Đối với giáo viên

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất nghề May Thời Trang hệ trung cấp trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai (toàn văn) (Trang 59 - 66)

- Bài dạy là tình huống học tập cụ thể hướng đến giải quyết công việc nghề

Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3.3.2. Đối với giáo viên

Tầm quan trọng của mô đun Công Nghệ Sản Xuất

Bảng 2.9: Mức độ quan trọng mô đun Công Nghệ Sản Xuất

Mức độ Số lượng (phiếu) Tỉ lệ (%)

Rất quan trọng 2 25

Quan trọng 6 75

Ít quan trọng 0 0

Không quan trọng 0 0

Kết quả khảo sát cho thấy, 100% giáo viên cho rằng mô đun Công Nghệ Sản Xuất quan trọng. Đây cũng là một trong lý do dẫn người nghiên cứu lựa chọn mô đun để thực hiện.

Biểu đồ 2.9: Mức độ quan trọng mô đun Công Nghệ Sản Xuất Nội dung mô đun Công Nghệ Sản Xuất

Bảng 2.10: Tính phù hợp nội dung trong chương trình mô đun Công Nghệ

Sản Xuất Mức độ Số lượng (phiếu) Tỉ lệ (%) Rất phù hợp 0 0 Phù hợp 5 62.5 Ít phù hợp 3 37.5 Không phù hợp 0 0

Kết quả khảo sát cho thấy: có đến 62.5% giáo viên cho rằng nội dung phù hợp, 37.5% giáo viên cho rằng nội dung ít phù hợp. Qua trao đổi trực tiếp, nội dung chưa phù hợp thể hiện việc phân bổ các bài trong chương trình. Chính vì đó, người nghiên cứu cơ cấu lại nội dung thành từng bài tương ứng với một công việc trọn vẹn.

Bảng 2.11: Phương pháp dạy học giáo viên sử dụng trong mô đun Công

Nghệ Sản Xuất Mức độ

Phương pháp

Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL

(phiếu) (%)TL (phiếu)SL (%)TL (phiếu)SL (%)TL (phiếu)SL (%)TL Thuyết trình kết

hợp đàm thoại

1 12.5 6 75 1 12.5 0 0

Làm mẫu 1 12.5 7 87.5 0 0 0 0

Nếu và giải quyết

vấn đề 0 0 0 0 7 87.5 1 12.5 Dạy học dự án 0 0 2 25 4 50 2 25 Phương pháp dạy học theo quan điểm định hướng hoạt động (giáo viên định hướng, học sinh tự thực hiện) 0 0 1 12.5 5 62.5 2 25

Kết quả khảo sát cho thấy: phương pháp dạy học giáo viên sử dụng trong mô đun Công Nghệ Sản Xuất ở mức độ thường xuyên, liên tục là hai phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại và làm mẫu. Thông qua trao đổi ý kiến và quan sát cho kết quả 100% giáo viên giảng dạy mô đun Công Nghệ Sản Xuất tiến hành dạy hết phần lý thuyết, sau đó tiến hành dạy phần thực hành. Với mức độ sử dụng thường xuyên phương pháp dạy học truyền thống, cùng với việc dạy lý thuyết và thực hành tách biệt nhau, điều này làm cho người học chỉ tiếp thu kiến thức từ giáo viên, chưa phát huy khả năng tư duy, sáng tạo và xử lý các tình huống khi gặp trong thực tế.

Trang thiết bị, máy móc tại khoa

Bảng 2.12: Trang thiết bị, máy móc tại khoa

Mức độ Số lượng (phiếu) Tỉ lệ (%)

Hiện đại, đầy đủ 6 75

Đầy đủ nhưng cũ, lạc hậu 2 25

Không có 0 0

Kết quả khảo sát cho thấy: trang thiết bị, máy móc tại khoa được trang bị đầy đủ. 75% giáo viên cho rằng trang thiết bị, máy móc tại khoa hiện đại. Đây là điều kiện cơ bản để người nghiên cứu tiến hành dạy học tích hợp. Tuy nhiên, số liệu cho thấy 25% giáo viên cho rằng máy móc đã cũ, lạc hậu. Điều này giúp người nghiên cứu cần tìm hiểu sâu sát hơn và cân nhắc lựa chọn trang thiết bị phù hợp khi tiến hành dạy học tích hợp.

Biểu đồ 2.12: Trang thiết bị, máy móc tại khoa

Sự cần thiết tiến hành dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất Bảng 2.13: Sự cần thiết dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản xuất

Mức độ Số lượng (phiếu) Tỉ lệ (%)

Rất cần thiết 3 37.5

Cần thiết 5 62.5

Ít cần thiết 0 0

Không cần thiết 0 0

Kết quả khảo sát cho thấy: 100% giáo viên cho rằng việc áp dụng dạy học tích hợp là rất cần thiết và cần thiết. Giáo viên nhận thấy rằng việc dạy học tích hợp giúp cho người học phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo.

Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng dạy học

Bảng 2.14: Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng dạy học

Yếu tố Đồng ý Không đồng ý

SL TL (%) SL TL

(%)

Phương pháp dạy học 8 100 0 0

Nội dung dạy học 8 100 0 0

Hình thức tổ chức 6 75 2 25

Phương tiện dạy học 8 100 0 0

Kiểm tra- đánh giá 7 87.5 1 12.5

Trình độ học sinh 6 75 2 25 Trình độ chuyên môn của giáo

viên

8 100 0 0

Kết quả khảo sát cho thấy: hầu hết giáo viên cho rằng các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Trong đó, 100% giáo viên đồng ý kiến về yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học là phương pháp dạy học, nội dung dạy học, phương tiện dạy học và trình độ chuyên môn của giáo viên. Như vậy, khi tiến hành giảng dạy thì người giáo viên cần chú trọng đến việc sử dụng phương pháp dạy học hợp lý, kết hợp với phương tiện dạy học phù hợp, bên cạnh việc xác định nội dung phù hợp, cần thiết nhằm đạt mục tiêu dạy học .

Những yếu tố khó khăn khi tiến hành dạy học tích hợp

Bảng 2.15: Khó khăn khi tiến hành dạy học tích hợp

Yếu tố Đồng ý Không đồng ý

SL TL (%) SL TL

(%)

Phương pháp dạy học 8 100 0 0

Nội dung dạy học 8 100 0 0

Lựa chọn phương tiện dạy học 8 100 0 0

Trình độ học sinh 6 75 2 25

Kết quả khảo sát cho thấy: 100% giáo viên cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp dạy học, nội dung dạy học và phương tiện dạy học. Đây cũng là những yếu tố gây khó khăn đối với giáo viên trong đào tạo nghề nói chung. Việc lựa chọn phương pháp dạy học kết hợp phương tiện dạy học phù hợp, để truyền tải nội dung dạy học đến người người học đòi hỏi người giáo viên tìm hiểu, nghiên cứu kỹ nhằm đem đến hiệu quả dạy học tốt nhất. Qua khảo sát, còn có yếu tố về trình độ học sinh cũng gây khó khăn cho giáo viên khi tiến hành dạy học tích hợp. Tất cả những điều trên giúp người nghiên cứu chú ý khi tiến hành biên soạn giáo án.

62

Mức độ giáo viên sử dụng nguồn học liệu cung cấp cho học sinh

Bảng 2.16: Nguồn học liệu giáo viên sử dụng cung cấp cho học sinh

Mức độ Học liệu

Luôn luôn Thường

xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL

(phiếu) (%)TL (phiếu)SL (%)TL (phiếu)SL (%)TL (phiếu)SL (%)TL Tài liệu in ấn

(phiếu bài tập, phiếu mô tả công việc, phiếu hướng dẫn thực hành ,…)

0 0 2 25 5 62.5 1 12.5

Tài liệu đào tạo dựa trên máy tính

0 0 0 0 5 62.5 3 37.5

Tài liệu nghe nhìn (tranh ảnh, mô hình, máy chiếu,…)

0 0 1 12.5 0 0 7 87.5

Kết quả khảo sát cho thấy: gần như giáo viên không sử dụng các nguồn học liệu thường xuyên. Tất các các học liệu được giáo viên sử dụng rất hạn chế. Trong đó, tài liệu in ấn chỉ sử dụng thường xuyên ở mức độ 25%, 62.5% giáo viên sử dụng thỉnh thoảng và 12.5% giáo viên không bao giờ sử dụng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh.

Yếu tố khó khăn khi biên soạn giáo án tích hợp

Bảng 2.17: Khó khăn khi biên soạn giáo án tích hợp

Yếu tố Rất khó khăn Khó khăn Không khó khăn SL (phiếu) TL (%) SL (phiếu) TL (%) SL (phiếu) TL (%) Mục tiêu 0 0 1 12.5 7 87.5

Nội dung- thời gian cho từng nội dung

0 0 6 75 2 25

Hoạt động dạy và

Phương tiện dạy học 0 0 5 62.5 3 37.5 Kết quả khảo sát cho thấy: 100% giáo viên cho rằng khó khăn khi lựa chọn hoạt động dạy và học trong việc biên soạn giáo án tích hợp. 75% giáo viên cảm thấy khó khăn khi phân bổ nội dung và thời gian trong giáo án. 62.5% giáo viên cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn phương tiện dạy học khi biên soạn giáo án tích hợp. Nhìn chung, việc biên soạn giáo án tích hợp của giáo viên còn rất nhiều lúng túng. Giáo viên khá khó khăn trong việc thiết kế hoạt động dạy và học. Điều này cho thấy, phần lớn giáo viên chưa hiểu hết bản chất của dạy học tích hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua chương 2, người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng dạy và học mô đun Công Nghệ Sản Xuất nghề May Thời Trang hệ trung cấp tại trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai. Người nghiên cứu đưa ra những kết luận sau:

- Học sinh cảm nhận được tầm quan trọng và sự cần thiết của mô đun Công Nghệ Sản Xuất. Nhưng các em không cảm thấy hứng thú với mô đun này. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới các em thụ động, không tích cực trong việc học để chiếm lĩnh tri thức.

- Học sinh cảm thấy phương pháp giảng dạy giáo viên không phù hợp, không thích thú. Vì thế, các hoạt động tham gia hỏi giáo viên bị hạn chế. Các em loay hoay, lo sợ khi giáo viên đặt ra vấn đề cần xử lý.

- Học sinh cảm thấy nội dung trừu tượng, khó hiểu. Điều này cho thấy, phương pháp giảng dạy không phù hợp đã khiến học sinh lúng túng khi tiếp nhận tri thức.

- Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học chủ đạo là thuyết trình kết hợp đàm thoại. Điều này làm cho người học cảm thấy nhàm chán, không chủ động trong học tập.

- Giáo viên cảm thấy khó khăn khi tiến hành dạy học tích hợp. Sự khó khăn từ việc sử dụng phương pháp dạy học, lựa chọn phương tiện dạy học đến việc cơ cấu nội dung dạy học tích hợp. Chính vì điều này, tài liệu giáo viên giới thiệu cũng bị hạn chế, không phong phú để phục vụ cho việc học của các em.

Qua khảo sát thực trạng cho thấy, về mặt học sinh mong muốn giáo viên đổi mới phương pháp dạy học sao cho các em cảm thấy hứng thú, tích cực tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề thực tiễn nghề nghiệp. Trong khi đó, giáo viên cho biết việc dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất là phù hợp và cần thiết. Như vậy, để tiến hành dạy học tích hợp một cách hiệu quả, cần phải lựa chọn phương pháp dạy học hợp lý kết hợp việc lựa chọn phương tiện, nội dung phù hợp.

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất nghề May Thời Trang hệ trung cấp trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai (toàn văn) (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w