3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin
3.2.2.1 Thu thập tài liệu thứ cấp
Đề tài sẽ sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp gồm các thông tin vềđặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình dân số, lao động, việc làm, số lượng cán bộ quản lý cấp xã đang công tác trên địa bàn huyện, các văn bản chính sách liên quan đến việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ... những tài liệu này được thu thập tại các phòng chuyên môn thuộc Huyện ủy, UBND huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, các Website chính thức, các tạp chí, sách báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã được công bố... các số liệu này nhằm góp phần làm rõ hơn về thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý hiện nay. Từ đó giúp tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để làm tốt công tác nâng cao chất lượng cán bộ quản lý cấp xã thuộc huyện Phù Cừ nói riêng cũng như trên toàn tỉnh Hưng Yên nói chung.
3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn cán bộ quản lý cấp xã và người dân của 3 xã trên địa bàn huyện. Đây sẽ là những căn cứ thực tế nhất nhằm đánh giá và phản ánh được thực tế của địa phương, góp phần hoàn thiện hơn một số lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý.
- Số liệu sơ cấp sẽđược thu thập bằng phương pháp điều tra chọn mẫu:
- Phỏng vấn điều tra trực tiếp: tổng số mẫu điều tra là: 222 người, trong đó:
+ Điều tra cán bộ quản lýcấp xã: 42 người (điều tra 3 xã, 2 xã Quang Hưng và Tống Phan mỗi xã điều tra 13 người; xã Đình Cao điều tra 16 người. Cách thức điều tra: Phát phiếu điều tra trực tiếp đến 14 chức danh cán bộ quản lý tại 3 xã nghiên cứu).
Nội dung điều tra: Các thông tin chung được khảo sát gồm: trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ tin học, trình độ quản lý nhà nước, sức khỏe, kết quả giải quyết công việc, công tác thu hút nhân tài, công tác đào tạo và bồi dưỡng, công tác quy hoạch, công tác đánh giá cán bộ quản lý hàng năm.
- Điều tra người dân: 180 người có độ tuổi từ 18 trở lên (điều tra 3 xã, mỗi xã điều tra 60 người. Cách thức điều tra: Phát phiếu điều tra tại các Hội nghị do các đơn vị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức trên địa bàn 3 xã nghiên cứu):
Nội dung điều tra: Các thông tin chung được khảo sát gồm: phẩm chất đạo đức chính trị (lập trường tư tưởng, đạo đức lối sống, sự tín nhiệm của nhân dân và uy tín trước tập thể, cộng đồng), năng lực giải quyết công việc.Đây là những ý kiến phản biện xã hội rất có hiệu quả trong công tác đánh giá khả năng hay mức độ giải quyết công việc của mỗi người cán bộ.
Các số liệu này sẽ giúp cho người nghiên cứu hiểu sâu hơn những tâm tư người dân về chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã hiện nay, từ đó định hướng và đề ra được giải pháp hay để giải quyết những vấn đề tồn tại hiện nay.