III. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Khi tiến hành dạy học theo hướng tích hợp, người giáo viên đóng vai trò thứ yếu trong quá trình dạy học, học sinh là trung tâm cho mọi hoạt động. Vì vậy, khi dạy học tích hợp đòi hỏi người giáo viên phải giỏi về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, năng lực sư phạm để có thể hiểu rõ nhận thức của học sinh để lựa chọn, phối hợp phương pháp dạy học sao cho người hình thành năng lực hành nghề.
Trong chương này, người nghiên cứu tiến hành xây dựng bài giảng, lựa chọn phương pháp dạy học, thiết kế hoạt động dạy học từ cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng. Người nghiên cứu đã thực hiện công việc và đạt được những kết quả sau:
- Xác định mục tiêu dạy học mô đun Công Nghệ Sản Xuất rõ ràng, cụ thể.
- Cấu trúc lại các bài dạy trong chương trình học thành những bài dạy tích hợp. Mỗi bài dạy là một kỹ năng, một công việc cụ thể, gắn liền với thực tiễn nghề nghiệp. Để thực hiện các bài dạy, người nghiên cứu lựa chọn, phối hợp các phương pháp dạy học và thiết kế hoạt động dạy học, sao cho người học đạt được mục tiêu ban đầu.
- Tiến hành dạy thực nghiệm, đối chứng để kiểm nghiệm giả thuyết đã đề ra. Qua đó, người nghiên cứu đã đạt được kết quả:
+ Học sinh tham gia lớp thực nghiệm phát huy tính tích cực, hình thành năng lực hành nghề. Các em cảm thấy hứng thú khi làm việc nhóm, tự tin để tạo ra sản phẩm. Kết quả học tập của các em được nâng lên rõ rệt.
+ Giáo viên và các chuyên gia đánh giá hồ sơ bài giảng, tổ chức dạy học tích hợp khá cao. Việc dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất mang tính khả thi cao và cần được áp dụng rộng rãi không chỉ tại cơ sở người nghiên cứu thực hiện mà còn tại các cơ sở lân cận.