Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội luận văn ths g (Trang 67 - 71)

Qua khảo sát thực trạng quản lý hoạt động TCM và kết quả của công việc quản lý hoạt động TCM dựa trên chất lượng dạy học ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây có thể có kết luận như sau:

Do thực hiện tốt các công tác quản lý hoạt động của TCM một cách có chiều sâu nên chất lượng đội ngũ GV cũng như chất lượng dạy học ở trường THPT Sơn Tây rất cao. Điều đó được thể hiện qua kết quả của chất lượng đội ngũ GV: Số lượng GV giỏi cấp thành phố hàng năm thường đạt từ 2- 3GV/3GV tham gia dự thi dẫn đến chất lượng đào tạo học sinh đạt kết quả cao tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng học sinh đại trà: Số lượng học sinh thi đỗ đại học thường khoảng 70% số học sinh dự thi (đứng trong tốp 200 trường có tỷ lệ học sinh đỗ đại học cao trong toàn quốc) và chất lượng học sinh mũi nhọn thể hiện thông qua số học sinh giỏi cấp thành phố đạt kết quả cao cả về số lượng giải và chất lượng giải (nhiều giải nhất, nhì). Tuy nhiên, trong công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học đối với GV chuyên còn chưa tìm được biện pháp quản lý thích hợp, các GV dạy chuyên chưa tìm ra được phương pháp dạy học thích hợp phù hợp với đặc điểm của môn chuyên và với học sinh chuyên. Công tác tạo nguồn giáo viên tham gia dạy chuyên còn chưa thực sự quan tâm từ khâu lên kế hoạch bồi dưỡng, thực hiện và kiểm tra đánh giá, do vậy việc tìm giáo viên có đủ năng lực để tham gia dạy chuyên để trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp quốc gia rất khó khăn. Công tác quản lý

bồi dưỡng HSG còn chưa đồng bộ, thống nhất: Công tác này được thực hiện tốt ở giai đoạn học sinh thi HSG cấp thành phố, ở giai đoạn Bồi dưỡng học sinh giỏi thi cấp quốc gia thì rất hạn chế. Nguyên nhân gây nên số học sinh giỏi cấp quốc gia ở trường THPT Sơn Tây còn thấp về số lượng học sinh đạt giải (<4 hs) cũng như chất lượng giải (giải cao nhất là giải ba) do điều kiện khách quan: Chất lượng đầu vào rất thấp (so với các trường chuyên trong thành phố): học sinh cần 2,5 điểm môn chuyên đã được vào lớp chuyên; quan niệm của cha mẹ học sinh còn chưa đúng đắn. Họ cho rằng cho con vào lớp chuyên để cần môi trường tốt cho con học tập và rèn luyện đạo đức với yêu cầu các con chỉ cần thi đỗ đại học mà không cần trong đội tuyển quốc gia. Nguyên nhân chủ quan đó là các giáo viên dạy chuyên chưa có phương pháp dạy học thích hợp thực sự lôi cuốn các em học các môn chuyên và giáo viên chưa tạo được cho học sinh chuyên thói quen tự học, tự nghiên cứu khoa học do đó chưa giúp các em thực sự đam mê trong học tập. Đa số các em có sự hứng thú học môn chuyên ở lớp 10 và sự hứng thú đó giảm dần tới lớp 12. Do không hứng thú với học môn chuyên mà học sinh không thích tham gia đội tuyển HSG, các em đổ lỗi cho rằng kiến thức môn chuyên quá nặng. Những học sinh tham gia bồi dưỡng HSG thì thường do sự động viên của các thầy cô giáo hoặc với ý nghĩ cho bằng bạn bằng bè do đó các em chưa có ý thức quyết tâm cao độ, phấn đấu để đạt được HSG Quốc gia. Một nguyên nhân nữa, đó là kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cấp quốc gia còn chưa tốt từ khâu phân công các GV cùng tham gia dạy chuyên đề đến kế hoạch mời các chuyên gia tham gia dạy đội tuyển ở một số tổ chuyên môn (Qua kết quả khảo sát việc dạy và học của GV chuyên và HS chuyên). Vì vậy, sự hạn chế trong công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học với giáo viên dạy chuyên, công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tạo nguồn cho GV dạy chuyên và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia còn hạn chế nên kết quả học sinh đạt giải HSG quốc gia ở trường THPT Sơn Tây còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng giải.

Trường THPT Xuân Khanh là trường chưa thực hiện tốt các công tác quản lý hoạt động TCM như: Lập kế hoạch hoạt động của TCM, quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học, quản lý đổi mới sinh hoạt TCM, quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học, quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên đến công tác quản lý việc bồi dưỡng học sinh giỏi dẫn đến chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như chất lượng dạy học còn rất thấp. Năm năm học từ năm học 2009 - 2010 đến năm học 2013-2014 trường chưa có GV giỏi cấp thành phố, số học sinh giỏi cấp thành phố, tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học hàng năm rất thấp (Qua kết quả điều tra ở trên), chất lượng học sinh đại trà thấp: tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm: Trung bình, yếu và tỷ lệ học sinh xếp loại học lực: Trung bình, yếu, kém còn nhiều (nhiều nhất trong cả ba trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây). Nguyên nhân khách quan của hiện tượng trên: Trường THPT Xuân Khanh ở xa thị xã Sơn Tây, nhân dân quanh khu vực trường chủ yếu là nông dân, họ chưa thực sự quan tâm đến học tập của con cái và họ vẫn còn tư duy theo kiểu cũ chỉ cần con cái họ thông thạo mặt chữ, biết chữ, biết tính toán là được. Chất lượng đầu vào thấp (thấp hơn các trường THPT Sơn Tây, THPT Tùng thiện khoảng từ 12 đến 26,5 điểm). Với học sinh muốn vào trường THPT Xuân khanh thì chỉ cần đạt học lực: khá, hạnh kiểm khá 4 năm ở cấp THCS thì điểm thi trung bình hai môn văn và toán là 3 là được. Điều này cho thấy, TCM chưa thực hiện tốt các công tác quản lý hoạt động TCM một cách có chiều sâu và khoa học.

Trường THPT Tùng Thiện bước đầu thực hiện tốt một số quy trình quản lý TCM đi vào thực chất nên chất lượng đội ngũ có chuyển biến rõ rệt, mặt dù đội ngũ GV trẻ nhiều nhưng chất lượng đội ngũ GV ngày được gia tăng (biểu hiện bằng số GV giỏi cấp thành phố đạt được trong bảng kết quả khảo sát). Tuy nhiên, do số lượng giáo viên cốt cán ở các bộ môn còn ít vì sự đào tạo, bồi dưỡng các giáo viên ở các TCM chưa được coi trọng, một bộ phận nhỏ giáo viên chưa tích cực đổi mới PPDH để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy,

trình độ ngoại ngữ, tinh thần chủ động, sự sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên chưa cao. Các TCM còn chưa hoạt động hiệu quả trong công tác quản lý việc bồi dưỡng học sinh giỏi nên chất lượng đào tạo học sinh mũi nhọn và học sinh đại trà chưa đạt kết quả cao, nhưng hơn rất nhiều so với trường THPT Xuân Khanh ở số lượng HSG cấp thành phố và tỷ lệ HS thi đỗ đại học.

Như vậy, có thể thấy rõ chất lượng dạy học phụ thuộc rất nhiều vào vai trò quản lý các hoạt động của TCM. Sự hạn chế trong nhận thức tư tưởng, trong nghiệp vụ quản lý, trong công tác tổ chức, trong việc phối hợp các biện pháp quản lý của TTCM làm cho TCM chỉ dừng lại ở việc điều hành theo chỉ đạo và chức trách. Do vậy, nếu TTCM nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động TCM và có nghiệp vụ quản lý để đề xuất ra những biện pháp quản lý hữu hiệu tác động trực tiếp đến các GV thì sẽ tạo ra động lực thúc đẩy nhanh chóng việc nâng cao năng lực chuyên môn của GV, đó chính là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng dạy học đáp ứng với chiến lược GD đến 2020.

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở CÁC

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội luận văn ths g (Trang 67 - 71)