SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI CHỨA CHẤP

Một phần của tài liệu Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 83 - 90)

- Tái phạm nguy hiểm

3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI CHỨA CHẤP

CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI CHỨA CHẤP HOẶC

TIÊU THỤ TẢI SẢN DO NGƢỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ

3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI CHỨA CHẤP NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƢỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ

Trong những năm qua, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta về cơ bản ổn định, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và thực lực kinh tế tiếp tục được tăng cường, quan hệ quốc tế không ngừng được mở rộng, những tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực năm 1997 đã được khắc phục.

Tuy nhiên, những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị và an ninh quốc tế, sự phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới và những biến động giá cả trên thị trường quốc tế, nạn dịch bệnh mới xuất hiện, những diễn biến bất thường về thời tiết và khí hậu, sự chống phá của các thế lực thù địch đã gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân ta đã nỗ lực phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã đề ra. Công cuộc phát triển kinh tế đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Việc mở rộng quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình tạo thêm thuận lợi cho nhân dân ta đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh hơn. Bên cạnh đó, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, gắn với tệ quan liêu,

tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục. Trong thời gian tới, đất nước ta có cơ hội lớn để tiến lên, tuy khó khăn còn nhiều. Đòi hỏi bức xúc của toàn dân tộc lúc này là phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững hơn.

Trong thời gian qua, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nói chung, áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng, đã có những đóng góp quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới, nhưng cũng đã bộc lộ những khuyết điểm, yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới; còn nhiều trường hợp có sai sót trong áp dụng pháp luật, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Vì những lẽ đó, để sự nghiệp đổi mới tiếp tục phát triển và thực hiện được các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đề ra, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp giữa sự phát huy nội lực và nhân tố bên ngoài, trong đó nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự nói chung, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng, là yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay. Ngoài những yêu cầu mang tính định hướng trên, sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, còn xuất phát trên cơ sở những yêu cầu sau:

Thứ nhất, yêu cầu xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội nói chung, các hành vi phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội nói riêng.

Trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, những quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân được tôn trọng và bảo vệ, cho nên mọi hành vi phạm tội nói chung, các hành vi phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng phải được xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm minh ở đây được hiểu theo đúng kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1988:

Xử lý nghiêm có nghĩa là mọi hành vi phạm tội đều bi xử lý, không được phép bỏ qua. Minh là xử đúng người phạm tội, đúng tính chất và mức độ phạm tội, đúng luật pháp. nghiêm phải luôn luôn đi đối với minh. Nghiêm mà không minh sẽ dẫn đến tả khuynh, trừng trị tràn lan hoặc vì cảm tình, nể nang hay vì áp lực nào đó, thậm chí tiêu cực (hối lộ) mà xét xử trái pháp luật (có tội thành không, không tội thành có, nhẹ thành nặng hay ngược lại [9, tr. 88].

Hiện nay, các loại tội xâm phạm về sở hữu, các loại tội phạm khác có liên quan đến tài sản và thu lợi bất chính, có chiều hướng tăng, chưa được xử lý nghiêm minh. Tính chất, mức độ phạm tội của các loại tội phạm này ngày càng phức tạp, đó cũng chính là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Trong vài năm gần đây hành vi này cũng ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp hơn, thực hiện bằng nhiều phương pháp, thủ đoạn khác nhau, tội phạm không chỉ được thực hiện một cách đơn giản như mua đi bán lại hoặc hoạt động chui lủi mà để tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, người phạm tội còn mang tài sản mà họ chiếm đoạt, tiêu thụ ở nhiều địa bàn khác nhau, nên tội phạm này được phát triển thành những đường dây liên tỉnh, chúng liên kết thành những ổ nhóm có tổ chức chặt chẽ, nổi lên ở những thành phố lớn như Hà nội có "Chợ Giời" ở Hải phòng có "Chợ Sắt" và Thành phố Hồ Chí Minh, các tài sản có được từ những hành vi trộm cắp tài sản, cướp tài sản hay cướp giật tài

sản… thường được tiêu thụ tại những điểm này với giá rẻ. Do đặc thù họ là những tiểu thương thường buôn bán, kinh doanh nhiều loại hàng hóa, nên những tài sản do phạm tội mà có được trà trộn với những mặt hàng cùng loại, rất khó cho việc kiểm soát. Nhiều trường hợp người bị hại sau khi bị mất tài sản, đã tìm thấy tài sản của mình tại những gian hàng này, nhưng họ đã phải mua lại với giá cao hoặc bằng giá thị trường.

Tài sản do người khác phạm tội mà có không chỉ là những tài sản có giá trị nhỏ từ những hành vi trộm cắp tài sản, cướp tài sản hay cướp giật tài sản… mà còn có nhiều tài sản không rõ ngườn gốc là những động sản lớn như xe máy, ô tô được du nhập vào trong nước bằng nhiều con đường khác nhau, có được bằng việc thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác. Để tiêu thụ được những tài sản này, chúng tìm mọi cách như làm giả giấy tờ, hợp pháp hóa các thủ tục hành chính để biến các tài sản này thành những tài sản có nguồn gốc hợp pháp, nhằm tiêu thụ một cách công khai dễ dàng để hưởng lợi bất chính.

Hình thức chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được núp dưới nhiều dạng khác nhau với những tên gọi của cửa hàng hay các hình thức quảng cáo, nhằm thu hút những đối tượng phạm tội sau khi chiếm đoạt được tài sản tìm đến những cửa hàng này để được tiêu thụ như "Cửa hiệu cầm đồ", "Cửa hàng cho vay với lãi suất thấp", "Cửa hàng chuyên mua lại đồ cũ với giá cao"…

Những hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, không những đã làm tăng các loại tội phạm có tính chiếm đoạt, các loại tội có liên quan đến tài sản và hưởng lợi bất chính, mà nó còn làm phát sinh thêm nhiều loại tội phạm khác. Có nhiều nguyên nhân làm phát triển loại tội phạm này, trong đó có nguyên nhân từ tác động của nền kinh tế thị trường. Trong những năm qua mặt kinh tế - xã hội của đất nước ta có nhiều thay đổi, tốc độ kinh tế tăng trưởng nhanh và luôn giữ ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, chính nền kinh tế thị trường lại là nguyên nhân của nhiều hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong xã hội, các giá trị đạo đức, chuẩn

mực truyền thống bị phá vỡ, tính chất cạnh tranh gay gắt đã làm xuất hiện sự đua chen, đố kỵ, sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, hám lợi ở một bộ phận không nhỏ trong nhân dân. Người thực hiện tội phạm này cũng chịu ảnh hưởng và trong họ xuất hiện tâm lý tiêu cực dẫn đến cố ý vi phạm pháp luật, thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính, quyết định đến xu hướng phát triển của tội phạm này. Trong cơ chế thị trường, dư luận xã hội nhạy bén hơn, công khai hơn nhưng cũng bộc lộ một số biểu hiện tiêu cực trong dư luận xã hội, tâm trạng xã hội. Trong xã hội hiện nay nhìn chung dư luận chưa thật sự quan tâm và chưa có thái độ quyết liệt trong việc góp phần đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, thậm chí không ít người do hám lợi, còn đồng tình và bao che cho những hành vi vi phạm pháp luật như không phối hợp với các cơ quan chức năng tìm chỗ chứa chấp, tiêu thụ tài sản hoặc khắc phục tài sản để trả lại cho người bị hại. Ngoài ra còn kể đến về trình độ nhận thức và sự kém hiểu biết, thiếu ý thức tôn trọng pháp luật của một bộ phận dân cư cùng với chính sự bất cập của pháp luật trong việc quản lý xã hội đã dẫn đến thái độ tâm lý tự do, vô tổ chức, vô kỷ luật, coi thường pháp luật…

Mặt khác, hoạt động tuyên truyền giáo dục những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, còn kém hiệu quả, hoạt động kiểm tra phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật chưa kịp thời, chưa nghiêm minh cũng là nguyên nhân để hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có tồn tại và phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Đó cũng chính là sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, và để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng, không chỉ là trách nhiệm của các

cơ quan bảo vệ pháp luật mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của mọi tầng lớp nhân dân.

Thứ hai, yêu cầu cải cách tư pháp, nâng cao hiệu quả hoạt động tư pháp. Nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự, đặc biệt quan tâm đến việc cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng của hoạt động tư pháp, nhằm đáp ứng được tốt yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay và thời gian tới. Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về vấn đề này trong những năm vừa qua được thể hiện rõ nét qua các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng các lần thứ VI, VII, VIII, IX và X, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa VII), Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII), nhất là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-05-2005 của Bộ Chính trị "Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020", Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 của Bộ Chính trị "Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020"… Đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, trong thời gian qua Chính phủ đã ra Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg ngày 31-07-1998 phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, đồng thời Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo 138/CP để chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm trong thời gian tới. Ngày 8-11-2004, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Chỉ thị số 37/2004/CT-TTg về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010. Tại Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP, Chính phủ đã

giao nhiệm vụ cho từng Bộ, ngành, Chính quyền địa phương trong việc tổ chức, phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm. Quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết trên, công cuộc cải cách tư pháp đã được các cấp ủy, tổ chức Đảng lãnh đạo tổ chức thực hiện với quyết tâm cao đạt được nhiều kết quả. Nhận thức và sự quan tâm của toàn xã hội đối với công tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản nói riêng, đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, việc triển khai và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp chưa nghiêm. Trong thời gian tới, ngành tư pháp mong muốn được sự quan tâm của Đảng và sự quan tâm của Nhà nước nhiều hơn nữa, có cơ chế cụ thể để chỉ đạo sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tư pháp, để công tác tư pháp có những chuyển biến mạnh mẽ, đồng thời để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, công tác tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm nói chung, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm có nói riêng; bảo vệ trật tự, kỷ cương, bảo đảm tôn trọng quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào công tác tư pháp. Các cơ quan tư pháp phải dựa vào nhân dân để hoạt động, đồng thời phải là lực lượng nòng cốt, chỗ dựa vững chắc của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng, đồng thời

Một phần của tài liệu Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)