Đẩy mạnh quản lý chất lượng dạy học tiếng Anh của giảng viên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng hoạt động dạy học môn tiếng anh ở Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng (Trang 72 - 77)

C. Các yếu tố cần cải tiến

3.2.3. Đẩy mạnh quản lý chất lượng dạy học tiếng Anh của giảng viên

a) Mục tiêu: Nhằm theo kịp các yêu cầu, các nhiệm vụ mới của hoạt động giảng dạy tiếng Anh. Trong mỗi giai đoạn, hoạt động giảng dạy tiếng Anh phải phù hợp với yêu cầu của xã hội, đáp ứng được nguyện vọng của người học.

b) Nội dung và cách thực hiện b1) Quản lý nội dung chương trình

- Điều chỉnh nội dung chương trình: Trưởng bộ môn rà soát lại nội dung chương trình đào tạo của bộ môn, nghiên cứu kết quả giảng dạy và học tập; Tham khảo ý kiến từ phía GV và SV, lập kế hoạch điều chỉnh bổ sung nội dung cho các lớp chuyên ngành; Nghiên cứu và thay đổi giáo trình giảng dạy tiếng Anh đối với những chuyên ngành có nội dung cần cải tiến sao cho phù hợp, cập nhật kiến thức mới, giúp phát huy các kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ (nghe, nói, đọc viết), đa dạng các hoạt động trên lớp, nhằm phát huy khả năng sử dụng tiếng Anh của SV.

- Biên soạn bài giảng, tài liệu giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành Chuẩn bị nội dung bài giảng cần chú ý:

+ Xác định mục tiêu bài giảng phải hướng vào người học, phù hợp với nội dung để đạt mục tiêu và mục tiêu có thể kiểm chứng mức độ đạt được.

+ Nội dung bài giảng phải phù hợp với chương trình, có tính khoa học, tính hiện đại, tính thực tiễn, phù hợp với trình độ người học và phải đặt ra đích để SV hướng tới

+ Kích thích được tính độc lập, tích cực của người học bằng các câu hỏi tình huống để SV tự giải quyết.

- Biên soạn tài liệu chuyên môn: Trưởng bộ môn lập kế hoạch biên soạn tài liệu giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành; Phân công GV phụ trách biên soạn từng chuyên ngành; Tạo điều kiện về thời gian và vật chất để GV thực hiện việc biên soạn để nhanh chóng đưa vào sử dụng trong thời gian sớm nhất.

b2) Tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

- Nâng cao chất lượng việc tổ chức xây dựng kế hoạch

+ Trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, lãnh đạo bộ môn tổ chức xây dựng kế hoạch cụ thể và hướng dẫn tập thể GV xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu phấn đấu cho bộ môn trong năm học, làm cơ sở cho các cá nhân xây dựng kế hoạch chuyên môn và công tác của mình. Lãnh đạo bộ môn chỉ đạo xây dựng đầy đủ hệ thống kế hoạch đến từng GV theo qui định của ngành, phù hợp với đặc điểm của bộ môn, của trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện và kiểm tra. Để lập kế hoạch cá nhân có hiệu quả, GV phải học tập, quán triệt chỉ thị năm học, nhiệm vụ năm học, các văn bản hướng dẫn của nhà trường, những qui định, qui chế chuyên môn, nhằm xác định được nội dung cơ bản, phương pháp dạy học, sử dụng cụ dạy học, các tài liệu tham khảo sao cho phù hợp với đối tượng.

+ Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của cá nhân, kịp thời phát hiện những sai sót để uốn nắn cho kịp thời. Kế hoạch giảng dạy của GV phải bám sát với lịch trình đã nôp.

+ Lãnh đạo bộ môn chỉ đạo xếp thời khoá biểu sao cho phù hợp, đảm bảo tính khoa học, chính xác, cần chú ý đến sự cân đối giữa các môn học một cách hợp lý. Lưu ý những GV có trường hợp khó khăn như con nhỏ, nhà xa, sức khoẻ yếu để bố trí giờ dạy và sắp xếp thời khoá biểu cho hợp lý

và phù hợp nguyện vọng của GV.

- Tăng cường quản lý giờ lên lớp của GV

+ Giờ lên lớp của GV được quản lý thông qua lịch trình giảng dạy. Tổ chức dự giờ để nắm bắt thực trạng chất lượng giờ dạy và tổ chức rút kinh nghiệm thông qua tổng kết giờ dạy hàng tháng của GV để nắm được thông tin về giảng dạy.

+ Lãnh đạo bộ môn căn cứ vào qui chế chuyên môn để quản lý giờ lên lớp của GV, nhắc nhở GV thực hiện đúng lịch trình giảng dạy đã được duyệt. Yêu cầu giảng viên thực hiện nghiêm túc giờ lên lớp theo đúng lịch trình, xử lý nghiêm những trường hợp bỏ giờ của giảng viên. Tổ chức dự giờ tất cả GV để nắm bao quát tình hình giảng dạy, từ đó lãnh đạo bộ môn có cơ sở tiến hành đánh giá kết quả giảng dạy và có kế hoạch bồi dưỡng GV.

- Tăng cường quản lý kiểm tra, đánh giá GV trong quá trình giảng dạy + Kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của GV: Thông qua dự giờ, đánh giá theo tiêu chuẩn xếp loại giờ dạy của bộ môn và của phòng khảo thí; Kiểm tra bằng cách báo trước, không báo trước và sau khi kiểm tra phải tiến hành rút kinh nghiệm và đánh giá xếp loại chính xác, có tiêu chí đánh giá cụ thể; Thông qua dự giờ, trưởng bộ môn nắm được trình độ chuyên môn của GV và trình độ nhận thức của SV trong giờ học, để từ đó có những nhận xét khách quan, giúp cho người dạy thấy được những mặt mạnh, mặt hạn chế của mình trong giờ dạy để có hướng tìm ra được phương pháp dạy học cho phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy tạo môi trường học thoải mái, kích thích SV hứng thú với môn học đồng thời cũng nâng cao được trình độ chuyên môn của mình.

+ Kiểm tra chất lượng bài giảng: Trưởng bộ môn kiểm tra xem giáo án của GV có đầy đủ các nội dung yêu cầu của bộ môn, có xác định được mục đích yêu cầu, nội dung cơ bản, phương pháp giảng dạy, phương tiện dạy học

hay không. Nội dung bài giảng phải đảm bảo tính chính xác khoa học, làm nổi bật được trọng tâm, có hệ thống câu hỏi, các hoạt động nhằm phát huy tính tích cực học tập của SV trong giờ học, đánh giá chất lượng bài giảng theo đúng tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT.

+ Kiểm tra việc thực hiện chương trình kế hoạch: Phải căn cứ vào phân phối chương trình qui định và lịch trình xem GV có thực hiện đúng chương trình hay không. Thông qua kiểm tra, trưởng bộ môn nắm được tình hình thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy của GV có đúng tiến độ hay không, nhắc nhở GV thực hiện đúng kế hoạch của bộ môn.

+ Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại, cho điểm của GV đối với SV: Kiểm tra việc cho điểm, thực hiện chế độ kiểm tra có theo đúng qui chế của Bộ GD&ĐT, xây dựng tiêu chí đánh giá SV theo bốn kỹ năng. Tổ chức hướng dẫn GV cách thực hiện. Nhắc nhở GV kiểm tra theo đúng phân phối chương trình, thực hiện chấm, trả bài đúng qui định, đúng thời gian. Khi trả bài GV cần có nhận xét, chỉ rõ những sai sót, chấm bài chính xác, khách quan, công bằng, yêu cầu nội dung kiểm tra phải phù hợp chương trình, đối tượng SV.

b3) Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Nâng cao nhận thức, yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy cho GV; Đổi mới phương pháp giảng dạy phải hướng vào mục tiêu phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, quan trọng là GV phải nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, trưởng bộ môn phải nêu cao nhận thức, tác động làm cho GV hiểu tường tận những kiến thức cơ bản của môn học mà mình đảm nhận, đồng thời phải bổ sung vốn kiến thức của mình thường xuyên và có định hướng rõ ràng qua việc nghiên cứu các tài liệu, sách báo hoặc qua các phương tiện khác; Nắm vững bản chất và qui luật của quá trình dạy học để có thể tìm ra hoặc ứng dụng những phương

pháp dạy học phù hợp với đối tượng SV; Cần lưu ý cách thức dạy ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm không tách rời nhau mà luôn gắn liền với ngữ cảnh, GV phải quan tâm phối hợp các kỹ năng ngay từ đầu, không biến các bài học thành bài dạy đọc hay dạy ngữ pháp thuần tuý. Lãnh đạo bộ môn phải luôn động viên khuyến khích GV sử dụng phương pháp dạy học theo tình huống, thúc đẩy động cơ học tập của SV. Lưu ý động cơ học tập được hình thành khi SV cảm thấy hứng thú với môn học và sự tiến bộ của chính mình. Do vậy, GV cần sử dụng những tình huống hấp dẫn, lôi cuốn SV vào các hoạt động trong lớp, giúp SV nhận ra sự tiến bộ của mình trong học tập. GV cần đề ra mục tiêu học tập vừa sức với SV, chấp nhận sự mắc lỗi của SV trong quá trình thực hành tiếng, tạo nên không khí thoải mái, tự nhiên, không ngại mắc lỗi trong thực hành giao tiếp, góp phần vào việc tiếp thu tiếng Anh có hiệu quả hơn. Ngoài ra, GV cần giúp đỡ SV tìm ra phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, hướng dẫn SV cách tự học và thực hành giao tiếp để tạo điều kiện cho mọi SV được tham gia quá trình học tập ở trên lớp nhiều nhất.

- Để thực hiện hiệu quả, lãnh đạo bộ môn lên kế hoạch tổ chức cho GV lựa chọn bài trong chương trình, soạn giảng theo hướng đổi mới, các thành viên trong bộ môn góp ý kiến xây dựng bài giảng. Bộ môn tiến hành triển khai giảng dạy theo hướng đổi mới ở một số lớp, theo dõi, đối chiếu và cùng các thành viên trong bộ môn so sánh, đánh giá rút kinh nghiệm để ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Nhà trường tạo điều kiện về CSVC đảm bảo trang bị đủ các phương tiện dạy học để GV có điều kiện thực hiện tối đa khả năng chuyên môn và phối hợp tốt các phương pháp giảng dạy.

- Tăng cường tổ chức và tạo điều kiện cho GV tham gia các buổi hội thảo, tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy. Tổ chức hướng dẫn GV sử dụng các trang thiết bị hiện đại, đảm bảo tất cả GV sử dụng thành thạo

các loại thiết bị phục vụ giảng dạy.

- Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện đổi mới, làm cơ sở cho việc cải tiến cách soạn giảng, lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với nội dung bài học và đối tượng SV; Khuyến khích GV viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học về đổi mới phương pháp giảng dạy.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng hoạt động dạy học môn tiếng anh ở Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w