Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG cán bộ QUẢN lý cấp xã HUYỆN PHÙ cừ, TỈNH HƯNG yên (Trang 54 - 71)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.3Phương pháp xử lý số liệu

- Căn cứ số phiếu điều tra thu được, tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh lại trước khi tổng hợp.

- Tổng hợp và xử lý thông tin, sử dụng các công cụ tính toán trên phần mềm EXCEL để tính toán số liệu, tỷ lệ %, vẽ bảng biểu minh họa.

3.2.4 Phương pháp phân tích

- Thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm của cán bộ quản lý cấp xã, tình hình sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã và những thuận lợi và khó khăn trong quá trình công tác.

- Thống kê so sánh: Phương pháp này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, lượng hoá thông qua hệ thống chỉ tiêu.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn, thu thập thông tin thông qua hình thức điều tra trực tiếp đầy đủ số cán bộ quản lý cấp xã đứng đầu của 14 chức danh ở 3 địa phương này một số thông tin về cán bộ quản lý của địa phương nhằm phản ánh rõ hơn tình hình bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp xã cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

3.2.5 H thng ch tiêu nghiên cu

* Nhóm ch tiêu th hin cht lượng cán b cp xã

- Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức về quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, sự am hiểu và năng lực thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Phẩm chất đạo đức chính trị. - Trình độ năng lực.

- Khả năng hoàn thành nhiệm vụ. - Sức khỏe.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân

- Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng.

- Thời gian công tác, thời gian đảm nhiệm chức vụ. - Chếđộ chính sách của nhà nước.

- Công tác kiểm tra đánh giá, xếp loại hàng năm. - Công tác tuyển dụng, bầu cử.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng chất lượng cán bộ quản lý cấp xã huyện Phù Cừ

4.1.1 Thc trng cán b qun lý cp xã huyn Phù C

4.1.1.1 Cơ cấu cán bộ quản lý cấp xã phân theo giới tính

Huyện Phù Cừcó tổng số 14 đơn vị, trong đó có 13 xã và 1 thị trấn. Tổng số cán bộ quản lý cấp xã (tương ứng chức vụ theo Nghị Định số: 92/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính phủ và theo Luật HTX năm 2003 và Luật HTX năm 2012) trên địa bàn huyện là 208 người. Cán bộ quản lý cấp xã bao gồm 14 chức danh sau:

a) Bí thư, Phó Bí thưĐảng ủy xã;

b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã; c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã; đ) Bí thưĐoàn Thanh niên xã;

e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã; g) Chủ tịch Hội Nông dân xã;

h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã;

i) Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Trưởng kiểm soát HTX.

Thông qua việc nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cán bộ nam và nữ hoàn toàn không có sự thay đổi qua các năm từ 2011 - 2013, nguyên nhân là do thời điểm nghiên cứu đề tài là ở giữa nhiệm kỳ đại hội (2010 - 2015), mà sự thay đổi lớn nhất chủ yếu thường tập trung ở cuối nhiệm kỳ, nhân sự của khóa cũ sẽđược thay đổi khá nhiều. Từ số liệu của Bảng 4.1 nhìn chung số cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện Phù Cừ có tỷ lệ nam giới chiếm 91,35% còn nữ giới là 8,65% (trong đó Chủ tịch Hội Phụ nữ đã chiếm tỷ lệ đến 6,73%), các chức danh khác tỷ lệ nữ chỉ chiếm có 1,92%, có nhiều chức danh còn không có nữ trong đó có Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch UBND xã, Chủ nhiệm HTX (có thểđây là các chức vụ quan trọng, nhiều việc phải giải quyết, vất vả nên cần nhiều thời gian).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 Bảng 4.1. Tỷ lệ cán bộ quản lý cấp xã theo giới tính từ năm 2011 – 2013 ĐVT: Người STT Cán bộ cấp xã Giới tính Nữ Nam Số lượng % Số lượng % 1 Bí thưĐảng uỷ (13 đ/c kiêm Chủ tịch HĐND, 01 đ/c kiêm Chủ tịch UBND) 0 0 14 100 2 Phó Bí thưĐảng uỷ 0 0 14 100 3 Chủ tịch HĐND 0 0 1 100 4 Phó Chủ tịch HĐND 1 7,14 13 92,86 5 Chủ tịch UBND 0 0 13 100 6 Phó Chủ tịch UBND 0 0 19 100 7 Chủ tịch Hội Nông dân 1 7,14 13 92,86 8 Chủ tịch Hội Phụ nữ 14 100 0 0 9 Chủ tịch Hội CCB 0 0 14 100 10 Chủ tịch Mặt trận tổ quốc 0 0 14 100

11 Bí thưĐoàn Thanh niên 1 7,14 13 92,86

12 Chủ nhiệm HTX 0 0 21 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13 Phó Chủ nhiệm HTX 1 4,76 20 95,26

14 Trưởng kiểm soát HTX 0 0 21 100

Tổng 18 8,65 190 91,35

Nguồn: Phòng Nội Vụ, năm 2013

Ngày nay chúng ta đang hướng đến xã hội nam - nữ bình quyền, vai trò và vị thế của người phụ nữ ngày càng được khẳng định trong xã hội thì tỷ lệ cán bộ quản lý là nữ cần được tăng lên trong các cơ quan, tổ chức chính trị sao cho phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.

Song trên thực tế nam giới có nhiều cơ hội thăng tiến hơn nữ giới, nam giới thường có nhiều điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chấp nhận đi công tác xa tốt hơn so với nữ giới, trong khi nữ giới sau khi lập gia đình thường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

tập trung sinh con, chăm lo việc nhà nên ít nhiều ảnh hưởng tới công việc. Vấn đề này cũng là thực trạng chung của nước ta, ngoài ra vẫn còn có định kiến giới và bất bình đẳng giới, thậm chí có người còn coi thường nữ giới, ít chú trọng sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ một cách chủ động và có kế hoạch. Đặc biệt là ở cơ sở, tư tưởng không muốn làm việc dưới sự lãnh đạo của cán bộ nữ, chỉ phục tùng nam, tư tưởng phong kiến, coi thường phụ nữ trong một số đảng viên, trong một bộphận xã hội và gia đình còn khá nặng. Bên cạnh đó, đôi khi gia đình cũng là một trở ngại đối với phụ nữ khi tham gia công tác ở xã. Nếu như với nam giới, khi tham gia hoạt động xã hội thì được sự ủng hộ và tạo điều kiện của vợ và các thành viên khác trong gia đình, trong khi nữ giới ít nhận được sự ủng hộ hơn bởi quan niệm xưa đối với người phụ nữ nên phụ trách lĩnh vực tề gia nội trợ chứ không phải tham gia vào các hoạt động xã hội.

4.1.1.2 Cơ cấu cán bộ quản lý cấp xã phân theo độ tuổi

Thực tế nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2013 cho thấy số lượng cán bộ quản lý cấp xã hầu như không đổi, công tác kiện toàn, bổ sung được chú trọng thường xuyên và kịp thời. Tỷ lệ về độ tuổi qua bảng 4.2 cho thấy số người có độ tuổi từ 18 – 30 là 2 người chiếm 0,96%; độ tuổi từ 31 – 45 có 45 người chiếm 21,63%; độ tuổi từ 46 – 60 có 151 người chiếm 72,60% và độ tuổi trên 60 tuổi có 10 người chiếm 4,81%.

Như vậy nhóm cán bộ cấp xã có độ tuổi từ 46 trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất, còn những cán bộ cấp xã ở độ tuổi trên 60 tập trung nhiều ở cán bộ Hội CCB và cán bộ quản lý HTX (chiếm 4,81%), độ tuổi từ 18 – 30 lại chiếm tỷ lệ thấp nhất tập trung ở cán bộĐoàn thanh niên (Các chức danh quản lý khác không có ởđộ tuổi này).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

Bảng 4.2. Tỷ lệ cán bộ quản lý cấp xã phân theo độ tuổi từ năm 2011 – 2013

ĐVT: Người TT Diễn giải Tổng số Từ 18 – 30 tuổi Từ 31 – 45 tuổi Từ 46 – 60 tuổi Trên 60 tuổi Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số cán bộ 208 2 0,96 45 21,63 151 72,60 10 4,81 1 Bí thưĐảng uỷ (13 đ/c kiêm Chủ tịch HĐND, 01 đ/c kiêm Chủ tịch UBND) 14 0 0,00 1 7,14 13 92,86 0 0,00 2 Phó Bí thưĐảng uỷ 14 0 0,00 1 7,14 13 92,86 0 0,00 3 Chủ tịch HĐND 1 0 0,00 1 100 0 0 0 0,00 4 Phó Chủ tịch HĐND 14 0 0,00 2 14,29 12 85,71 0 0,00 5 Chủ tịch UBND 13 0 0,00 4 30,77 9 69,23 0 0,00 6 Phó Chủ tịch UBND 19 0 0,00 2 10,53 17 89,47 0 0,00 7 Chủ tịch Hội Nông dân 14 0 0,00 3 21,43 11 78,57 0 0,00 8 Chủ tịch Hội Phụ nữ 14 0 0,00 8 57,14 6 42,86 0 0,00 9 Chủ tịch Hội CCB 14 0 0,00 0 0,00 11 78,57 3 21,43 10 Chủ tịch Mặt trận tổ quốc 14 0 0,00 5 35,71 9 64,29 0 0,00

11 Bí thưĐoàn Thanh niên 14 2 14,29 12 85,71 0 0,00 0 0,00

12 Chủ nhiệm HTX 21 0 0,00 3 14,29 17 80,95 1 4,76

13 Phó Chủ nhiệm HTX 21 0 0,00 1 4,76 18 85,71 2 9,52

14 Trưởng kiểm soát HTX 21 0 0,00 2 9,52 15 71,43 4 19,05

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

Kết quả trên cho thấy việc trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã vẫn chưa được làm quyết liệt, cán bộ cao tuổi thường có lối tư duy cũ, chậm đổi mới. Do đó việc chỉđạo, điều hành trong phát triển kinh tế xã hội còn chậm. Qua điều tra những xã kinh tế phát triển thì một thực tế là cán bộ trẻ giữ các vị trí quản lý rất nhiều, họ lại được đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản. Vì vậy tỉnh, huyện cần có những quy định cụ thể để đưa cán bộ trẻ vào nguồn quy hoạch đồng thời cử đi đào tạo, bồi dưỡng, nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng tốt các vị trí công tác sắp đảm nhiệm.

4.1.1.3 Trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và trình độ quản lý Nhà nước của cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện Phù Cừ

*Kết quả điều tra về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Từ bảng 4.3 cho thấy qua 3 năm số cán bộ quản lý có trình độ trung cấp giảm dần, số cán bộ quản lý cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học tăng lên đáng kể. Cụ thể năm 2011, số cán bộ quản lý cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 2,88% thì năm 2013 số cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học đã lên 10,58%, đa số các cán bộ quản lý cấp xã này được tham gia các lớp học tại chức do các cơ sở đào tạo trong tỉnh liên kết tổ chức. Điều này cho thấy những năm qua Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Huyện ủy, UBND huyện Phù Cừ, chính quyền xã đã rất quan tâm đến việc cử cán bộ quản lý cấp xã tham gia các lớp về chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng tăng. Tuy nhiên, qua đây cũng cho ta thấy tính đến năm 2013 trên địa bàn huyện Phù Cừ tỷ lệ cán bộ quản lý cấp xã chưa được cửđi đào tạo về trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ cao (61,54%).

* Kết quả điều tra về trình độ lý luận chính trị: Từ bảng 4.3 cho thấy số cán bộ có trình độ trung cấp lý luận chính trị ngày càng tăng, trình độ sơ cấp giảm dần. Cụ thể: năm 2011 số cán bộ quản lý cấp xã có trình độ trung cấp lý luận chính trị 43,75% và sơ cấp 26,92%. Đến năm 2013, số cán bộ cấp xã có trình độ trung cấp đã lên đến 56,73% (tăng 12,98%) và số cán bộ có trình độ sơ cấp chỉ còn 23,08% (Giảm 3,84%). Riêng trình độ LLCT cử nhân, cao cấp thì rất hạn chế năm 2013 có 0,48% tăng 0,48% so với năm 2011. Nhìn vào kết quả đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã, huyện Phù Cừ về trình độ LLCT cho thấy sự quan tâm rất lớn của Huyện ủy Phù Cừ. Huyện ủy đánh giá ngày càng cao tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã trong công tác quản lý nhà nước trong thời điểm hiện nay.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

Bảng 4.3. Thực trạng trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị của cán bộ quản lý cấp xã

ĐVT: Người

Diễn giải

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

Số lượng % Số lượng % Số lượng % 2012/2011 2013/2012 BQ

1. Chuyên môn * Tổng số người 208 100,00 208 100,00 208 100,00 100,00 100,00 100,00 Sơ cấp 0 0,00 2 0,96 5 2,40 0,00 250,00 0,00 Trung cấp 58 27,88 55 26,44 53 25,48 94,83 96,36 95,59 Cao đẳng , đại học 6 2,88 9 4,33 22 10,58 150,00 244,44 191,49 Chưa đào tạo 144 69,23 142 68,27 128 61,54 98,61 90,14 94,28 2.Trình độ lý luận 0,00 * Tổng số người 208 100,00 208 100,00 208 100,00 1,00 100,00 10,00 Sơ cấp 56 26,92 52 25,00 48 23,08 0,93 92,31 9,26 Trung cấp 91 43,75 101 48,56 118 56,73 1,11 116,83 11,39 Cao cấp 0 0,00 0 0,00 1 0,48 0,00 0,00 0,00 Chưa đào tạo 61 29,33 55 26,44 41 19,71 0,90 74,55 8,20 Nguồn: Phòng Nội Vụ, năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

* Kết quả điều tra về trình độ kiến thức quản lý nhà nước: Qua bảng 4.4 ta thấy cán bộ quản lý cấp xã đã được tham gia đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tuy nhiên tỷ lệ chỉ đạt ở mức khá 71,63%. Số còn lại chưa được đào tạo, bồi dưỡng nằm chủ yếu ở trong đội ngũ cán bộ quản lý HTX và một số cán bộ khối đoàn thể: Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc là thiếu kiến thức này (chiếm 28,37%). Tuy nhiên theo Luật HTX và Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ thì về tiêu chuẩn của cán bộ quản lý HTX cũng như ở khối đoàn thể thì không bắt buộc. Từ đó dẫn đến cán bộ quản lý các HTX và một số đoàn thể không có kiến thức, không chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng về giải quyết các vấn đề phát sinh của thực tiễn. Một số nơi cán bộ dù đã được đào tạo về kiến thức quản lý nhà nước nhưng lại theo đuổi những cách làm riêng biệt, gắn với lợi ích của địa phương công nhận. Thước đo hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước chưa được chú trọng đúng mức, nghiêng về định lượng hơn là định tính, không đánh giá mà không tính tới lợi ích của toàn xã hội, phá vỡ các chuẩn mực và trật tự được thỏa đáng tác động của các yếu tố môi trường, văn hóa, đạo đức trong quản lý, đây cũng là những khía cạnh dễ gây nên phản ứng từ phía xã hội và thường rất khó khắc phục hậu quả. Để xảy ra hiện tượng này là do việc trang bị kiến thức quản lý nhà nước của một số cán bộ chưa thường xuyên, chưa cập nhật kiến thức pháp luật, các chính sách, chủ trương đường lối mới của Đảng, đây là những kiến thức mà mỗi cán bộ với cương vị khác nhau phải tự trau dồi qua sách báo, tài liệu để làm hành trang cho mình trong quá trình xử lý công việc được giao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

Bảng 4.4. Số cán bộ đã tham gia bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG cán bộ QUẢN lý cấp xã HUYỆN PHÙ cừ, TỈNH HƯNG yên (Trang 54 - 71)