Phương tiện phục vụ dạy học khác

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng hoạt động dạy học môn tiếng anh ở Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng (Trang 56 - 59)

V. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy 34

c. Phương tiện phục vụ dạy học khác

1.Tốt 4 26,7 47 15,7

2. Khá 8 53,3 170 56,7

3.Trung bình 2 13,3 69 23,0

4. Chưa tốt 1 6,7 14 4,7

Từ số liệu bảng trên cho thấy:

- Về phòng chức năng: Theo ý kiến GV có 60% ý kiến đánh giá là tốt và khá, tuy nhiên vẫn có đến 13,3% đánh giá chưa tốt, tỷ lệ đánh giá này cũng gần giống với ý kiến của SV có 56,7% cho rằng tốt và khá còn lại 16% ý kiến cũng cho rằng chưa tốt. Như vậy, về cơ bản, phòng chức năng đáp ứng tương đối trong việc dạy và học ngoại ngữ. Tuy nhiên, nhà trường cần phải cải tiến phòng chức năng để phục vụ tốt hơn cho việc học tập và giảng dạy theo yêu cầu hiện nay.

- Về chất lượng băng đĩa: Theo ý kiến GV, 53,3% đánh giá tốt và ý kiến còn lại cho là khá trong khi đó đánh giá từ phía SV với tỉ lệ 33,3% tốt và 39% khá còn lại 22,7% đánh giá trung bình và 5% đánh giá chưa tốt. Do đó, bộ môn cần phải xem xét để chất lượng băng đĩa được đảm bảo tốt hơn, đáp ứng yêu cầu người học.

- Về các loại phương tiện khác: Theo ý kiến GV và SV về điểm này có sự tương đồng, đa số đều đánh giá ở mức tốt và khá trung bình xấp xỉ gần 80%, Với kết quả trên, chúng ta thấy rằng CSVC của trường phần nào đã đáp ứng cho nhu cầu học tập và giảng dạy.

Tác giả cũng tiến hành hỏi ý kiến của SV về mức độ sử dụng phòng máy qua bảng sau:

Bảng 2.22. Ý kiến của sinh viên về mức độ sử dụng phòng máy

Trả lời Số lượng Tỉ lệ (%)

1. 1 lần/ tuần 61 20,3

2. 1 lần / 2 tuần 21 7,0

3. 1 lần / tháng 55 18,3

4. Ý kiến khác 163 54,3

Kết quả bảng khảo sát trên cho thấy có 20,3% ý kiến SV được sử dụng phòng máy 1 lần/1 tuần, 18,3% được sử dụng 1 lần/tháng, và có đến 54,3% được học ở phòng máy ít hơn và thậm chí chưa được học lần nào. Nguyên nhân của thực trạng là hiện nay nhà trường chỉ trang bị được 3 phòng Hi- class hiện đại, chưa đáp ứng được nhu cầu cho việc thực hành tiếng đối với việc học ngoại ngữ.

Ngoài ra, kinh phí để mua băng, đĩa, sách, tài liệu tham khảo chỉ được trường duyệt từ đầu năm với số lượng có hạn. Từ năm học 2011-2012 bộ môn đã trang bị được tủ sách ngoại ngữ với 45 đầu sách phục vụ cho giảng dạy, số lượng sách tham khảo, tạp chí được trang bị ở thư viện trường. Tuy nhiên, số lượng sách tham khảo chưa nhiều, tạp chí bằng tiếng Anh rất ít (chỉ có 1 tạp chí Saigon Times hàng tháng) chưa thật sự đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho GV và SV.

Qua phân tích thực trạng cho thấy, CSVC và thiết bị phục vụ giảng dạy của nhà trường phần nào đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập ngoại ngữ. Tuy nhiên, để có thể nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập môn tiếng

Anh, nhà trường cần phải có biện pháp cải tiến, bổ sung phương tiện phục vụ dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Từ thực trạng trên, tác giả đã tiến hành thăm dò ý kiến của GV và SV về việc tăng cường trang thiết bị phục vụ giảng dạy Ngoại ngữ với nội dung câu hỏi như sau: “Theo bạn để nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh thì cần phải bổ sung thêm phương tiện phục vụ giảng dạy gì?” qua bảng khảo sát sau:

Bảng 2.23. Ý kiến về tăng cường trang thiết bị

Trả lời

Giảng viên Sinh viên

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

1.Trang bị thêm máy tính xách tay và máy chiếu 0 0,0 21 7,0 2.Trang bị thêm phòng nghe-nhìn 11 73,3 158 52,7 3.Trang bị máy chiếu đa năng cho các phòng dạy học 2 13,3 84 28,0

4. Sách, báo, băng, đĩa 2 13,3 37 12,3

Kết quả khảo sát cho thấy về việc trang bị phòng nghe nhìn với 73,3% ý kiến của SV và 52,7% ý kiến của GV cho thấy phòng nghe nhìn còn thiếu so với nhu cầu sử dụng hiện nay, gần 13% ý kiến của GV và SV đề nghị trang bị thêm sách báo, tài liệu tham khảo, băng, đĩa là điều cần thiết để có thể nâng cao hiệu quả giảng dạy.

2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý chất lượng dạy học tiếng Anhtại trường Cao đẳng Thương mại- Đà Nẵng tại trường Cao đẳng Thương mại- Đà Nẵng

Bảng 2.24. Đánh giá chung về QL chất lượng dạy học tiếng Anh

Nội dung điều tra Số

lượng

Tỉ lệ (%)

A.Công tác quản lý giảng dạy

1.Tốt 8 53,3

2. Tương đối tốt 7 46,7

3. Chưa tốt 0 0,0

B.Mức độ cần thiết cải tiến công tác QL giảng dạy

1.Rất cần thiết 0 0,0

2. Cần thiết 13 86,7

3. Chưa cần thiết 2 13,3

4.Ý kiến khác:……… 0 0,0

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng hoạt động dạy học môn tiếng anh ở Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w