Đà Nẵng
2.2.2.1. Thực trạng mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học tiếng Anh
a) Về mục tiêu, chương trình dạy học tiếng Anh
- Tiếng Anh cơ bản: Trong nhiều năm qua, học phần tiếng Anh cơ bản được đưa vào giảng dạy cho tất cả các các ngành khác nhau tại trường. Học phần này được giảng dạy tại trường với thời lượng 7 đơn vị tín chỉ (ĐVTC) được phân bổ ở 2 học kỳ theo đúng khung nội dung chương trình của Bộ GD & ĐT qui định. Học phần cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh để SV vận dụng kiến thức đã được học để có thể giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh và làm nền tảng vững chắc có thể dễ dàng tiếp thu thuận lợi những bài học ở cấp độ cao hơn (Tiếng Anh chuyên ngành).
dựng thực hiện chương trình giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho tất cả các ngành đào tạo tại trường với thời lượng mỗi học phần 3 ĐVTC. Mỗi học đều phần cung cấp các thuật ngữ, mẫu câu tiếng Anh thông dụng liên quan đến từng lĩnh vực chuyên ngành cụ thể. Cụ thể là:
Bảng 2.1. Tổng hợp chương trình tiếng Anh cho các ngành
Ngành Tổng khối kiến
thức (ĐVTC)
Tiếng Anh cơ bản Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán-Kiểm toán 95 ĐVTC 7 ĐVTC 3 ĐVTC Tài chính- Ngân hàng hhhhhhhhhhhhhhhhhhhh 95 ĐVTC 7 ĐVTC 3 ĐVTC
Quản trị kinh doanh 95 ĐVTC 7 ĐVTC 3 ĐVTC
Thương mại quốc tế 95 ĐVTC 7 ĐVTC 3 ĐVTC
Tổng 380 ĐVTC 28 ĐVTC 24 ĐVTC
(Nguồn: Phòng đào tạo trường Cao đẳng Thương mại)
b) Về nội dung dạy học tiếng Anh
Thực hiện kế hoạch chương trình đào tạo, BMNN đã xây dựng đề cương chi tiết học phần, lựa chọn và biên soạn giáo trình tương ứng với nội dung và thời lượng cho từng học phần tiếng Anh đáp ứng mục tiêu chương trình đào tạo:
- Đối với học phần tiếng Anh cơ bản, bộ môn sử dụng tài liệu International Express (Pre-Intermediate) giảng dạy cho SV năm thứ nhất, nhằm trang bị cho SV kiến thức tiếng Anh cơ bản, có khả năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh ở mức độ trung cấp.
- Đối với học phần tiếng Anh chuyên ngành, bộ môn lựa chọn, sử dụng các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành (English for Professionals) phù hợp với từng ngành, chuyên ngành giảng dạy cho SV năm thứ hai, thứ ba. Cụ thể:
+ Học phần tiếng Anh chuyên ngành Kế toán: Bộ môn sử dụng tài liệu English for Accounting để giảng dạy, nhằm trang bị cho SV những thuật ngữ,
mẫu câu tiếng Anh thông dụng về lĩnh vực kế toán.
+ Học phần tiếng Anh chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng: Bộ môn sử dụng tài liệu English for Banking and Finance để giảng dạy, nhằm trang bị cho SV những thuật ngữ, mẫu câu tiếng Anh thông dụng về lĩnh vực tài chính- ngân hàng.
+ Học phần tiếng Anh chuyên ngành ngành Quản trị kinh doanh và Thương mại quốc tế: Bộ môn sử dụng tài liệu Business Intelligent để giảng dạy, nhằm giúp SV có khả năng giao dịch bằng tiếng Anh trong các hoạt động kinh doanh, đàm phán, quan hệ đối tác kinh doanh…
2.2.2.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học tiếng Anh
a) Về mức độ phù hợp của Chương trình tiếng Anh
Bảng 2.2. Mức độ phù hợp về mục tiêu nội dung, chương trình tiếng Anh với nhu cầu thực tế
Trả lời Giảng viên Sinh viên
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
1. Rất phù hợp 2 13,3 20 6,7
2. Phù hợp 13 86,7 189 63,0
3. Không phù hợp lắm 0 0,0 85 28,3
4. Không phù hợp 0 0,0 6 2,0
Từ kết quả của bảng 2.2 cho thấy về phía GV, ý kiến cho rằng chương trình nội dung chương trình tiếng Anh đang giảng dạy rất phù hợp chiếm tỷ lệ 13,3% thì 86,7% ý kiến còn lại cho rằng phù hợp; về phía SV có đến 69,7% cho rằng phù hợp và rất phù hợp với nhu cầu thực tế và mục tiêu đào tạo do Bộ GD & ĐT đề ra. Tuy nhiên vẫn còn 30% cho rằng chương trình còn chưa phù hợp về thời gian thực hành cần phải tăng thêm.
Từ bảng tổng hợp ý kiến của SV và GV cũng như qua thực tế giảng dạy cho thấy nội dung chương trình cần chú trọng việc thực hành kỹ năng giao tiếp, tạo môi trường giao tiếp tự nhiên bằng tiếng Anh.
b) Về hứng thú học tiếng Anh của SV
Tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của SV với nội dung “Bạn có thích chương trình tiếng Anh mình đang học không?” qua bảng khảo sát sau:
Bảng 2.3. Ý kiến của sinh viên về mức độ yêu thích môn tiếng Anh
Trả lời Số lượng Tỉ lệ (%)
1. Rất thích 17 5,7
2. Thích 147 49,0
3. Không thích lắm 127 42,3
4. Hoàn toàn không thích 9 3,0
Với kết quả bảng khảo sát trên, có đến 45,3% SV không thích chương trình tiếng Anh đang học lắm. Nguyên nhân cụ thể của những con số trên phần lớn là do ý thức của SV chưa tốt về nhiệm vụ và yêu cầu bắt buộc về ngôn ngữ trong mục tiêu đào tạo. Tìm hiểu kỹ, tác giả nhận thấy đa số các phiếu đánh giá của SV đối với chương trình học phần tiếng Anh chuyên ngành đều cho rằng họ không thích lắm vì nội dung khó, SV phải mất nhiều thời gian trong việc tìm tòi, nghiên cứu tài liệu.
c) Về thời lượng của chương trình tiếng Anh
Tác giả cũng tiến hành khảo sát ý kiến của SV và GV về thời lượng môn học qua bảng sau:
Bảng 2.4. Nhận xét của giảng viên, sinh viên về thời lượng môn tiếng Anh
Trả lời Giảng viên Sinh viên
1. Nhiều 0 0,0 43 14,3
2. Vừa đủ 10 66,7 233 77,7
3. Ít 4 26,7 22 7,3
4. Ý kiến khác:……… 0 0,0 2 0,7
Với kết quả như trên chúng ta thấy 77,7% từ phía SV cho rằng thời lượng môn học như thế vừa đủ, tuy nhiên cũng có đến 7,3% ý kiến cho rằng thời lượng dành cho học phần còn ít mà cụ thể là thời lượng dành cho thực hành kỹ năng và về phía GV cũng có 6,7% cùng quan điểm này.
Tìm hiểu nguyên nhân của những kết quả trên, tác giả nhận thấy phân phối chương trình tiếng Anh tại các học kỳ chưa hợp lý, số tiết tiếng Anh chuyên ngành ít nên chưa đáp ứng thật đầy đủ cho SV về kiến thức tiếng Anh chuyên ngành.
2.2.2.3. Thực trạng thực hiện phương pháp, hình thức dạy học tiếng Anh
a) Về các phương pháp dạy học tiếng Anh được sử dụng
Để biết rõ phương pháp giảng dạy tiếng Anh của GV, tác giả đã khảo sát ý kiến của GV với nội dung câu hỏi như sau: “Khi giảng dạy, Thầy/Cô thường sử dụng phương pháp giảng dạy nào sau đây?”
Bảng 2.5. Ý kiến của giảng viên về phương pháp dạy học tiếng Anh
Trả lời lượngSố Tỉ lệ(%)
1. Phương pháp thuyết giảng 3 9,7
2. Thuyết giảng kết hợp với máy vi tính và dụng cụ trực quan 11 35,5
3. Dạy học nêu vấn đề 2 6,5
Qua phân tích bảng, cho thấy hầu hết các phương pháp nêu ra ở trên đều được GV sử dụng trong quá trình giảng dạy của mình. Trong đó, phương pháp giao tiếp được 100% GV sử dụng, phương pháp thuyết giảng được dùng ở mức 9,7%, thuyết giảng kết hợp với máy vi tính và dụng cụ trực quan có đến 11 GV chiếm 35,5%, dạy học nêu vấn đề được GV sử dụng với tỉ lệ 6,5%. Phần đông GV cho biết trong một tiết dạy họ thường kết hợp một số phương pháp với nhau để bài giảng thêm sinh động vì mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, do vậy, tùy vào nội dung từng bài học GV lựa chọn phương pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Khảo sát ý kiến của SV về những phương pháp dạy học tiếng Anh được GV sử dụng khi lên lớp kết quả như sau:
Bảng 2.6. Nhận xét của sinh viên về phương pháp dạy môn tiếng Anh
Trả lời lượngSố Tỉ lệ(%)
1. Phương pháp thuyết giảng 13 4,3
2. Thuyết giảng kết hợp với máy vi tính và dụng cụ trực quan 126 42,0
3. Dạy học nêu vấn đề 18 6,0
4. Phương pháp giao tiếp 143 47,7
Qua bảng khảo sát trên cho thấy hầu hết SV được học tiếng Anh với phương pháp giao tiếp, có 143 ý kiến lựa chọn phương pháp này chiếm tỷ lệ 47,7%, có 126 ý kiến học tiếng Anh với phương pháp giảng kết hợp với máy tính và các dụng cụ trực quan. Chỉ có 4,3% ý kiến SV - phương pháp thuyết giảng và 6% ý kiến - dạy học nêu vấn đề.
Nói chung, GV đã biết lựa chọn phương pháp dạy học theo hướng tích cực, khả năng mang lại hiệu quả cho việc giảng dạy.
b) Về đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh
Để hiểu rõ hơn về tổ chức hoạt động đổi mới phương pháp dạy học cho GV, tác giả đã khảo sát ý kiến của 15 GV trong về nội dung “Bộ môn có thường xuyên tổ chức sinh hoạt học thuật đổi mới phương pháp giảng dạy
không?” qua bảng sau:
Bảng 2.7. Tổ chức sinh hoạt học thuật đổi mới phương pháp giảng dạy
Trả lời Số lượng Tỉ lệ (%)
1. Thường xuyên 8 53,3
2. Thỉnh thoảng 7 46,7
3. Ít khi 0 0,0
4. Hoàn toàn không 0 0,0
Qua kết quả khảo sát chúng ta thấy có 53,3% GV nhận xét bộ môn thường xuyên tổ chức sinh hoạt học thuật đổi mới phương pháp giảng dạy, từ đó có thể thấy bộ môn quan tâm đến việc tổ chức các buổi sinh hoạt học thuật đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích, động viên GV áp dụng phương pháp dạy học tích cực, thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy.
2.2.2.4. Thực trạng kết quả dạy học tiếng Anh
Với những phương pháp và hình thức dạy học trên, kết quả học tập của SV trong trường trong hai năm học 2011-2013 được thể hiện như sau:
Bảng 2.8. Kết quả học tập của sinh viên
Xếp loại
Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Mức độ tăng, giảm tỷ lệ xếp loại
qua hai năm (%)
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Giỏi 31 1,8 70 2,7 0,9 Khá 358 21,1 479 18,6 -2,5 Trung bình 710 41,8 960 37,3 -4,5 Trung bình yếu 522 30,7 764 29,7 -1,0 Yếu 78 4,6 299 11,7 7,1 Tổng 1699 100 2572 100
(Nguồn: Phòng đào tạo trường Cao đẳng Thương mại)
Qua số liệu phân tích cho thấy kết quả học tập của SV đạt được trong năm còn thấp. Trong năm học 2012 tỷ lệ SV đạt điểm khá giỏi 22,9%, tuy nhiên đến năm 2013 tỷ lệ này chỉ đạt 21,35% giảm 1,55%, trong khi đó tỷ lệ
SV yếu là 4,59%, qua năm 2013 tỷ lệ SV yếu là 11,63%; tăng 7,03%. Như vậy, nhìn chung, kết quả học tiếng Anh của SV thấp. Để tìm hiểu nguyên nhân của những diễn biến số liệu trên cần đi tìm hiểu về thực trạng quản lý cũng như chất lượng dạy và học tiếng Anh tại trường.