Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng hoạt động dạy học môn tiếng anh ở Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng (Trang 83 - 88)

C. Các yếu tố cần cải tiến

3.3.Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất

- Đối tượng khảo sát: Phiếu khảo sát ý kiến được tiến hành trên các đối tượng là CBQL, GV dạy tiếng Anh tại trường. Tác giả đã tiến hành lập phiếu khảo sát ý kiến của 30 CBQL và 15 GV của bộ môn. Với kết quả khảo sát được thể hiện như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp

Biện

pháp Nội dung của biện pháp

Rất cần

thiết Cần thiết Ít cần thiết

Không cần thiết

Số

lượng Tỷ lệ(%) lượngSố Tỷ lệ(%) lượngSố Tỷ lệ(%) lượngSố Tỷ lệ(%)

1

Nâng cao nhận thức về dạy học tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay.

34 75.6 9 20 2 4.4 0 0

2

Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên dạy tiếng Anh.

36 80 8 17.8 1 2.2 0 0

3

Đẩy mạnh quản lý chất lượng dạy tiếng Anh của giảng viên.

37 82.2 6 13.4 1 2.2 1 2.2

4

Đẩy mạnh quản lý chất lượng học tiếng Anh của sinh viên.

35 77.8 5 11.1 4 8.9 1 2.2

5

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tiếng Anh.

31 68.9 8 17.8 3 6.7 3 6.6

6

Đảm bảo tốt các điều kiện phục vụ cho dạy học tiếng Anh

30 66.7 8 17.8 5 11.1 2 4.4

7

Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, tạo động lực cho đội ngũ giảng viên dạy tiếng Anh.

Hầu hết các CBQL và GV đều cho rằng biện pháp 3 là cần thiết nhất đối với công tác quản lý chất lượng HĐDH môn tiếng Anh hiện nay. 82,2% ý kiến cho rằng là rất cần thiết. Số liệu này cho thấy việc đẩy mạnh quản lý chất lượng dạy tiếng Anh của GV với các nội dung thực hiện như: quản lý nội dung chương trình đang được nhà trường rất quan tâm và là vấn đề nóng hiện nay. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy của GV và đổi mới phương pháp giảng dạy là hai nội dung thực sự cần thiết không chỉ của trường CĐ Thương mại mà là vấn đề quan tâm hang đầu của các trường CĐ hiện nay. Biện pháp 2 cho thấy tính cần thiết chiếm tỷ lệ rất cao 80% ý kiến cho rằng là rất cần thiết. Điều này chứng tỏ nhà trường rất quan tâm đến trình độ của GV tiếng Anh với nhu cầu đổi mới của yêu cầu xã hội hiện nay. Vì vậy, GV tiếng Anh không nên tự bằng lòng với chính mình mà luôn đặt mình trong trạng thái động luôn học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ vì sự phát triển của nhà trường và toàn xã hội. Đồng thời, biện pháp 4 chiếm tỷ lệ rất cần thiết 77,8% bởi mọi nỗ lực từ phía GV chưa đủ mà phải quản lý được chất lượng học của SV thì sự tương tác giữa GV và SV mới thật sự hiệu quả. Các biện pháp 1,5,6,7 mức độ cấp thiết cũng được đánh giá cao hơn, trong đó công tác thi đua khen thưởng là công tác thường xuyên của nhà trường trong các năm học qua.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biện

pháp Nội dung của biện pháp

Rất khả

thi Khả thi Ít khả thi

Không khả thi

Số lượng

Tỷ lệ

(%) lượng Số Tỷ lệ(%) lượng Số Tỷ lệ(%) lượng Số Tỷ lệ(%)

1

Nâng cao nhận thức của GV, SV về dạy học tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay.

36 80.0 8 17.8 1 2.2 0 0.0

2

Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên dạy tiếng Anh.

37 82.2 7 15.6 1 2.2 0 0.0

3

Đẩy mạnh quản lý chất lượng dạy tiếng Anh của giảng viên.

33 73.3 7 15.6 4 8.9 1 2.2

4

Đẩy mạnh quản lý chất lượng học tiếng Anh của sinh viên.

32 71.1 8 17.8 4 8.9 1 2.2

5

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tiếng Anh.

30 66.7 10 22.2 3 6.700 2 4.4

6

Đảm bảo tốt các điều kiện phục vụ cho dạy học tiếng Anh

30 66.7 9 20.0 4 8.9 2 4.4

7

Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, tạo động lực cho đội ngũ giảng viên dạy tiếng Anh.

28 62.2 9 20.0 6 13.3 2 4.5

Qua kết quả trả lời của các đối tượng khảo sát cho thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xét về tính khả thi của các biện pháp thì đa số ý kiến cho rằng: Các biện pháp đề ra trong đề tài mang tính khả thi cao. Cụ thể, biện pháp 2 tăng

cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV dạy tiếng Anh là công việc thường xuyên cần phải làm hiện nay. Đặc biệt, trong giai đoạn này việc rà soát GV tiếng Anh đang là lộ trình của đề án Ngoại ngữ quốc gia 2011. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít ý kiến băn khoăn về khả năng thực hiện việc biên soạn giáo trình tiếng Anh cho các chuyên ngành bởi trong quá trình thực hiện các biện pháp đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của lãnh đạo bộ môn và các GV. Vì vậy, tính khả thi của biện pháp này chỉ 73,3%. Các biện pháp khác tính khả thi cũng rất cao bởi với chủ trương quản lý của nhà trường hiện nay khi phát hiện vấn đề cần cải tiến nhà trường luôn chủ động tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị thực hiện để nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Tóm lại, các biện pháp quản lý được đề xuất trong đề tài là những biện pháp chủ yếu và cần thiết nhìn chung được các chủ thể đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Những biện pháp này được đánh giá là cần thiết và thiết thực đối với công tác quản lý chất lượng hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường. Tuy nhiên, trong những biện pháp đó có biện pháp tính khả thi được đánh giá thấp hơn so với tính cần thiết. Điều này có nghĩa là trong quá trình thực hiện biện pháp này có những trở ngại, khó khăn nhất định đòi hỏi có sự hỗ trợ từ phía nhà trường và lãnh đạo bộ môn đồng thời tập thể đội ngũ GV dạy tiếng Anh cần có nhiều cố gắng, nỗ lực hơn nữa để thực hiện tốt biện pháp này. Tác giả hy vọng các biện pháp quản lý đã đề xuất trong luận văn này sẽ được áp dụng triệt để, đồng bộ, góp phần tích cực trong việc quản lý nâng cao chất lượng HĐDH tiếng Anh tại trường.

Kết luận chương 3

Trong quá trình quản lý HĐDH môn tiếng Anh, người quản lý phải luôn tìm hiểu, nắm bắt, phát huy những yếu tố tích cực đồng thời hạn chế những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học để nghiên cứu và tìm ra các biện pháp quản lý đúng đắn, thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Quản lý tốt HĐDH môn tiếng Anh góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường và mục tiêu chung của xã hội về việc nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Anh nói riêng, ngoại ngữ nói chung trong bước đường hội nhập với thế giới.

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, tác giả khẳng định các biện pháp đề xuất có thể áp dụng vào công tác quản lý nâng cao chất lượng HĐDH môn tiếng Anh ở trường CĐ Thương mại trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, các biện pháp này cần được tiến hành đồng bộ và linh hoạt để phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng hoạt động dạy học môn tiếng anh ở Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng (Trang 83 - 88)