III. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
2. Những đóng góp của đề tài Về mặt lý luận
Về mặt lý luận
Trong đề tài, người nghiên cứu làm rõ những vấn đề liên quan đến dạy học tích hợp. Đặc biệt, đề tài làm rõ giữa lựa chọn phương pháp dạy học tích hợp và thiết kế hoạt động dạy học tích hợp.
Cơ cấu lại nội dung các bài dạy và xây dựng bài giảng tích hợp cho mô đun Công nghệ sản xuất. Và đã áp dụng ở một số bài giảng để đánh giá hiệu quả. Kết quả cho thấy, có sự khác biệt khá lớn, học sinh học theo hướng tích hợp giúp hình thành năng lực hành nghề, giải quyết được những tình huống thực tiễn nghề nghiệp. Kết quả còn cho thấy, việc áp dụng các bài dạy tích hợp vào thực tế rất khả thi.
3. Kiến nghị
Đối với lãnh đạo nhà trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng giáo viên trong việc phổ biến dạy học tích hợp nhiều hơn.
- Thường xuyên tổ chức hội thảo, báo cáo chuyên đề về dạy học tích hợp để giáo viên được trao đổi và học hỏi kinh nghiệm.
- Để áp dụng phương pháp dạy học tích hợp, điều cần thiết phải làm là cấu trúc lại nội dung thành những bài dạy tích hợp/ đơn nguyên học tập.
- Đầu tư trang thiết bị phục vụ cho việc áp dụng dạy học tích hợp.
Đối với giáo viên
- Thường xuyên cập nhật những kiến thức thực tế liên quan đến chuyên môn.
- Tham gia tích cực vào các khóa bồi dưỡng, báo cáo chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm.
- Nghiên cứu về quá trình nhận thức của học sinh để thiết kế các hoạt động một cách hiệu quả và khoa học.