Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG cán bộ QUẢN lý cấp xã HUYỆN PHÙ cừ, TỈNH HƯNG yên (Trang 50 - 51)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.3Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

* Thun li:

- Với điều kiện tự nhiên địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu, thủy văn ổn định, lực lượng lao động dồi dào, là nơi tiếp giáp với hai tỉnh Hải Dương và Thái Bình, do vậy có điều kiện thuận lợi về giao lưu kinh tế, khai thác thị trường trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch mạnh mẽ, phù hợp với yêu cầu của thị trường cũng như xu hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung; từ một huyện thuần nông sang công nghiệp, thương mại dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Nhiều loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất hiện thực hiện khâu bao tiêu sản phẩm đầu ra cho sản xuất nông nghiệp đồng thời gắn với cung ứng và chế biến hàng nông sản.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 - Đảng bộ và nhân dân có truyền thống cách mạng đoàn kết, sáng tạo đang có chuyển biến tích cực trong nhận thức về kinh tế thị trường, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất kinh doanh.

- Tiềm năng đất đai và nguồn lực lao động dồi dào là những lợi thế để phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳđổi mới nhất là sau 15 năm tái lập huyện.

- Quy mô các xã, thị trấn trên địa bàn huyện nhỏ lại ở gần nhau nên cán bộ các xã, thị trấn có thể học hỏi lẫn nhau, kinh nghiệm của xã này có thể truyền sang xã khác một cách dễ dàng vì giữa các xã, thị trấn không có sự khác biệt quá lớn vềđiều kiện tự nhiên cũng như điều kiện xã hội.

* Khó khăn:

Là một huyện thuần nông ít lợi thế, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm, trình độ người lao động chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả lao động chưa cao.

Đó cũng là một trong những lý do đòi hỏi trong thời gian tới lãnh đạo các cấp, các ngành trong toàn huyện Phù Cừ cần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tích cực chủ động tranh thủ mọi nguồn lực, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững, củng cố an ninh quốc phòng. Phấn đấu đến năm 2015 là huyện trung bình khá của tỉnh, tạo cơ sở đến năm 2020 trở thành huyện công nghiệp và dịch vụ. Muốn vậy, cần phải nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong toàn huyện nói chung và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã nói riêng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG cán bộ QUẢN lý cấp xã HUYỆN PHÙ cừ, TỈNH HƯNG yên (Trang 50 - 51)