- Bài dạy là tình huống học tập cụ thể hướng đến giải quyết công việc nghề
TRUNG CẤP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG NA
3.3. Thiết kế hoạt động dạyhọc tích hợp
Phương pháp dạy học tích hợp là phương pháp dạy học phức hợp, là sự kết hợp hài hòa giữa các phương pháp dạy học với nhau, trong đó dựa chủ yếu trên hai quan điểm dạy học giải quyết vấn đề và định hướng hoạt động. Từ phương pháp dạy học tích hợp, người giáo viên thiết kế các hoạt động dạy và học sao cho người học hình thành năng lực hành nghề. Khi thiết kế hoạt động người giáo viên phải quan tâm đến người học, xem người học thật sự cần gì, nhận thức của họ ra sao để thiết kế các hoạt động. Người giáo viên thiết kế hoạt động phải đảm bảo người học:
- Học bằng việc thực hành
- Học bằng quan sát, bắt chước
- Học bằng phép thử và sai
- Học xuyên suốt phản hồi, thảo luận
- Học bằng hướng dẫn và giúp đỡ
- Học bằng tư duy phê bình
- Học bằng phác thảo kế hoạch
- Học xuyên suốt môi trường thực tế.
Tùy đặc điểm, tính chất của công việc mà người giáo viên phải lựa chọn, kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp để từ đó đưa ra những hoạt động dạy và học tương ứng. Từ các phương án dạy bài dạy tích hợp được đưa ra trong cơ sở lý luận, người nghiên cứu đưa ra tổng quát thứ tự khi thiết kế các hoạt động dạy và học như sau:
- Giáo viên đưa ra vấn đề cần giải quyết là các yêu cầu, mẫu sản phẩm
- Học sinh phân tích và tiến hành giải quyết vấn đề dưới sự giải thích, gợi ý của giáo viên đối với các vấn đề liên quan bằng cách đặt những câu hỏi hoặc lý thuyết liên quan. Học sinh thực hiện và đưa ra cách thức để đạt được vấn đề đưa ra.
- Các nhóm học sinh đánh giá lẫn nhau, tự đánh giá.
- Học sinh trao đổi với giáo viên, giáo viên đưa ra nhận xét và đặt ra tình huống gặp phải khi giải quyết vấn đề đã đưa ra.
- Học sinh thảo luận, đưa ra biện pháp xử lý tình huống, giáo viên nhận xét và kết luận.
- Học sinh trao đổi chuyên môn với giáo viên củng cố giải quyết vấn đề, học sinh rút kinh nghiệm.
Như vậy, thiết kế hoạt động dạy học tích hợp sẽ tích cực hóa người học, phát triển tư duy độc lập. Người học sẽ hình thành năng lực hành nghề và có thái độ nghề nghiệp đúng đắn. Người giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ.
Xác định vấn đề cho bài dạy số 3: Bài 3: Giác sơ đồ theo tỉ lệ
Nội dung Vấn đề
1. Xác định diện tích bộ mẫu Giáo viên đưa ra và giải thích các chi tiết bộ mẫu của một mã hàng.
Đặt vấn đề: Làm như thế nào đề tính diện tích của bộ mẫu?
2. Xác định chiều dài sơ đồ Giáo viên đưa ra sơ đồ đã giác hoàn chỉnh.
Đặt vấn đề: Từ mối liên hệ giữa công thức tính diện tích bộ mẫu và diện tích sơ đồ, hãy tính chiều dài sơ đồ đã được quan sát.
3. Chuẩn bị giác sơ đồ Giáo viên đưa ra đoạn phim về công tác chuẩn bị giác sơ đồ và giải thích.
Đặt vấn đề: Thông qua theo dõi đoạn phim và liên hệ với thực tế, hãy cho biết các bước chuẩn bị giác sơ đồ.
4. Giác sơ đồ Giáo viên đưa ra sơ đồ sử dụng trong
sản xuất.
Đặt vấn đề: Làm thế nào để có sơ đồ trên bằng cách liên hệ sơ đồ trên với cách sắp đặt chi tiết sản phẩm ở các môn cắt may đã học?
5. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu suất giác sơ đồ Giáo viên đưa ra hai sơ đồ (hai sơ đồ củahai mã hàng khác nhau) và giải thích các thông tin trên hai sơ đồ
Đặt vấn đề: Yếu tố nào ảnh hưởng đến hai sơ đồ trên để tạo ra sự khác biệt giữa hai sơ đồ?
6. Viết thông tin trên sơ đồ Giáo viên đưa ra sơ đồ hoàn chỉnh của một mã hàng.
Đặt vấn đề: Nếu không viết thông tin trên sơ đồ có được không? Tại sao? Từ đó hãy cho biết các thông tin cần có trên sơ đồ?
Xác định vấn đề cho bài dạy số 8 Bài 8: Trải vải bằng tay
Nội dung Vấn đề
1. Xác định chủng loại vải Giáo viên đưa ra mẫu vải.
Đặt vấn đề: Liên hệ kiến thức đã học về nhận biết loại vải, hãy xác định loại mẫu vải đã quan sát.
2. Xác định khổ vải Giáo viên đưa ra cây vải.
Đặt vấn đề: Bằng kiến thức đã học về các khổ vải, làm cách nào để xác định khổ vải của cây vải chính xác?
3. Xác định mặt vải Giáo viên đưa ra hai mẫu vải (mẫu 1: vải còn biên, mẫu 2: vải mất biên)
Đặt vấn đề: Vận dụng kiến thức đã học ở các môn cắt may và kinh nghiệm của bản thân, hãy xác định mặt phải của hai mẫu vải đã cho.
4. Kiểm tra chiều dài bàn vải Đặt vấn đề: Với chiều dài sơ đồ đã có, làm thế nào để chọn bàn vải một cách hợp lý và hiệu quả nhất?
5. Sử dụng thiết bị, dụng cụ trải Đặt vấn đề: Để đặt vải lên bàn để cắt, may sản phẩm, cần những dụng cụ gì? Theo ý kiến cá nhân, những dụng cụ này có được sử dụng trong trải vải công nghiệp không? Ngoài những dụng cụ, thiết bị đó, trên thực tế sản xuất sử dụng những thiết bị nào nữa?
6. Trải vải Giáo viên đưa ra đoạn phim về trải vải
và chiếu chậm, giải thích.
Đặt vấn đề: Liên hệ cách đặt vải của các môn cắt may đã học và quan sát đoạn phim, trình bày qui trình trải vải một cách hợp lý, tiết kiệm nguyên liệu. 7. Trải sơ đồ Giáo viên đưa ra hình ảnh bàn vải đã trải
sơ đồ
Đặt vấn đề: Tại sao trải sơ đồ lên bàn vải? Làm thế nào để trải sơ đồ như bàn vải giống hình?
Giáo án tích hợp bài 3:
GIÁO ÁN SỐ: 03 Thời gian thực hiện: 3 giờ
Tên bài học trước: Ghép cỡ vóc theo phương pháp trừ lùi
Thực hiện từ ngày: