Nhược điểm và nguyên nhân của những nhược điểm đó

Một phần của tài liệu Quản trị dự trữ nguyên vật liệu tại nhà máy may xuất khẩu Hiệp Hưng (Trang 47 - 49)

Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

2.4.2.Nhược điểm và nguyên nhân của những nhược điểm đó

- Trong một số đơn hàng, do sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu nên vẫn có nguyên vật liệu thừa sau quá trình sản xuất. Vì thế, tại nhà máy may xuất khẩu Hiệp Hưng, quản trị dự trữ nguyên vật liệu chỉ tập trung vào việc xác định nhu cầu nguyên vật liệu cho từng đơn hàng; lựa chọn nhà cung ứng một số loại nguyên vật liệu mà nhà máy trực tiếp mua sắm, tổ chức tiếp nhận, lưu giữ, bảo quản, cấp phát nguyên vật liệu của từng đơn hàng chờ sản xuất; xác định cách thức xử lý nguyên vật liệu thừa trong nội bộ Công ty và giữa Công ty với khách hàng.Nhà máy chưa chú trọng tới xử lý nguyên vật liệu thừa do tiết kiệm.

sản xuất kinh doanh của nhà máy đang ngày càng phát triển, khách hàng đến với nhà máy ngày càng tăng, các đơn đặt hàng ngày một nhiều hơn nhưng mặt khác cũng cho thấy tính chất khó khăn trong quản lý nguyên vật liệu và hiệu quả quản trị dự trữ nguyên vật liệu đang có dấu hiệu không tốt. Số vòng quay hàng tồn kho đang ngày càng giảm từ 25.16 năm 2008 xuống còn 17,75 năm 2009 và chỉ còn 15,38 năm 2010 đã cho thấy dấu hiệu ứ đọng vốn lưu động, hoạt động quản lý nguyên vật liệu kém hiệu quả và chưa có giải pháp hợp lý để xử lý nguyên vật liệu tồn.

- Những nguyên vật liệu đạt yêu cầu được chuyển tới khu vực hàng đã kiểm tra; đặt trên các giá đỡ cố định hoặc các tấm gỗ hay có khi chỉ là giấy lót nền. Điều này dẫn tới làm giảm chất lượng của nguyên vật liệu trong quá trình bảo quản do khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều hoặc nồm. Hàng đã sản xuất xong được xếp vào một khu.

- Nguyên vật liệu thừa được xếp lẫn trên các tấm gỗ kê cách mặt đất nền 20cm. Nền kho bằng xi măng cát. Tuy nhiên do nguyên vật liệu thừa sau quá trình sản xuất trong những năm qua rất nhiều nên một phần diện tích kho nguyên vật liệu chính 486m2 được dùng làm nơi bảo quản chúng. Chính điều này lại dẫn tới một hệ quả khác là khi cùng một lúc có nhiều mã hàng cùng sản xuất thì sẽ gây khó khăn trong việc sắp xếp nguyên vật liệu trong kho.

- Phụ liệu thường được đặt trong các thùng caton có kích cỡ khác nhau không thích hợp lắm với các giá đỡ hiện tại của nhà máy.

- Với sơ đồ kho bố trí như hiện tại, quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu là tương đối dài, làm giảm hiệu quả công tác vận chuyển, tăng chi phí nhân công...

- Khi nguyên vật liệu nhận về nhiều thường có tình trạng thiếu chỗ để nên “ hàng tạm nhập” nhiều lần phải để sang các khu vực khác; ngoài ra khu vực “ hàng đã sản xuất xong” chưa được bố trí hợp lý, xếp lẫn trong các khu vực khác.

- Hình thức cấp phát nguyên vật liệu theo hạn mức( theo tiến độ kế hoạch) yêu cầu kế hoạch tiến độ phải thật phù hợp với khả năng và nguồn lực của nhà máy. Các khâu, các bộ phận phải thực hiện một cách thật chính xác kế hoạch tiến độ sản xuất. Điều này vẫn chưa được thực hiện một cách hiệu quả ở nhà máy, phòng kế hoạch vật tư chưa thực hiện được chức năng quản lý và điều hòa chung toàn nhà máy.

- Định mức một số loại nguyên vật liệu chưa sát với thực tế dẫn đến thừa, thiếu nguyên vật liệu, thời gian cung cấp định mức lâu làm lãng phí thời gian thực

hiện quy trình gia công.

- Nguyên vật liệu chủ yếu nhập từ nước ngoài. Trong một số lần cung ứng, tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu lớn hoặc thời gian giao hàng vào ban đêm gây nhiều khó khăn cho Công ty.

Một phần của tài liệu Quản trị dự trữ nguyên vật liệu tại nhà máy may xuất khẩu Hiệp Hưng (Trang 47 - 49)