Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG cán bộ QUẢN lý cấp xã HUYỆN PHÙ cừ, TỈNH HƯNG yên (Trang 77)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.1 Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Nhìn chung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cán bộ quản lý cấp xã. Đào tạo, bồi dưỡng là con đường duy nhất để nâng cao kiến thức trong điều kiện đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã đang bị thiếu hụt kiến thức như thời điểm hiện nay.

Trong những năm qua, để đạt được mục tiêu về nâng cao chất lượng cán bộ đã đề ra, Ban Thường vụ Huyện uỷ Phù Cừđã thường xuyên quan tâm, chỉđạo làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã, chú trọng đào tạo về chuyên môn, lý luận chính trị, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ nhằm nâng cao khả năng thực hành, xử lý tình huống đối với từng chức vụ, loại hình công việc. Cụ thể:

Tính từ năm 2011 đến năm 2013, Huyện uỷ, UBND huyện đã chỉ đạo Trung tâm giáo dục thường xuyên phối hợp với các trường Đại học như: Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, Đại học kinh tế quốc dân và trường Chính trị Nguyễn Văn Linh,… mở nhiều lớp trung cấp chuyên môn (02 lớp trung cấp quản lý kinh tế, 02 lớp trung cấp hành chính), mở 03 lớp đại học tại chức ngành luật, kinh tế nông nghiệp, kế toán và quản trị kinh doanh, cử 45 đồng chí cán bộ quản lý cấp xã, thị trấn đi học trung cấp chuyên môn và trung cấp lý luận chính trị nhằm nâng cao trình độ cũng như kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc.

Tuy vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng thời gian qua còn lúng túng nhất là trong công tác quy hoạch, công tác đào tạo lại, chưa xây dựng được chương trình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70

đào tạo công chức một cách khoa học lâu dài, chưa có kế hoạch toàn diện, thiếu chủ động đào tạo mới, đào tạo lại số công chức đã qua đào tạo nên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo cho từng loại công chức trong từng năm. Đào tạo chưa thật sự gắn với quy hoạch, chưa gắn với đầu ra, thậm chí còn tình trạng tự phát, dàn đều. Vì vậy còn tình trạng công chức phải học qua nhiều khoá đào tạo, tốn nhiều thời gian nhưng vẫn thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho công việc. Hệ thống đào tạo còn nhiều bất cập cả về quy mô, cơ cấu nội dung, phương pháp và nhất là về chất lượng chưa đáp ứng kịp những nhu cầu đòi hỏi lớn và ngày càng cao đối với công chức hành chính sự nghiệp. Nội dung đào tạo còn dàn trải, chương trình còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, kỹ năng thực hành không nhiều; phương pháp đào tạo theo kiểu truyền thống, kinh nghiệm truyền đạt của giảng viên hạn chế, học viên là những người đang công tác... dẫn đến người học nhàm chán. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính Nhà nước trong những năm qua chưa hiệu quả, nhất là những lớp ngắn hạn.

Nói chung trong những năm qua công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộđã đạt được những kết quả tốt, công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị được chú trọng, chất lượng các lớp bồi dưỡng được nâng cao, nội dung, chương trình từng bước được cải tiến, thiết thực và sát với cơ sở, đã góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, năng lực và phương pháp công tác cho cán bộ cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trịở mỗi địa phương, đơn vị. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết, cơ bản cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã của huyện Phù Cừ chưa được quan tâm đúng mức, chỉ quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ngạch bậc quy định. Song song với trình độ chuyên môn, thì việc đào tạo kỹ năng, phương pháp làm việc và khả năng tư duy độc lập cũng góp phần không nhỏ vào việc mang lại hiệu quả cao trong thực thi công vụ của mỗi cán bộ quản lý cấp xã.

Theo Trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị huyện Phù Cừ năm 2013 cho biết về số lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý cấp xã từ năm 2011 đến năm 2013 hầu như trong các năm không có sự biến động nhiều, do đây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 là những lớp được tổ chức định kỳ hàng năm, mỗi năm có khoảng 14 đến 16 lớp được mở gồm các lớp dài hạn như Trung cấp quản lý kinh tế, trung cấp hành chính, trung cấp lý luận chính trị mở 01 lớp/năm, lớp đại học tại chức mở 2 lớp/năm; các lớp ngắn hạn (tập huấn, bồi dưỡng) như lớp bồi dưỡng công tác mặt trận tổ quốc và các đoàn thể mở 5 lớp/năm, lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và lớp bồi dưỡng công tác xây dựng đảng mở 3 lớp/năm và đã cử 54 cán bộ quản lý cấp xã, thị trấn theo học các lớp tập huấn, bồi dưỡng. Với số lượng cán bộ quản lý tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng trong 3 năm như vậy là quá ít, trung bình mỗi năm chỉ có 18 cán bộ quản lý theo học. Trong những năm tới mỗi năm nên cử ít nhất 30 đến 35 cán bộ quản lý cấp xã tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng vì mỗi cán bộ quản lý cần được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên mới có thể nâng cao trình độ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụđề ra.

Với số lượng lớp như vậy hàng năm đã phần nào đáp ứng được nhu cầu nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ quản lý nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Nhưng một vấn đề bất cập trong thời đại ngày nay: thời đại công nghệ thông tin, thời đại hội nhập – kinh tế quốc tế, việc trang bị kiến thức tin học đối với cán bộ chuyên môn mà cả cán bộ quản lý cấp xã lại càng trở nên cần thiết. Máy tính là công cụ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công việc, nó giúp cho công việc được tiến hành nhanh chóng. Những kiến thức về tin học mà cán bộ cấp xã cần là tin học căn bản, tin học văn phòng, khai thác một số phần mềm nghiệp vụ... nhưng qua thực tế tìm hiểu thì các lớp dậy về tin học dành riêng cho cán bộ quản lý cấp xã hầu như không có hiệu quả nhiều vì đa phần các cán bộ quản lý cấp xã đều đã nhiều tuổi nên việc tiếp thu và thực hành về tin học là rất khó khăn, do đó các lớp hiện nay chủ yếu là dành cho các cán bộ trẻ đang làm công tác chuyên môn. Qua điều tra số cán bộ quản lý biết sử dụng thành thạo máy tính chủ yếu là đội ngũ cán bộ quản lý dưới 35 tuổi và tập trung chủ yếu là các cán bộ đoàn thanh niên, đội ngũ này đã được học ở nhà trường hoặc tự theo các lớp tin học ở các Trung tâm đào tạo trước khi được bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ quản lý.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72

Bảng 4.11. Đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã về công tác đào tạo, bồi dưỡng (N=42)

Nội dung lấy ý kiến đánh giá Số phiếu Hợp lý % Số phiếu Không hợp lý % Số phiếu Không ý kiến %

- Đối tượng bồi dưỡng, đào tạo 23 54,76 12 28,57 7 16,67 - Nội dung chương trình bồi dưỡng, đào tạo 8 19,05 30 71,43 4 9,52 - Phương pháp giảng dạy 5 11,90 33 78,57 4 9,52

- Kinh phí hỗ trợ 37 88,10 5 11,90 0 0,00

- Thời gian 11 26,19 31 73,81 0 0,00

Tính chung 16,8 40 22,2 52,9 3 7,14

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013

Từ bảng 4.11 cho thấy có tới 52,9% ý kiến đánh giá chung là công tác đào tào bồi dưỡng hiện nay là không hợp lý; 40% cho là hợp lý, còn lại là không ý kiến (chiếm 7,14%). Cụ thể:

Đối với công tác lựa chọn đối tượng để cửđi đào tạo, bồi dưỡng có 54,76% ý kiến cán bộ quản lý cấp xã cho rằng hợp lý.

Đối với nội dung chương trình bồi dưỡng, đào tạo thì có tới 71,43% ý kiến của cán bộ quản lý cấp xã cho rằng nội dung là không phù hợp, chưa thật sự bổ ích, nội dung chủ yếu là lý luận, ít tính thực tiễn và ứng dụng, giảng viên chưa đưa ra các kỹ năng, thao tác xử lý tình huống công việc hàng ngày ở cơ sở. Nội dung đào tạo vẫn chung chung và được thiết kế từ cấp trên, không sát với yêu cầu thực tiễn, không gắn với nhu cầu người học. Khi tiến hành điều tra, đa số các cán bộ quản lý cấp xã có nhu cầu được tham gia các lớp về: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý, kỹ năng thuyết trình... Vì vậy trong thời gian tới huyện, tỉnh cần tổ chức, điều tra để tìm hiểu nhu cầu về nội dung đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ nói chung và cán bộ quản lý cấp xã nói riêng, xem họ còn thiếu kiến thức - kỹ năng gì để mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn đáp ứng được nguyện vọng của người học.

Đối với phương pháp giảng dạy thì có tới 80% cán bộ quản lý cấp xã cho rằng phương pháp là không hợp lý. Phương pháp giảng dạy còn chậm đổi mới chưa đưa công nghệ vào quá trình giảng dạy, chưa lấy người học làm trung tâm, không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73

gây hứng thú cho người học dẫn đến việc tiếp thu kiến thức của người học là quá ít, không đảm bảo yêu cầu về chất lượng đào tạo.

Đối với kinh phí hỗ trợ người tham gia đào tạo, bồi dưỡng: có đến 88,89% cán bộ quản lý cấp xã cho rằng kinh phí hỗ trợ như hiện nay cơ bản là phù hợp nhưng cần tạo điều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ thêm các khoản chi phí khác như bố trí chỗ nghỉ trưa và hỗ trợ tiền xăng xe để phần nào giảm bớt khó khăn cho người đi học.

Hộp 4.3: Ý kiến của học viên

Đối với thời gian đào tạo, bồi dưỡng: vẫn còn 75,56% cán bộ quản lý cấp xã cho rằng thời gian tổ chức đào tạo, bồi dưỡng như hiện nay là không phù hợp, thời gian tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thường bị rút ngắnđểđảm bảo tiến độ nên một số nội dung giảng dậy chưa được sâu nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiếp thu kiến thức của các học viên không đầy đủ và kém chất lượng.

Thông qua số liệu phản ánh và các ý kiến của học viên ở trên cho thấy rằng hiện nay việc cửđối tượng và hỗ trợ kinh phí cho cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện Phù Cừ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu. Nhưng bên cạnh đó đa phần các ý kiến của cán bộ quản lý cấp xã đều nêu lên những bất cập về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn mang nặng tính lý thuyết suông, giáo điều, thiên về lý luận chính trị, chưa đi sâu vào khoa học chuyên ngành, kỹ thuật tác nghiệp hành chính, nghiệp vụ quản lý Nhà nước và các kỹ năng mềm. Nội dung chương trình thường giống nhau cho nhiều đối tượng, kiến thức về nghiệp vụ còn khái lược sơ sài, vì vậy khi đi học về khó áp dụng vào thực tiễn để giải quyết công việc dẫn đến hiệu quảđạt được trong công tác không cao, chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng.

Mức lương của cán bộ cơ sở còn thấp, nếu học ở trên tỉnh là quãng

đường hơi xa lại phải tự túc tiền xăng xe mà chỉ được hỗ trợ tiền ăn trưa, không được bố trí chỗ nghỉ trưa. Khi học xong mỗi người đi một nơi, ai có người quen gần đó thì thuận lợi, còn không có khi phải nghỉ trong lớp…. Cần phải bố trí chỗ nghỉ trưa và hỗ trợ tiền xăng xe cho học viên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 4.2.2 Công tác quy hoch cán b cp xã Bảng 4.12. Thực trạng của công tác quy hoạch cán bộ cấp xã (N=42) Tiêu chí Số phiếu đánh giá % - Nguồn cán bộ kế cận đủ 12 28,57 + Nguồn cán bộ kế cận thiếu 30 71,43 - Công tác quy hoạch cán bộđã công khai, minh bạch 37 88,10 +Công tác quy hoạch cán bộ chưa công khai, minh bạch 5 11,90

Tổng hợp số liệu điều tra năm 2013

Sau quá trình điều tra 42 cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện Phù Cừ thì 100% cán bộ cấp xã đều cho rằng công tác quy hoạch cán bộ quản lý cấp xã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cán bộ quản lý cấp xã.

Qua số liệu điều tra tổng hợp từ bảng 4.12 cho thấy hiện nay 71,43% các ý kiến được hỏi đều cho rằng nguồn cán bộ kế cận được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ còn thiếu, chưa có sự định hướng lâu dài nên ở cấp xã cán bộ quản lý chủ yếu sau khi được đề bạt bổ nhiệm rồi mới đi học, công tác quy hoạch cán bộ, tạo nguồn cán bộ còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa hoàn toàn công khai minh bạch. Một số cấp uỷ chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của công tác quy hoạch cán bộ nên việc tổ chức thực hiện còn lúng túng. Trong quy hoạch còn dàn trải, tính khả thi chưa cao; chất lượng và cơ cấu của quy hoạch còn nhiều mặt hạn chế; về trình độ trong quy hoạch chưa đảm bảo yêu cầu; tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ có nơi còn thấp.

Khi tiến hành quy hoạch còn có biểu hiện chủ quan, cục bộ do đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cán bộ quản lý cấp xã. Công tác quy hoạch cán bộ chưa phát huy được quy chế dân chủ, chưa thực hiện tốt việc bồi dưỡng giúp đỡ đối với đảng viên trẻ phấn đấu trở thành cán bộởđịa phương.

Công tác tạo nguồn quy hoạch cán bộ xã: Công tác đào tạo cán bộ chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là chưa gắn chặt với quy hoạch, chưa tập trung đào tạo chuyên môn gắn với ngành nghề thế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 mạnh của địa phương nhất là chưa xây dựng được chiến lược đào tạo cán bộ lâu dài; áp lực về chuẩn hoá cán bộ cho nên đào tạo tại chức còn nhiều, chưa chú trọng bồi dưỡng về kỹ năng chuyên môn. Đội ngũ cán bộ xã chưa qua đào tạo trình độ chuyên môn và lý luận chính trị còn nhiều.

Công tác luân chuyển: còn chậm so với mục tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cơ sở. Đồng thời, các cấp ủy đảng chưa chú ý đúng mức đến việc luân chuyển và thực hiện chính sách sát hợp với đối tượng này.

Chính vì vậy khi thực hiện công tác quy hoạch cán bộ cần gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ. Để có thể quy hoạch cán bộ được tốt, trước hết các cấp huyện, xã, các đơn vị cơ sở phải đánh giá được thực trạng đội ngũ cán bộ của mình, chỉ rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế của đội ngũ cán bộ. Trên cơ sởđó dự kiến, đề xuất phương án công tác cán bộ trong thời gian 5 năm, 10 năm sẽ chính xác và chất lượng sẽ cao hơn.

4.2.3 Chếđộ, chính sách ca Nhà nước, tnh đối vi cán b cp xã

Để đảm bảo cho cán bộ quản lý cấp xã yên tâm, phấn đấu hoàn thành tốt

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG cán bộ QUẢN lý cấp xã HUYỆN PHÙ cừ, TỈNH HƯNG yên (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)