Biện pháp 5: Tăng cường quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội luận văn ths g (Trang 83 - 84)

hướng đổi mới

3.2.5.1. Ý nghĩa

Từ trước đến nay, sinh hoạt tổ chuyên môn ở mỗi nhà trường thường là việc thông báo các việc cần làm do chỉ thị của ban lãnh đạo nhà trường. Việc sinh hoạt chuyên môn chỉ mang tính chất hình thức chưa đi vào cụ thể các hoạt động chuyên môn của nhà trường. Vì vậy quản lý thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng đổi mới đi vào các nhiệm vụ cụ thể về hoạt động giảng dạy thì chất lượng giảng dạy sẽ nâng cao, đội ngũ GV sẽ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới trong thời đại hiện nay.

3.2.5.2. Mục đích

Xây dựng được quy chế sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng đổi mới nội dung sinh hoạt.

3.2.5.3. Nội dung và cách thức thực hiện

Đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn, trước hết phải xác định sinh hoạt tổ chuyên môn là hình thức sinh hoạt chuyên môn thường xuyên để giáo viên phản ánh hoạt động dạy học. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ là một biện pháp chỉ đạo nền nếp dạy học vừa có tính chất quản lý hành chính yếu tố sư phạm. Để tổ chức sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả thì TTCM cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ: theo tháng, theo học kỳ và năm học. Nội dung sinh hoạt chuyên môn là các GV trao đổi về tình hình dạy học, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục những tồn tại trong hoạt động dạy học, trao đổi kinh nghiệm về các bài khó dạy, nghiên cứu bàn bạc đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với mục tiêu bài dạy, nội dung bài dạy, và đối tượng; tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp dạy học, hoặc trao đổi về nội dung tự học, tự bồi dưỡng của GV,

hoặc trao đổi về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.... Để phù hợp với mục tiêu chiên lược GD & ĐT từ năm 2011-2020 thì sinh hoạt tổ chuyên môn cần trao đổi và thống nhất về quy trình soạn giáo án, nhất là việc xác định mục tiêu bài dạy theo các bậc nhân thức (Bâc 1: Nhớ, biết. Bậc 2: Hiểu, áp dụng. Bậc 3: Phân tích, tổng hợp, đánh giá) phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo sự phát triển phẩm chất năng lực của học sinh chứ không phải đánh giá theo chuẩn nội dung kiến thức.

- Bên cạnh đó, sinh hoạt tổ chuyên môn cần có những hội thảo chuyên đề về hoạt động dạy học và chất lượng dạy học, nhất là các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Do vậy TTCM phải: Lập kế hoạch các chuyên đề, hội thảo về chuyên môn, nghiệp vụ nhất là đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Mỗi chuyên đề, hội thảo đều chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể phục vụ mục đích dạy học, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ tham gia từng hoạt động của chuyên đề, hội thảo và thời gian chuẩn bị cũng như thời gian tổ chức thực hiện chuyên đề, hội thảo.

Tổ CM tổ chức thực hiện các chuyên đề, hội thảo theo thời gian đã quy định trong kế hoạch và rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội luận văn ths g (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)