Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 105 - 107)

- Tái phạm nguy hiểm

3.2.2.2. Viện kiểm sát nhân dân

Nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải tăng cường thực hiện tốt vai trò thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, để đẩy mạnh việc phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Việc phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không những có tác dụng đảm bảo trừng trị và giáo dục người phạm tội, mà còn có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung đối với những người có nguy cơ thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đồng thời làm cho người đã phạm tội này không còn điều kiện dễ dàng để tiếp tục thực hiện tội phạm.

Với chức năng theo luật định, Viện kiểm sát phải tăng cường trách nhiệm đảm bảo phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội nói chung, các hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng. Trước tình hình tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đang diễn ra rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng vào các năm gần đây, Viện kiểm sát phải tiến hành một số biện pháp sau đây:

Thứ nhất, Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, đặc biệt là nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, trong đó có những vụ án về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm liên quan đến tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; định hướng cho Cơ quan điều

tra làm rõ tình tiết, căn cứ chứng minh về hành vi phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong vụ án.

Thứ hai, phối hợp với Cơ quan Điều tra, Tòa án, các cơ quan, ban ngành hữu quan giải quyết kịp thời nghiêm minh, đúng pháp luật các vụ án về các tội xâm phạm quyền sở hữu, các vụ án về các tội phạm tham nhũng, các vụ án về xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng…là những vụ án có liên quan đến việc chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đó cũng là những vụ án làm phát sinh ra loại tội phạm này. Việc xử lý phải đảm bảo nghiêm minh, đúng pháp luật, đảm bảo hiệu quả của việc điều tra, truy tố, xét xử, tránh bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội.

Thứ ba, trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, chất lượng luận tội, tranh luận của kiểm sát viên trước phiên tòa phải có nội dung sâu sắc, lập luận cơ sở để buộc tội phải chặt chẽ, phân tích, đánh giá tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, đánh giá hậu quả của nó gây ra cho xã hội để đề xuất mức án hợp lý, tương xứng với tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị cáo. Tôn trọng luận cứ bào chữa của luật sư để xem xét vụ án một cách thận trọng, khách quan, tránh cảm tính dẫn đến việc buộc tội thiếu cơ sở, không thuyết phục hoặc oan, sai. Việc đề xuất mức án phù hợp không những có tính chất trừng trị, răn đe mà còn có ý nghĩa giáo dục và phòng ngừa chung.

Kháng nghị những bản án xử quá nhẹ không tương xứng với tính chất mức độ phạm tội, cho hưởng án treo không đủ điều kiện, có những dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong quá trình xét xử vụ án để nâng cao chất lượng của bản án, góp phần nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.

Thứ tư, tiếp tục rà soát số người bị oan trong các vụ án hình sự, đặc biệt người bị oan, về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có để nhanh chóng giải quyết bồi thường thiệt hại cho họ theo tinh thần Nghị quyết số 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra thuộc trách nhiệm của ngành Kiểm sát nhân dân.

Tăng cường công tác kiểm sát việc thi hành án hình sự, nhất là đối với việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án đối với người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đảm bảo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án đối với người phạm tội phải được thi hành và hình phạt đã tuyên đối với tội phạm phải được áp dụng ngay, đảm bảo tính cưỡng chế, giáo dục, răn đe, phòng ngừa và nghiêm khắc trừng trị của hình phạt đối với loại tội phạm này.

Thông qua công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp cần kịp thời phát hiện những vi phạm trong hoạt động khởi tố, điều tra, bắt, giam, giữ, xét xử, thi hành án, giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động tư pháp để kiến nghị các cơ quan tư pháp khắc phục vi phạm. Kiến nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp đấu tranh phòng ngừa tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Tổng hợp tình hình đề ra các biện pháp khắc phục được tốt, phối hợp với cơ quan Công an, Tòa án tổ chức các Hội nghị chuyên đề về nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Một phần của tài liệu Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)