Tăng cƣờng công tác giáo dục và tuyên truyền phổ biến pháp luật về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có

Một phần của tài liệu Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 109 - 115)

- Tái phạm nguy hiểm

3.1.3.Tăng cƣờng công tác giáo dục và tuyên truyền phổ biến pháp luật về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có

luật về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có

Đặc điểm tâm lý nổi bật của người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đó là tính tư lợi, lòng tham của con người. Do nhận thức mua tài sản của người phạm tội, là loại tài sản bất hợp pháp, nắm bắt được tâm lý của người phạm tội mà có tài sản, nên người chứa chấp hoặc tiêu thụ thường mua tài sản với giá rất rẻ, việc mua bán thường lén lút, không công khai. Phần lớn những người khi chứa chấp hoặc tiêu thụ loại tài sản không rõ nguồn gốc, đều biết rõ đó là tài sản do phạm tội mà có, số ít còn lờ mờ chưa rõ ràng, hoặc không biết đó là tài sản do phạm tội mà có, bởi họ tin vào lời giải thích của người phạm tội về lý do mà có tài sản. Tuy nhiên việc mua rẻ, bán đắt, hoặc không tiếp tục mua đi bán lại, thì giá trị sử dụng của tài sản đó bao giờ cũng lớn hơn số tiền mà họ đã bỏ ra mua, đây chính là điểm đã kích thích người chứa chấp hoặc tiêu thụ tiếp tục phạm tội. Vì vậy, cần tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng, xây dựng tinh thần cảnh giác, bảo vệ tài sản, ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm sở hữu, không tiếp tay cho

tội phạm như chứa chấp hoặc tiêu thụ những tài sản do phạm tội mà có. Phải phát huy vai trò của các tổ chức Đoàn, Hội đặc biệt là vai trò của Đoàn thanh niên, của Mặt trận Tổ quốc trong việc giáo dục nếp sống cộng đồng, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau, làm cho mọi người thấy được sức mạnh của đoàn kết, đấu tranh vượt qua nhu cầu ích kỷ cá nhân, mạnh dạn đấu tranh, tố giác những hành vi vi phạm pháp luật, xây dựng một cộng đồng đoàn kết, không có tội phạm và tệ nạn xã hội, tôn trọng pháp luật.

Cần bám sát những quan điểm chỉ đạo của Đảng, chương trình của Chính phủ về đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp. Thông qua việc truyền đạt, giải thích rộng rãi đến mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân về những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, sẽ giúp mọi người hiểu và biết được các quy định pháp luật hiện hành, từ đó thuyết phục, giáo dục, động viên, khuyến khích họ sống và làm việc tuân theo pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm tự giác đấu tranh phát hiện và tố giác tội phạm, không thực hiện các hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Để hạn chế, ngăn chặn tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, thì công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật, mà đó còn là trách nhiệm của toàn dân, giúp cho nhân dân hiểu được muốn có được tài sản và sở hữu nó thì chỉ có thể bằng con đường lao động chân chính, tất cả những hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có đều bị xử lý trước pháp luật. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật còn có ý nghĩa giúp cho nhân dân hiểu được những tài sản nào là những tài sản có nguồn gốc rõ ràng, việc mua bán trao đổi phải được công khai, ngay thẳng, những tài sản có giá trị lớn thì việc mua bán phải được đảm bảo qua các thủ tục hành chính của Nhà nước, phải có ý thức cảnh giác, đánh giá, suy luận và cảm nhận bằng niềm tin nội tâm để

xác định đối tượng là người có tài sản muốn được chứa chấp hoặc tiêu thụ. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật còn có ý nghĩa hơn khi Tòa án lựa chọn những vụ án điển hình về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có để xét xử lưu động tại các phường, xã, thị trấn, thông qua phiên tòa giúp cho nhân dân thấy được những tác hại của loại tội phạm này và hậu quả của nó. Mặt khác công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần phải được chú trọng đặc biệt hơn đối với các đối tượng dễ có khả năng phạm tội, đó là các đối tượng sống lang thang, không có việc làm hoặc có biểu hiện mắc các tệ nạn xã hội, các đối tượng đã có tiền án, tiền sự, đặc biệt là đối với các đối tượng đã từng bị xử phạt về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Các hoạt động tuyên truyền nói trên phải đảm bảo thực sự có chiều sâu và hiệu quả, không mang tính bề nổi, phong trào. Vì vậy, các hình thức tuyên truyền phải gần gũi với nhân dân như tổ chức nói chuyện về pháp luật trong các cuộc họp tổ dân phố, họp thôn, xã. Biểu dương thành tích các công dân tham gia phòng chống tội phạm, tổ chức phát thanh, truyền hình những chuyên đề pháp luật về loại tội này. Việc phổ biến tuyên truyền pháp luật có hiệu quả sẽ làm hạn chế được tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Để sự nghiệp đổi mới tiếp tục phát triển và thực hiện được các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đề ra, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp giữa sự phát huy nội lực và nhân tố bên ngoài, trong đó nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự nói chung, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng, là yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay.

Trên cơ sở phân tích những quy định về tội chứa chấp, hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng; quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp và đấu tranh phòng, chống tội phạm, tác giả luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng. Đó là giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có của các cơ quan bảo vệ pháp luật và giải pháp tăng cường công tác giáo dục và tuyên truyền phổ biến pháp luật về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, trong đó việc hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là giải pháp có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

KẾT LUẬN

1. Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, mặc dù có mối liên hệ về mặt khách quan với tội phạm do người khác thực hiện, nhưng không phải là nguyên nhân gây ra hậu quả của tội phạm đó. Đây là đặc điểm giúp phân biệt hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có với những hành vi của người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức trong đồng phạm. Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng nó không nằm trong mối liên kết thống nhất với tội phạm được thực hiện bởi người khác. Người thực hiện tội phạm trước đó không biết trước được việc tài sản do mình mang về từ hành vi phạm tội sẽ được người khác chứa chấp hoặc tiêu thụ.

2. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đã được quy định rất sớm trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam. Điều đó chứng tỏ, các nhà nước phong kiến đã nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của loại tội phạm này. Đáng chú ý, trong Bộ luật Hồng Đức, tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được nhà làm luật đánh giá là ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với tội phạm chính (ăn trộm). Người mua phải đồ gian, nhưng ngay tình, thì được lấy lại số tiền đã mua ở người bán, còn đồ gian thì được trả lại cho người mất trộm. Đây là quy định rất hợp lý, hợp tình, thể hiện trình độ kỹ thuật lập pháp rất cao của Bộ luật Hồng Đức.

Trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định tại Điều 250. So với quy định tương ứng tại Điều 201 Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999 có tiến bộ hơn, như việc quy định tài sản, vật phạm pháp, thu lợi bất chính lớn tương ứng với bốn loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.

3. Số vụ án về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có do Tòa án các cấp xét xử từ năm 1997 đến 2006 diễn biến phức tạp. Năm 1998 được thể hiện là năm có số vụ án này cao nhất, tiếp đến năm 1997, các năm 1999, 2000 có số lượng tương đương nhau, giảm mạnh vào năm 2002, các năm gần đây có chiều hướng tăng dần, đặc biệt là mới 9 tháng năm 2006 số vụ án này đã tăng gần bằng cả năm 2004. Số lượng người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, bị xét xử về tội này cao nhất vào năm 1999, tiếp đến các năm 1997, 1998, số người phạm tội bị xét xử cũng giảm mạnh vào năm 2002, các năm gần đây số người phạm tội này bị xét xử tăng dần và cũng tương ứng với số vụ án bị đưa ra xét xử như phân tích ở phần trên. Thực tiễn xét xử cũng đã đặt ra không ít vướng mắc mà khoa học luật hình sự phải nghiên cứu giải quyết như không quy định về định lượng giá trị tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong trường hợp chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, cũng như chưa có hướng dẫn về việc người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản của những người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm…, những vướng mắc này không chỉ gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến sự chưa thống nhất trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan này.

4. Trên cơ sở phân tích những quy định về tội chứa chấp, hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng; quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp và đấu tranh phòng, chống tội phạm, tác giả luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng. Đó là giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, nâng cao hiệu

quả hoạt động áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có của các cơ quan bảo vệ pháp luật và giải pháp tăng cường công tác giáo dục và tuyên truyền phổ biến pháp luật về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, trong đó việc hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là giải pháp có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Một phần của tài liệu Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 109 - 115)