Để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong các trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà nội, tác giả dùng phiếu khảo sát các nội dung chính sau:
- Khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây về tầm quan trọng của những nội dung quản lý tổ chuyên môn
- Khảo sát thực trạng các nội dung quản lý cụ thể đối với tổ chuyên môn, mức độ thực hiện các nội dung đó.
Riêng với trường THPT Sơn Tây, với đặc thù là trường bán chuyên nên việc quản lý việc dạy và học của giáo viên và học sinh chuyên, việc quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động của tổ chuyên môn cần quản lý và đổi mới, do vậy tác giả dùng thêm phiếu khảo sát:
- Khảo sát thực trạng công tác dạy- học và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi dành cho hai đối tượng: Giáo viên dạy chuyên và học sinh chuyên trường THPT Sơn Tây.
Khảo sát nhận thức về vai trò quan trọng của các nội dung quản lý đối với cán bộ quản lý, tác giả sử dụng phiếu đánh giá có 4 mức độ và tính điểm theo mỗi mức độ: Rất cần thiết: 4 điểm, cần thiết: 3 điểm, bình thường: 2 điểm, không cần thiết: 1 điểm.
Khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động của tổ chuyên môn, tác giả sử dụng phiếu đánh giá với 5 mức độ và tính điểm: Rất tốt: 5 điểm, tốt: 4 điểm, trung bình: 3 điểm, chưa tốt: 2 điểm, yếu: 1 điểm.
Tính điểm trung bình của 2 bảng trên theo công thức:
n K D D i i
Trong đó D: Điểm trung bình; Di điểm của mức độ Di; Ki: Số người cho điểm ở mức Di; n: Tổng số người tham gia đánh giá
Khảo sát thực trạng công tác dạy- học và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi dành cho hai đối tượng: Giáo viên dạy chuyên và học sinh chuyên trường THPT Sơn Tây, tác giả đã sử dụng phiếu hỏi có kèm theo bảng hỏi với mục đích điều tra công tác áp dụng đổi mới phương pháp dạy học đối của giáo viên dạy môn chuyên, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Trong bảng hỏi dành cho hai đối tượng giáo viên dạy chuyên và học sinh chuyên, tác giả sử dụng các mức độ: thường xuyên, thỉnh thoảng, không bao giờ và tính điểm theo tỷ lệ %
(%) A= 100
n Ai
Trong đó %(A) tỷ lệ % số người tính theo một mức độ, A: Tổng số người lựa chọn mức độ Ai , n: Tổng số người tham gia đánh giá.
Để khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý về vai trò quan trọng của các nội dung quản lý của tổ chuyên môn, tác giả sử dụng phiếu hỏi với 09 cán bộ quản lý ( 03 hiệu trưởng; 06 phó hiệu trưởng) của 3 trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà nội.
Để khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động của tổ chuyên môn trong 3 trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây tác giả đã lấy ý kiến của 9 cán bộ quản lý và 130 giáo viên thuộc 3 trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây (cũng có những mục không khảo sát đủ số giáo viên như: Khảo sát thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tác giả chỉ khảo sát 50 giáo viên các trường đã tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hoặc khảo sát thực trạng quản lý việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học tác giả cũng khảo sát 50 giáo viên thuộc các bộ môn Lý, Hóa , Sinh, Ngoại ngữ, địa lý, lịch sử)
Với trường THPT Sơn Tây, ngoài nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi cấp thành phố như hai trường THPT Tùng Thiện và THPT Xuân Khanh, thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp quốc tế được đặc biệt chú trọng và cấp thiết, do vậy tác giả đã dùng thêm các phiếu khảo sát để điều tra thực trạng công tác dạy- học và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các bộ môn chuyên. Tác giả đã khảo sát riêng 110 học sinh (thuộc các lớp 12 Toán, 12 Hóa, 11 Văn, 11 Sử, 10 Sinh) và 27 giáo viên đang tham gia giảng dạy các môn chuyên của trường THPT Sơn Tây.
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát nhận thức TT Nội dung Mức độ nhận thức Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Điểm TB Thứ bậc 1 Quản lý việc lập kế
hoạch tổ chuyên môn
9 0 0 0 4 1
2 Quản lý việc phân nhiệm cho các thành viên
7 2 0 0 3,78 3
3 Quản lý việc thực hiện chương trình, thực hiện kế hoạch cá nhân của giáo viên
1 3 5 0 2,56 8
4 Quản lý việc soạn bài, giờ dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học sinh của giáo viên
2 3 4 0 2,78 7
5 Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên
1 5 4 0 3 6
6 Quản lý việc sử dụng và xin bổ xung thiết bị, dụng cụ dạy học
0 2 7 0 2,22 10
7 Quản lý nội dung, chương trình sinh hoạt tổ chuyên môn: hội thảo, chuyên đề…
3 4 2 0 3,11 5
8 Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
0 3 6 0 2,33 9
9 Quản lý công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
5 3 1 0 3,44 4
10 Quản lý hồ sơ chuyên môn của tổ
Qua kết quả điều tra trong bảng thể hiện nhận thức của các cán bộ quản lý các trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà nội. Tất cả các cán bộ quản lý đều coi trọng quản lý lập kế hoạch hoạt động cho TCM của TTCM. Ngoài ra, công tác quản lý phân nhiệm cho các thành viên trong tổ và công tác quản lý hồ sơ chuyên môn cá nhân, công tác quản lý việc thực hiện chương trình dạy học, thực hiện kế hoạch cá nhân của giáo viên của TTCM cũng được chú trọng. Điều này thật dễ hiểu vì đây chính là các biện pháp quản lý hành chính.
Công tác quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên được các cán bộ quản lý coi trọng vì để đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong thời đại hiện nay là tạo ra nguồn nhân lực không chỉ có năng lực chuyên môn vững vàng mà phải có phẩm chất của con người hiện đại thì việc thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa của học sinh là yêu cầu quan trọng đối với mỗi nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng giáo dục ( qua hai mặt học tập và hạnh kiểm của học sinh và chất lượng học sinh giỏi cấp thành phố, cấp quốc gia, quôc tế), nên các cán bộ quản lý các trường cũng rất coi trọng việc quản lý việc bồi dưỡng học sinh giỏi của các tổ chuyên môn.
Để nâng cao chất lượng dạy học, ngoài đổi mới phương pháp dạy học thì một trong những biện pháp là quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và quản lý việc sử dụng và xin bổ xung thiết bị, dụng cụ dạy học lại bị một số cán bộ quản lý ở các trường THPT coi nhẹ điều này dẫn đến khả năng làm việc theo nhóm và việc sử dụng các thiết bị dạy học nâng cao hiệu quả dạy học ở một số trường còn chưa cao.
Trong hoạt động giảng dạy của nhà trường, BGH trực tiếp giám sát hoạt động giảng dạy của giáo viên theo phân phối chương trình thông qua sổ đầu bài của từng lớp học và sổ báo giảng của giáo viên, sổ điểm của lớp học, cho nên các cán bộ quản lý cho rằng: Quản lý việc soạn bài, giờ dạy, kiểm tra
đánh giá kết quả học sinh của giáo viên không trong phạm vi quản lý của tổ chuyên môn (6)
Khảo sát riêng trường THPT Sơn Tây từ năm học 2009- 2010 đến nay, quan điểm quản lý TCM đã được BGH nhận thức đúng đắn. Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần tập trung vào: Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học, thực hiện kế hoạch cá nhân, quản lý việc soạn bài, giờ dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học sinh của giáo viên. Đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên phải đi kèm với việc sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống và hiện đại mới đem lại hiệu quả cao trong dạy học, cho nên việc quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học là thực sự cần thiết đối với TCM. Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được BGH nhà trường đặc biệt quan tâm. Những hoạt động này, được triển khai về TCM và TTCM trực tiếp lập kế hoạch và đề ra các biện pháp thực hiện.
Tóm lại, qua phân tích kết quả điều tra tác giả nhận thấy nhận thức của cán bộ quản lý cơ bản đã nhận thức đúng đắn những nội dung mà TCM cần quản lý, tuy nhiên một số cán bộ quản lý vẫn còn bộc lộ những hạn chế đó là chú trọng tới những biện pháp hành chính, nề nếp bề nổi, chưa chú trọng tới nội dung quản lý tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học.
Việc khảo sát các nội dung hoạt động của TCM thông qua các biện pháp mà các tổ chuyên môn triển khai thực hiện ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thu được kết quả như sau:
Bảng 2.2: Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch của TCM TT Biện pháp quản lý việc lập kế hoạch Tổ chuyên môn Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt T.B Chưa tốt Yếu Điểm TB Thứ bậc 1 Cụ thể hóa nhiệm vụ năm học và nghị quyết hội đồng chuyên môn
18 20 22 35 35 2,62 6
2 Xây dựng những chỉ tiêu cụ thể về chất lượng giảng dạy.
25 45 30 22 8 3,44 1
3 Xây dựng những chỉ tiêu cụ thể cho từng nhóm CM, cá nhân.
25 48 12 35 10 3,33 2
4 Chỉ đạo lên kế hoạch cho từng tháng, tuần.
10 30 46 36 8 2,98 5
5 Chỉ đạo việc lên các kế hoạch nhỏ trong năm học: kế hoạch hội thảo, chuyên đề, kế hoạch thi Giáo viên dạy giỏi…
20 25 48 25 12 3,12 4
6 Tổ chức kiểm tra dân chủ
25 30 48 27 10 3,25 3
7 Sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch để đánh giá xếp loại tổ và điều chỉnh.
40 35 17 18 20 3,44 1
Qua kết quả điều tra cho thấy, các tổ chuyên môn (cụ thể là TTCM) đều dựa vào nhiệm vụ năm học của nhà trường, dựa vào các quy định cụ thể về số lượng các loại kế hoạch và nội dung cần đạt được của các TCM mà BGH quy định để xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM theo từng tháng trong năm học. TTCM chỉ đạo công tác xây dựng những chỉ tiêu cụ thể về
chất lượng giảng dạy của tổ, xây dựng những chỉ tiêu cụ thể cho từng nhóm CM, cá nhân. Các cá nhân trong tổ tự lập kế hoạch hoạt động của mình. Các nội dung trên được đánh giá là tốt ở các tổ chuyên môn ở trường THPT Sơn Tây, đa số các tổ bộ môn ở trường THPT Xuân Khanh còn thực hiện yếu từ khâu lên kế hoạch, triển khai kế hoạch và kiểm tra đánh giá. Biện pháp tổ chức kiểm tra dân chủ nhiệm vụ xây dựng kế hoạch của cá nhân, tổ nhóm CM được TCM, BGH trực tiếp kiểm tra.
Việc chỉ đạo lên kế hoạch cho từng tháng được thực hiện tốt ở các TCM, tuy nhiên kế hoạch theo tuần ở một số tổ chuyên môn mang tính hình thức vì khi thực hiện kế hoạch chỉ dựa vào kế hoạch hàng thàng của nhà trường cho nên chất lượng thực hiện kế hoạch tổ ở một số TCM không đúng với kế hoạch ban đầu đã đề ra, do đó kết quả thực hiện chưa cao.
Bảng 2.3: Thực trạng quản lý sử dụng đội ngũ giáo viên tổ chuyên môn TT Những căn cứ để phân
công nhiệm vụ cho đội ngũ giáo viên trong TCM Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt T.B Chưa tốt Yếu Điểm TB Thứ bậc 1 Căn cứ vào năng lực
của GV
40 50 32 8 0 3,93 3
2 Căn cứ vào chuyên ngành đào tạo
100 30 0 0 0 4.76 1
3 Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện của tổ chuyên môn
82 27 21 0 0 4,47 2
4 Căn cứ vào nguyện vọng của GV
10 50 58 12 0 3,45 4
Trong nhà trường, BGH thường ủy quyền việc phân công nhiệm vụ cho các giáo viên cho TTCM. Qua khảo sát thực trạng sử dụng đội ngũ giáo viên của TCM tại các trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây nhận thấy: Các
TCM đã có những căn cứ hợp lý: Căn cứ vào năng lực của GV, căn cứ vào nguyện vọng của GV, căn cứ vào chuyên ngành đào tạo để sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên trong tổ, tạo được môi trường làm việc tích cực tích cực phát huy tối đa khả năng lao động của đội ngũ giáo viên. Viêc phân nhiệm được các tổ, các nhóm bàn bạc chi tiết lên phương án tối ưu cho việc sử dụng đội ngũ giáo viên. Việc phân công giảng dạy do đề xuất của các TCM được BGH tôn trọng nên đã động viên được GV trong trường tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và công tác.
Bảng 2.4: Kết quả thực hiện chương trình dạy học TT Biện pháp: Quản lý
việc thực hiện chương trình, thực hiện kế hoạch cá nhân của GV
Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt T.B Chưa tốt Yếu Điểm TB Thứ bậc 1 Đưa ra những tiêu chuẩn và thực hiện việc xây dựng chương trình dạy học.
27 68 35 0 0 3,94 4
2 Đề ra những tiêu chuẩn trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân.
23 80 27 0 0 3,97 3
3 Tổ chuyên môn kiểm tra định kỳ việc thực hiện chương trình và kế hoạch cá nhân. 75 45 10 0 0 4,5 2 4 Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá xếp loại GV và để điều chỉnh. 86 36 8 0 0 4,6 1
Các giáo viên thực hiện chương trình giảng dạy, thực hiện kế hoạch cá nhân được sự chỉ đạo và giám sát của TCM và của BGH nhà trường nên được đánh giá là tốt. Hàng năm, TCM, BGH nhà trường có kế hoạch kiểm tra. Kết
quả kiểm tra dùng để đánh giá xếp loại GV và để điều chỉnh lại việc thực hiện chương trình dạy học, đây là hai công việc mà TCM của các trường đều thực hiện tốt. Tuy nhiên việc đưa ra những tiêu chuẩn để việc xây dựng chương trình dạy học với mỗi GV và đưa ra những tiêu chuẩn trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân ở các TCM ở trường THPT Xuân Khanh còn làm chưa thật tốt.
Bảng 2.5: Thực trạng quản lý việc soạn bài, quản lý giờ dạy, quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh của GV
TT
Biện pháp quản lý việc soạn bài, quản lý giờ dạy, quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh của GV Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt T.B Chưa tốt Yếu Điểm TB Thứ bậc 1 Đề ra những quy định cụ thể về soạn một bài dạy: Xác định mục tiêu bài dạy theo 3 bậc 11 21 52 33 13 2,88 7 Thống nhất nội dung dạy học phải đảm bảo thỏa mãn mục tiêu bài dạy 37 43 82 5 0 4,72 1 Lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức dạy học phù hợp 24 36 51 11 8 3,44 5 2 Đề ra các tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy của GV
21 18 49 25 17 3,01 6
3 Đề ra các hình thức kiểm tra phù hợp.
37 41 37 15 0 3,77 4
4 Tổ chuyên môn kiểm tra định kỳ. 47 52 15 10 6 3,95 3 5 Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá xếp loại GV và điều chỉnh 57 56 17 0 0 4,31 1
Do quan niệm, việc quản lý quản lý việc soạn bài, quản lý giờ dạy, quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh của GV được nhà trường trực tiếp kiểm tra thông qua sổ báo giảng, sổ đầu bài, số điểm của lớp