Định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG cán bộ QUẢN lý cấp xã HUYỆN PHÙ cừ, TỈNH HƯNG yên (Trang 88 - 117)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 Định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản

cấp xã tại huyện Phù Cừ

4.3.1 Quan đim và định hướng

* Quan điểm

Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã phải dựa trên các quan điểm, nguyên tắc của công tác cán bộ nói chung và phải phù hợp với đặc điểm, tình hình cơ sở. Thể hiện qua các quan điểm chính sau:

Th nht:Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, quản lý cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị.

Th hai: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã phải xuất phát từ vai trò, vị trí của các chức danh, đồng thời phải phù hợp với tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Phù Cừ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81

Th ba: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã cần phải có quá trình, quán triệt chủ trương, chính sách cán bộ, phải làm tốt các khâu như quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, luân chuyển, kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ.

Th tư: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã phải gắn với quy trình đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

* Phương hướng

- Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý xã, thị trấn phải đảm bảo tiêu chuẩn và cơ cấu theo quy định của Trung ương và của tỉnh đã được huyện cụ thể hóa theo quy trình, quy chế. Trên cơ sở cơ cấu phù hợp, cần phải coi trọng và đảm bảo được tiêu chuẩn, lấy tiêu chuẩn làm gốc.

- Cần phải chủđộng ngăn chặn giải quyết kịp thời, tận gốc những nguyên nhân tiêu cực trong đội ngũ và công tác cán bộ. Kiên quyết thay thế những cán bộ quản lý xã, thị trấn sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, yếu kém về năng lực, mất đoàn kết nội bộ, uy tín thấp trong cán bộđảng viên và nhân dân.

- Luôn gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý xã, thị trấn với việc đổi mới cơ chế, chính sách, phương thức, lề lối làm việc. Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý xã, thị trấn theo hướng trẻ hóa, chú ý tạo nguồn cán bộ, đồng thời phải kết hợp các độ tuổi, đểđảm bảo tính kế thừa và phát triển.

- Tiếp tục đổi mới chính sách cán bộ theo khả năng hiện có để tạo sự ổn định, yên tâm công tác, có chính sách thu hút cán bộ về cơ sở làm việc. Có phương pháp khách quan, quy trình chặt chẽ, phát huy dân chủ, dựa vào tập thể và nhân dân để tuyển chọn cán bộđủ tiêu chuẩn đáp ứng được nhu cầu đổi mới hiện nay.

- Rà soát và hoàn chỉnh quy chế làm việc của các tổ chức trong hệ thống chính trị, đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ. Thực hiện công tác luân chuyển cán bộ và chế độ chính sách đối với cán bộ thuộc diện luân chuyển. Quy định cụ thể về quyền lợi, nghĩa vụ để thực hiện chủ trương điều động, biệt phái cán bộ tỉnh, huyện về xã, thị trấn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82

đồng thời thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộở cơ sở, coi đây là một trong những nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo. Những chủ trương, chính sách về cán bộ, việc tuyển chọn, đánh giá, bố trí, sử dụng, điều động, đề bạt, khen thưởng, xử lý cán bộ phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, nhất thiết phải do cấp có thẩm quyền quyết định theo đa số, cá nhân phải chấp hành quyết định của tập thể, tổ chức đảng cấp dưới phải chấp hành quyết định của tổ chức đảng cấp trên.

* Mục tiêu:

Về vấn đềđổi mới công tác cán bộ huyện Phù Cừđến năm 2015, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2010-2015 nhấn mạnh: Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ. Bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộđương chức và cán bộ kế cận đến năm 2015 và những năm tiếp theo đảm bảo hợp lý, cân đối giữa các ngành, lĩnh vực công tác. Phấn đấu đến năm 2015, đối với cán bộ quản lý cấp xã:

- 100% cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định:

+ 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc;

+ 80% cán bộ quản lý có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên;

+ 70 đến 80% cán bộ quản lý thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.

- 100% cán bộ công chức cấp xã, thị trấn có trình độ lý luận trung cấp trở lên... Nâng cao chất lượng cán bộ trong hệ thống chính trị bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ CNH-HĐH.

- Đảm bảo hợp lý cơ cấu cán bộ nữ trong hàng ngũ cán bộ quản lý.

4.3.2 Các gii pháp

4.3.2.1 Công tác đào tạo, bồi dưỡng

* Mục tiêu của giải pháp: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp xã nhằm từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý có tư duy đổi mới, có kiến thức, có phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 Trong phần mục tiêu nhiệm vụ 2011-2015 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở cũng là mục tiêu nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân, của các cấp các ngành trong thời gian tới”. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu khó lường như trong tình hình hiện nay.

* Biện pháp thực hiện mục tiêu: Để thực hiện được những nhiệm vụ trên thì cán bộ cấp cơ sở phải được quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng một cách bài bản - khoa học bởi cán bộ cấp cơ sở là người trực tiếp nhất trong việc đưa các chủ trương, chính sách đến với nhân dân, chăm lo đời sống người dân. Chính vì thế, cần đưa ra giải pháp phù hợp, kịp thời nhằm xây dựng và chuẩn hóa chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã.

Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đến hiệu quả lãnh đạo, quản lý điều hành. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở cần thực hiện theo hướng vừa đào tạo cơ bản, toàn diện, có hệ thống, vừa bồi dưỡng theo chức danh, thường xuyên cập nhật những vấn đề mới về lý luận, thực tiễn và nghiệp vụ công tác phải hướng vào đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý gắn với cương vị và chức trách cán bộ.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chuẩn hóa đội ngũ theo chức danh, trang bị bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý điều hành, tạo điều kiện cho cán bộ cấp xã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giaohuyện Phù Cừ cần làm tốt những nội dung trọng tâm sau đây:

- Cần xây dựng kế hoạch toàn diện, chủ động đào tạo mới, đào tạo lại số công chức đã qua đào tạo để đáp ứng được yêu cầu công việc, đào tạo phải gắn với quy hoạch, gắn với đầu ra, cần xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng loại công chức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84 trong từng năm. Chú trọng bồi dưỡng phẩm chất chính trị với nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực thực tiễn, phương pháp, kỹ năng xử lý tình huống.

- Đối với cán bộ cấp xã dưới 40 tuổi đủ tiêu chuẩn về văn hoá nhưng thiếu kiến thức khác thì đào tạo bổ sung những kiến thức còn thiếu. Thời gian đào tạo từ ngắn hạn đến trung hạn.

- Đối với cán bộ quản lý cấp xã sắp đến tuổi nghỉ hưu mà thiếu tiêu chuẩn kiến thức chuyên môn cần bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn cho họ, khuyến khích họ phát huy kinh nghiệm công tác, dìu dắt lớp trẻ. Với đối tượng này chỉ nên bồi dưỡng ngắn hạn.

- Chú trọng đào tạo bồi dưỡng các kiến thức còn thiếu cho các cán bộ nguồn theo các chức danh chuẩn bị cho việc bổ sung, thay thế khi cần thiết.

- Hình thức đào tạo: Áp dụng linh hoạt các hình thức đào tạo. Đào tạo tập trung, đào tạo ngắn hạn, đào tạo tại chỗ, mang lớp về tận thôn nếu có thể, ứng dụng thực hành các kiến thức đào tạo ngay tại địa phương. Tổng kết kinh nghiệm, xây dựng mô hình đào tạo phù hợp để nhân rộng trên địa bàn huyện.

- Tiến hành đổi mới nội dung, hình thức, phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nội dung đào tạo cần tập trung vào các lĩnh vực cụ thể, chương trình đào tạo phải sát thực, lý thuyết phải đi đôi với thực hành, giảng viên cần có kỹ năng trong việc truyền đạt kiến thức tới người nghe, trong quá trình truyền đạt lý thuyết cần liên hệ thực tiễn, lấy dẫn chứng cụ thể để minh chứng giúp học viên tiếp thu nhanh và hiệu quả nội dung, chương trình được đào tạo, bồi dưỡng.

- Bên cạnh chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ngạch bậc thì cũng cần phải nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp công tác, công vụ cho đội ngũ công chức cơ sở như kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổng hợp và tư duy, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giao tiếp… nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụđất nước, phụng sự nhân dân.

- Gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ. Những cán bộđược đào tạo, bồi dưỡng về chuyên ngành nào sử dụng đúng chuyên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85 môn để phát huy kiến thức được học. Mạnh dạn sử dụng cán bộ, công chức trẻ, có triển vọng phát triển đã được đào tạo đủ chuẩn chức danh.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Các cấp lãnh đạo sâu sát kiểm tra từ khâu xây dựng kế hoạch đến quá trình thực hiện. Kịp thời phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm, có những điều chỉnh, bổ sung phù hợp.

- Đối với các cơ sở đào tạo (Trường chính trị tỉnh Hưng Yên, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Phù Cừ, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Phù Cừ và một số cơ sở đào tạo khác) cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan về kế hoạch mở lớp đào tạo, bồi dưỡng hằng năm cho cán bộ, công chức đồng thời cần tập trung thực hiện tốt những vấn đề sau:

+ Riêng đối với các HTX DVNN hàng năm huyện xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ HTX đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt; mời các chuyên gia giỏi, các nhà quản lý có kinh nghiệm tham gia giảng dạy khoá tập huấn cán bộ HTX.

+ Cần có sự phân công phân cấp rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giữa Liên minh HTX với các trường đào tạo cán bộ.

+ Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cần được tiến hành thường xuyên, liên tục; đa dạng hóa hình thức, địa điểm đào tạo, nội dung đào tạo và bồi dưỡng cần phải phù hợp với nhu cầu đào tạo; mở rộng quan hệ hợp tác đào tạo cán bộ với các nước trên thế giới.

+ Phải đổi mới và nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên. + Cần phải rà soát, kiểm tra đánh giá nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng để loại bỏ những kiến thức lạc hậu không có tính thực tiễn, bổ sung kịp thời kiến thức mới, thiết thực đối với cán bộ cấp xã.

+ Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, máy móc hỗ trợ cho giảng viên áp dụng phương pháp hiện đại vào giảng dạy, tăng cường đầu tư sách báo, tài liệu để phục vụ quá trình giảng dạy. Bố trí số lượng học viên trong một lớp phải khoa học, hợp lý, tránh hiện tượng đánh trống ghi tên rồi cấp chứng chỉ.

+ Tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu về cán bộ cơ sở, nội dung chuyên đề về cán bộ cấp xã, về phương pháp giảng dạy cán bộ cấp xã.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86

4.3.2.2 Đổi mới công tác quy hoạch cán bộ gắn với đào tạo, bồi dưỡng

* Mục tiêu của giải pháp: nhằm xác định nguồn cán bộ kế cận, tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ phù hợp với từng vị trí công việc góp phần nâng cao hiệu quả công tác của mỗi cán bộ quản lý trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

* Biện pháp thực hiện mục tiêu:

Để quy hoạch cán bộ tốt các cấp ủy Đảng cần:

- Xác định nguồn cán bộ kế cận: Mỗi chức danh cần quy hoạch từ hai đến ba cán bộ kế cận, nguồn cán bộ kế cận được tuyển chọn không chỉ từ cán bộ thôn, các đoàn thể quần chúng mà còn phải được mở rộng đến các đối tượng là người đã tốt nghiệp đại học – cao đẳng có tuổi đời trên dưới 30, hiện đang làm việc ở các cơ quan tổ chức khác. Nếu mở rộng ra như vậy sẽ thu hút được những người có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn phù hợp với những vị trí quản lý sau này bổ sung vào nguồn kế cận.

- Khi tuyển chọn được nguồn cán bộ kế cận, tuỳ theo khả năng của từng cán bộ và theo nhu cầu của từng chức danh, có kế hoạch đào tạo – bồi dưỡng và dìu dắt họ, phục vụ thiết thực cho công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo ở địa phương góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.

- Trong quy hoạch phải bám sát nhu cầu thực tế và có tính khả thi cao, chất lượng và cơ cấu của quy hoạch cần đảm bảo yêu cầu về trình độ năng lực cũng như cân đối về tỷ lệ cán bộ quản lý nam – nữ trong các đơn vị cấp xã.

- Khi tiến hành quy hoạch phải công khai, dân chủ, tôn trọng ý kiến tập thể và quyết định theo đa số. Bên cạnh đó cần quan tâm giúp đỡ đảng viên trẻ trong việc học tập, rèn luyện phấn đấu trở thành cán bộởđịa phương.

- Phải xuất phát trên công việc để chọn người cho phù hợp, tránh tư tưởng chủ quan vì con người mà bố trí công việc. Vì vậy quy hoạch cán bộ phải chọn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG cán bộ QUẢN lý cấp xã HUYỆN PHÙ cừ, TỈNH HƯNG yên (Trang 88 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)