Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội luận văn ths g (Trang 35)

+ TTCM là người được hiệu trưởng ủy nhiệm là người không có các phẩm chất ở trên thì dẫn tới không có sự tôn trọng của các thành viên trong tổ, do vậy khó đạt được sự đồng thuận trong việc thực hiện các chỉ đạo của ban giám hiệu.

+ Các điều kiện, các cơ sở vật chất của nhà trường chưa phục vụ được cho các biện pháp mà kế hoạch mà TTCM lập ra nhằm nâng cao hiệu quả dạy học của GV trong tổ, dẫn tới các kế hoạch đó không thể thực hiện được và hiệu quả giảng dạy không được nâng cao.

Kết luận: Quản lý TCM là cấp quản lý trực tiếp và thấp nhất trong hoạt động quản lý của nhà trường, với những nội dung quản lý như trên TTCM là những người quản lý cấp “ tuyển lửa”, đòi hỏi phải có những kiến thức và năng lực quản lý để thực hiện tốt các chức năng quản lý , nhất là quản lý giáo dục trong nhà trường như: chức năng kế hoạch hóa, chức năng tổ chức, chức năng lãnh đạo, chức năng kiểm tra, đánh giá, đồng thời phải biết vận dụng và khai thác tốt các phương pháp quản lý giáo dục một cách có hiệu quả. Mặt

khác để quản lý tốt tổ chuyên môn đòi hỏi người TTCM phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, năng lực hành động giỏi( nói được, làm được), có như vậy mới đưa ra được các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn một cách hữu hiệu và chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai các biện pháp đó trong năm học một cách tốt nhất và hiệu quả nhất, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường đáp ứng được yêu cầu mới của GD.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN VÀ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về tình hình giáo dục đào tạo ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn tây

2.1.1. Đặc điểm chung

Đa số các thầy cô giáo có phẩm chất đạo đức tốt, các giáo viên trẻ được đào tạo theo xu hướng tiếp cận với xu thế đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục, có lòng nhiệt tình trách nhiệm với công việc được giao. Nhưng đội ngũ giáo viên vẫn còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa mạnh, đa số các giáo viên trẻ mới ra trường hoặc GV có số năm giảng dạy dưới 5 năm còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác dạy học và trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Cơ cấu GV chưa đồng bộ: có nhiều bộ môn thiếu giáo viên, nhưng có bộ môn lại thừa giáo viên. Các trường học đều có sở vật chất- thiết bị dạy học được Sở giáo dục – Đào tạo Hà nội đầu tư song vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học, cũng như yêu cầu về công tác đổi mới phương pháp dạy học. Một số phòng chức năng: phòng bộ môn, phòng bồi dưỡng học sinh, phòng thí nghiệm của học sinh còn chưa có. Các phòng thí nghiệm: Lý, Hóa, Sinh có dụng cụ, hóa chất thí nghiệm tương đối đầy đủ nhưng còn thiếu tính đồng bộvà thiếu các thiết bị bảo đảm sự an toàn và bảo vệ môi trường. Nhân viên thiết bị chưa có trình độ nghiệp vụ nên chưa đảm bảo được các công việc như pha chế hóa chất, bảo vệ dụng cụ, háo chất, bảo dưỡng các thiết bị dạy học… , vì các nhân viên này được tuyển chọn từ giáo viên dạy tiếng Anh và được tập huấn qua một khóa đào tạo. Phòng tin học số lượng máy còn chưa đủ, đa số là máy cũ nên chưa đáp ứng được yêu cầu dạy tin học.

2.1.2. So sánh các trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà Nội

- Trường THPT Sơn Tây nằm ở trung tâm thị xã Sơn Tây là một trường có quy mô tương đối lớn (gồm 45 lớp, 137 giáo viên). Trường có hai mô hình dạy học: Hệ thống các lớp chuyên, hệ thống các lớp phổ thông và dạy theo 3 chương trình: Dạy theo chương trình chuyên, chương trình nâng cao, chương trình cơ bản. Do nằm ở trung tâm thị xã, nơi điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, đa số con em là con công nhân viên chức nên việc học hành của học sinh được chú trọng. Là một trường bán chuyên nên trình độ giáo viên đạt trên chuẩn cao, tuổi nghề của giáo viên trường THPT Sơn Tây cao hơn các trường khác nên kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục đạo đức học sinh của các giáo viên tốt. Mặt khác, điểm tuyển sinh vào trường cao hơn rất nhiều so với hai trường còn lại trên địa bàn thị xã Sơn Tây và phạm vi được tuyển sinh rộng (ở các huyện khác như: Ba vì, Phúc Thọ…), do vậy chất lượng học sinh của trường THPT Sơn Tây: như số lượng học sinh giỏi thành phố, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm- học lực, học sinh đỗ tốt nghiệp, đỗ đại học cao hơn so với hai trường còn lại.

- Trường THPT Tùng Thiện cách thị xã Sơn Tây 5 km là trường có quy mô trung bình. Học sinh trong trường đa số là con em sĩ quan quân đội nên việc đầu tư cho học tập của học sinh cũng được chú trọng. Cơ sở vật chất được đầu tư tương đối đầy đủ và là trường đạt chuẩn Quốc gia. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Đa số học sinh có ý thức phấn đấu trong học tập, đã xác định động cơ và mục tiêu học hành đúng đắn và có ý thức rèn luyện đạo đức. Nền nếp, kỷ cương của nhà trường được duy trì và từng bước nâng cao. Tuy vậy, do chất lượng đầu vào của học sinh lớp 10 còn thấp (40điểm/62); Ý thức học tập, tu dưỡng của một bộ phận học sinh chưa tốt. Đội ngũ giáo viên trẻ được tăng cường về số lượng nhưng kinh nghiệm về công tác giáo dục đạo đức học sinh còn hạn chế; cơ cấu thừa, thiếu cục bộ, số giáo viên nghỉ thai sản nhiều và liên tục gây khó khăn trong việc phân công lao động. Số lượng giáo viên cốt cán

ở các bộ môn còn ít. Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa tích cực đổi mới PPDH để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giảng dạy và quản lý, giáo dục học sinh. Khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, tinh thần chủ động, sự sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên chưa cao. Mặt khác, 1/3 số giáo viên trong trường còn trẻ (27/80 giáo viên có từ 10 năm giảng dạy trở lên) nên kinh nghiệm giảng dạy cũng như giáo dục đạo đức còn chưa cao nên chất lượng học sinh còn chưa cao.

Trường THPT Xuân Khanh nằm cách thị xã Sơn Tây 10 km. Nhân dân quanh khu vực trường chủ yếu là nông dân, họ chưa thực sự quan tâm đến học tập của con cái. Đội ngũ giáo viên trẻ nhiều (46/65 giáo viên có số năm giảng dạy từ 10 năm trở xuống) dẫn đến kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục đạo đức học sinh còn hạn chế. Mặt khác điểm tuyển sinh vào trường quá thấp (22 – 23 điểm), dẫn đến chất lượng học sinh thấp nhất trong 3 trường THPT trên đại bàn thị xã Sơn Tây

2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn

Để đổi mới quản lý giáo dục có hiệu quả thì việc nghiên cứu thực trạng và đề ra được những giải pháp đổi mới quản lý giáo dục là vô cùng quan trọng. Vì vậy, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây là việc làm cần thiết để đề ra các giải pháp hữu ích giúp nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT này, cũng thực hiện được mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà nước đã đề ra.

2.2.1. Hoạt động tổ chuyên môn

Để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong các trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà nội, tác giả dùng phiếu khảo sát các nội dung chính sau:

- Khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây về tầm quan trọng của những nội dung quản lý tổ chuyên môn

- Khảo sát thực trạng các nội dung quản lý cụ thể đối với tổ chuyên môn, mức độ thực hiện các nội dung đó.

Riêng với trường THPT Sơn Tây, với đặc thù là trường bán chuyên nên việc quản lý việc dạy và học của giáo viên và học sinh chuyên, việc quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động của tổ chuyên môn cần quản lý và đổi mới, do vậy tác giả dùng thêm phiếu khảo sát:

- Khảo sát thực trạng công tác dạy- học và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi dành cho hai đối tượng: Giáo viên dạy chuyên và học sinh chuyên trường THPT Sơn Tây.

Khảo sát nhận thức về vai trò quan trọng của các nội dung quản lý đối với cán bộ quản lý, tác giả sử dụng phiếu đánh giá có 4 mức độ và tính điểm theo mỗi mức độ: Rất cần thiết: 4 điểm, cần thiết: 3 điểm, bình thường: 2 điểm, không cần thiết: 1 điểm.

Khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động của tổ chuyên môn, tác giả sử dụng phiếu đánh giá với 5 mức độ và tính điểm: Rất tốt: 5 điểm, tốt: 4 điểm, trung bình: 3 điểm, chưa tốt: 2 điểm, yếu: 1 điểm.

Tính điểm trung bình của 2 bảng trên theo công thức:

n K D D  i i

Trong đó D: Điểm trung bình; Di điểm của mức độ Di; Ki: Số người cho điểm ở mức Di; n: Tổng số người tham gia đánh giá

Khảo sát thực trạng công tác dạy- học và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi dành cho hai đối tượng: Giáo viên dạy chuyên và học sinh chuyên trường THPT Sơn Tây, tác giả đã sử dụng phiếu hỏi có kèm theo bảng hỏi với mục đích điều tra công tác áp dụng đổi mới phương pháp dạy học đối của giáo viên dạy môn chuyên, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Trong bảng hỏi dành cho hai đối tượng giáo viên dạy chuyên và học sinh chuyên, tác giả sử dụng các mức độ: thường xuyên, thỉnh thoảng, không bao giờ và tính điểm theo tỷ lệ %

(%) A= 100

n Ai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó %(A) tỷ lệ % số người tính theo một mức độ, A: Tổng số người lựa chọn mức độ Ai , n: Tổng số người tham gia đánh giá.

Để khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý về vai trò quan trọng của các nội dung quản lý của tổ chuyên môn, tác giả sử dụng phiếu hỏi với 09 cán bộ quản lý ( 03 hiệu trưởng; 06 phó hiệu trưởng) của 3 trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà nội.

Để khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động của tổ chuyên môn trong 3 trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây tác giả đã lấy ý kiến của 9 cán bộ quản lý và 130 giáo viên thuộc 3 trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây (cũng có những mục không khảo sát đủ số giáo viên như: Khảo sát thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tác giả chỉ khảo sát 50 giáo viên các trường đã tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hoặc khảo sát thực trạng quản lý việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học tác giả cũng khảo sát 50 giáo viên thuộc các bộ môn Lý, Hóa , Sinh, Ngoại ngữ, địa lý, lịch sử)

Với trường THPT Sơn Tây, ngoài nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi cấp thành phố như hai trường THPT Tùng Thiện và THPT Xuân Khanh, thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp quốc tế được đặc biệt chú trọng và cấp thiết, do vậy tác giả đã dùng thêm các phiếu khảo sát để điều tra thực trạng công tác dạy- học và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các bộ môn chuyên. Tác giả đã khảo sát riêng 110 học sinh (thuộc các lớp 12 Toán, 12 Hóa, 11 Văn, 11 Sử, 10 Sinh) và 27 giáo viên đang tham gia giảng dạy các môn chuyên của trường THPT Sơn Tây.

Bảng 2.1: Kết quả khảo sát nhận thức TT Nội dung Mức độ nhận thức Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Điểm TB Thứ bậc 1 Quản lý việc lập kế

hoạch tổ chuyên môn

9 0 0 0 4 1

2 Quản lý việc phân nhiệm cho các thành viên

7 2 0 0 3,78 3

3 Quản lý việc thực hiện chương trình, thực hiện kế hoạch cá nhân của giáo viên

1 3 5 0 2,56 8

4 Quản lý việc soạn bài, giờ dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học sinh của giáo viên

2 3 4 0 2,78 7

5 Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên

1 5 4 0 3 6

6 Quản lý việc sử dụng và xin bổ xung thiết bị, dụng cụ dạy học

0 2 7 0 2,22 10

7 Quản lý nội dung, chương trình sinh hoạt tổ chuyên môn: hội thảo, chuyên đề…

3 4 2 0 3,11 5

8 Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên

0 3 6 0 2,33 9

9 Quản lý công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi

5 3 1 0 3,44 4

10 Quản lý hồ sơ chuyên môn của tổ

Qua kết quả điều tra trong bảng thể hiện nhận thức của các cán bộ quản lý các trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà nội. Tất cả các cán bộ quản lý đều coi trọng quản lý lập kế hoạch hoạt động cho TCM của TTCM. Ngoài ra, công tác quản lý phân nhiệm cho các thành viên trong tổ và công tác quản lý hồ sơ chuyên môn cá nhân, công tác quản lý việc thực hiện chương trình dạy học, thực hiện kế hoạch cá nhân của giáo viên của TTCM cũng được chú trọng. Điều này thật dễ hiểu vì đây chính là các biện pháp quản lý hành chính.

Công tác quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên được các cán bộ quản lý coi trọng vì để đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong thời đại hiện nay là tạo ra nguồn nhân lực không chỉ có năng lực chuyên môn vững vàng mà phải có phẩm chất của con người hiện đại thì việc thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa của học sinh là yêu cầu quan trọng đối với mỗi nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng giáo dục ( qua hai mặt học tập và hạnh kiểm của học sinh và chất lượng học sinh giỏi cấp thành phố, cấp quốc gia, quôc tế), nên các cán bộ quản lý các trường cũng rất coi trọng việc quản lý việc bồi dưỡng học sinh giỏi của các tổ chuyên môn.

Để nâng cao chất lượng dạy học, ngoài đổi mới phương pháp dạy học thì một trong những biện pháp là quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và quản lý việc sử dụng và xin bổ xung thiết bị, dụng cụ dạy học lại bị một số cán bộ quản lý ở các trường THPT coi nhẹ điều này dẫn đến khả năng làm việc theo nhóm và việc sử dụng các thiết bị dạy học nâng cao hiệu quả dạy học ở một số trường còn chưa cao.

Trong hoạt động giảng dạy của nhà trường, BGH trực tiếp giám sát hoạt động giảng dạy của giáo viên theo phân phối chương trình thông qua sổ đầu bài của từng lớp học và sổ báo giảng của giáo viên, sổ điểm của lớp học, cho nên các cán bộ quản lý cho rằng: Quản lý việc soạn bài, giờ dạy, kiểm tra

đánh giá kết quả học sinh của giáo viên không trong phạm vi quản lý của tổ chuyên môn (6) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khảo sát riêng trường THPT Sơn Tây từ năm học 2009- 2010 đến nay, quan điểm quản lý TCM đã được BGH nhận thức đúng đắn. Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần tập trung vào: Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học, thực hiện kế hoạch cá nhân, quản lý việc soạn bài, giờ dạy,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội luận văn ths g (Trang 35)