quá trình thực hiện, không nên quá chú trọng giải pháp này, coi nhẹ giải pháp kia mà cần phải có sự kết hợp đồng bộ nhằm đảm bảo sự hài hoà giữa kinh tế - môi trƣờng – xã hội.

KẾT LUẬN

Việc phát triển các KCN có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia đang phát triển. Nó tạo ra những thuận lợi về thể chế, môi trƣờng cho quá trình thu hút, sử dụng nguồn lực từ bên ngoài nhƣ vốn đầu tƣ, công nghệ tiên tiến, phƣơng thức quản lý hiện đại vào quá trình sản xuất, từ đó thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Với vai trò đó, sự phát triển của KCN đến nay đã là một hiện tƣợng phổ biến ở các nƣớc trên thế giới, nhất là các nƣớc đang trong thời kỳ đầu CNH. Tại nhiều nƣớc, đặt biệt là các nƣớc ở Châu Á, KCN đã trở thành động lực của sự phát triển kinh tế.

Tại Vĩnh Phúc, các KCN tuy mới thành lập nhƣng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể. Trong hơn 10 năm qua, các KCN đã có đóng góp lớn vào sự phát triển KT–XH của tỉnh. Cụ thể là: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng CNH, HĐH; góp phần gia tăng năng lực nội sinh của tỉnh; góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tăng trƣởng xuất khẩu và tăng thu ngân sách. Điều này khẳng định, phát triển KCN là chủ trƣơng, định hƣớng đúng đắn của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc trong việc vận dụng đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc vào điều kiện cụ thể của tỉnh, là lối đi nhanh chóng để xây dựng, phát triển và sớm đƣa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các KCN còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém, trong đó nổi lên là: quy hoạch và xây dựng KCN chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và không theo kịp với yêu cầu phát triển; cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN yếu kém, thiếu đồng bộ; tiến độ triển khai dự án thứ cấp chậm tiến độ; trình độ lao động chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các doanh nghiệp trong KCN. Nguyên nhân của những hạn chế đó thì có nhiều, song tựu trung lại là do thiếu những quyết sách đúng đắn, sự hỗ trợ đồng bộ của Nhà nƣớc cũng nhƣ sự nỗ lực của các công ty đầu tƣ phát triển hạ tầng và của các doanh nghiệp KCN.

Để tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc theo hƣớng hiệu quả, đòi hỏi phải có nhiều biện pháp cơ bản và đồng bộ. Trƣớc mắt, cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề về quy hoạch, xúc tiến đầu tƣ, cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực…

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)