Biện pháp 7: Đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội luận văn ths g (Trang 88 - 91)

Thành phố, quốc gia

3.2.7.1. Ý nghĩa

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THPT đặc biệt quan trọng vì đây là công tác “đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” tức là nâng cao chất lượng tạo nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập.

3.2.7.2. Mục đích

Đề xuất được các biện pháp để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn tây, nhất là trường THPT Sơn tây để thực hiện được mục tiêu giáo dục.

3.2.7.3. Nội dung và cách thức thực hiện

* Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đối với các lực lượng sư phạm- xã hội trong và ngoài nhà trường.

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có tầm rất quan trọng trong công việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, trong nhà trường từ ban giám hiệu, TTCM, GV giảng dạy, học sinh và các phụ huynh học sinh đều phải nhận thức đúng đắn công tác này. TTCM đề xuất ra được kế hoạch và biện pháp bồi dưỡng HSG từ khâu phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng HSG một cách có hiệu quả, Học sinh tự xây dựng cho mình một phương pháp học tập tự học, tự nghiên cứu khoa học, các phụ huynh học sinh luôn ủng hộ, động viên các em trong công tác bồi dưỡng HSG. Muốn được như vậy thì cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Nhà trường đưa nội dung bồi dưỡng HSG vào kế hoạch năm học, các tổ chuyên môn phải coi đó là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện trong năm học.

- Sau kỳ thi chọn HSG các cấp, nhà trường phân tích, đánh giá chất lượng về kết quả đạt được của các môn dự thi, từ đó GV nhận thức đúng về chất lượng bộ môn và có định hướng cải tiến phương pháp, nội dung giảng dạy để nâng cao chất lương bồi dưỡng HSG, GV chủ nhiệm có phương án động viên các em trong đội tuyển HSG.

- Nhà trường tổ chức gặp mặt phụ huynh có con, em tham gia đội tuyển HSG trước khi đội tuyển ôn luyện để phụ huynh có nhận thức đúng đắn về công tác bồi dưỡng HSG, từ đó tạo được sự đồng thuận với nhà trường và sự động viên các em trong quá trình bồi dưỡng HSG. Sau mỗi kỳ thi, nhà trường cần thông báo kết quả đến ban đại diện cho mẹ HS và HS toàn trường.

- Nhà trường có kế hoạch khen thưởng động viên các GV, học sinh có kết quả cao trong kỳ thi tuyển chọn HSG .

* Tổ chuyên môn có kế hoạch chủ động trong công tác phát hiện, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng đội tuyển HSG. Để công tác bồi dưỡng HSG có hiệu quả thì các tổ chuyên môn phải thực hiện các biện pháp quản lý sau:

- Phát hiện, tuyển chọn các học sinh có thể tài năng, thông minh, yêu thích, say mê môn học vào đội tuyển để bồi dưỡng HSG. Công tác này được thực hiện từ lớp học kỳ 2 của lớp 10, và được sơ tuyển chọn lọc qua các kỳ thi HSG cấp trường, đến lớp 12 thành lập chính thức đội tuyển HSG thi cấp thành phố, cấp quốc gia.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn bồi dưỡng học sinh giỏi về nội dung kiến thức, thời gian, các giáo viên tham gia bồi dưỡng.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng HSG.

*Để công tác bồi dưỡng HSG có hiệu quả thì việc lựa chọn các GV tham gia giảng dạy là việc làm hêt sức quan trọng. Tổ chuyên môn xây dựng chỉ tiêu cụ thể trong việc cử GV tham gia công tác bồi dưỡng HSG. Đó là những GV phải đạt những yêu cầu sau:

+ Có năng lực chuyên môn giỏi, vững vàng, hiểu biết về khoa học, tự nhiên và xã hội. Trình độ tâm lý học, sư phạm học đủ để hiểu HS, có ứng xử khoa học trong quá trình giảng dạy và động viên và khuyến khích được sự say mê của học sinh đối với môn học. Có phương pháp tự học, tự bồi dưỡng và kiến thức kinh nghiệm thực tế.

+ Có phương pháp dạy học thích hợp với môn học, biết sử dụng các thủ thuật để học sinh say mê với môn học, có tinh thần tự học, sáng tạo trong học tập.

+ Có năng lực nghiên cứu khoa học và hướng dẫn nghiên cứu khoa học phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh và điều kiện nhà trường.

+ Có trình đỗ ngoại ngữ để giúp học sinh tiếp cận với kỳ thi HSG quốc tế và giúp GV nâng cao trình độ chuyên môn qua việc nghiên cứu các tư liệu môn học ở các nước khác nhau.

+ Phân công từ 3 đến 4 GV cùng tham gia bồi dưỡng HSG với các chuyên đề khác nhau để hỗ trợ và bổ xung cho nhau.

* Với công tác quản lý bồi dưỡng HSG ở trường THPT Sơn Tây, ngoài việc thực hiện các biện pháp như đã nêu ở trên cần phải thực hiện thêm các biện pháp sau:

- Có kế hoạch và tổ chức công tác tạo nguồn để nâng cao chất lượng học sinh đầu vào. Đây một trong những biện pháp quyết định đến chất lượng học sinh giỏi sau này. Theo kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy chuẩn đầu vào các lớp chuyên của trường THPT Sơn Tây là thấp nhất so với 3 trường chuyên: THPT chuyên Amtecdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An thường là từ 6 -12 điểm, vì vậy các tổ chuyên môn nên có kế hoạch tạo nguồn một cách chi tiết cụ thể đề nghị với ban giám hiệu cho thực hiện và cử các giáo viên có kinh nghiệm, có “ thương hiệu” để lôi cuốn các học sinh tham gia học tạo nguồn.

- Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ và nghĩa vụ của học sinh trường chuyên đối với công cuộc giáo dục nhân tài cho đất nước đối với phụ huynh học

sinh và đối với bản thân học sinh tham gia học các môn chuyên. Theo kết quả khảo sát thực trạng việc học sinh có mặt trong đội tuyển HSG trường THPT Sơn tây, thì đa số các em không muốn vào đội tuyển HSG vì cha mẹ học sinh chỉ cần con có kiến thức thi Đại học, vì bản thân các em thấy vào đội tuyển cho bằng bạn, bằng bè, vì sự động viên của thầy cô, vì học bổng... các em chưa thực sự coi đó là một nhiệm vụ và quyền và nghĩa vụ các em phải thực hiện vì công cuộc xây dựng đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tổ chuyên môn có kế hoạch cụ thể để tận dụng hết ưu thế về nhân lực cho công tác bồi dưỡng HSG. Có sự phân công cụ thể cho các GV tham gia dạy chuyên đề chuyên sâu cho học sinh chuyên. Phân công từ 2-3 GV phụ trách đội tuyển HSG với những mảng kiến thức khác nhau. Để kích thích sự say mê nghiên cứu khoa học của học sinh, Các GV nên giao các chuyên đề cho từng nhóm học sinh tự nghiên cứu, tự viết thành tiểu luận và báo cáo dưới

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội luận văn ths g (Trang 88 - 91)