hình sự năm 1999.
4- Mặt chủ quan của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có khác phạm tội mà có
Khoa học luật hình sự đã chỉ ra rằng, tội phạm là thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội. Với ý nghĩa là một mặt của một hiện tượng thống nhất, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại độc lập mà luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm.
Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội gồm nhiều nội dung khác nhau, nhưng những nội dung thuộc mặt chủ quan của tội phạm có ý nghĩa về mặt hình sự là động cơ, mục đích, lỗi.
Lỗi của người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là lỗi cố ý, người phạm tội biết rõ là tài sản do người khác phạm tội mà có, nhưng vẫn chứa chấp, tiêu thụ. Nếu người chứa chấp, tiêu thụ tài sản không biết được đó là tài sản do phạm tội mà có, thì hành vi đó không cấu thành tội phạm này. Nói cách khác, khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội biết rằng đang thực hiện một hành động Nhà nước cấm làm và xã hội lên án, người phạm tội cũng nhận thức được về tính bất hợp pháp của tài sản mà họ chứa chấp hoặc tiêu thụ.
Mục đích phạm tội được hiểu là cái mốc được đặt ra trong ý thức chủ quan của người phạm tội cho hành vi phạm tội phải đạt đến. Trước khi thực hiện hành vi khách quan, người phạm tội đã có sẵn trong ý thức một mục đích hành động cụ thể, người phạm tội đã có sự hình dung về những hành vi mà
mình sẽ thực hiện. Thông qua hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản, người phạm tội thường mong muốn có được những lợi ích nhất định để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân của bản thân mình hoặc người thân thích. Tuy nhiên, đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Trong khoa học luật hình sự, động cơ phạm tội được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Động cơ phạm tội trong tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Động cơ phạm tội của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, có thể là tham lam, tư lợi hoặc do cả nể, thương hại… Thông thường, người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có khi thực hiện hành vi phạm tội bị thúc đẩy bởi mong muốn có được lợi ích cá nhân. Lợi ích thu được do thực hiện hành vi chứa chấp hoăc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có sẽ thỏa mãn những nhu cầu nhất định của người phạm tội.
Đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan như lỗi, động cơ, mục đích phạm tội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mặc dù các dấu hiệu của mặt chủ quan của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đều phản ánh tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhưng chỉ có lỗi là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
2.1.2. Trách nhiệm hình sự đối với ngƣời phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có
2.1.2.1. Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo khoản 1 Điều 250 hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo khoản 1 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999
Người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản1 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 sẽ bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Điều luật quy định, người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều này. Như vậy, nhà làm luật không định lượng giá trị tài sản do phạm tội mà có đã được chứa chấp hoặc tiêu thụ. Với quy định này, người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có với bất cứ giá trị nào, chỉ cần không hứa hẹn trước và biết rõ đó là tài sản do người khác phạm tội mà có đều phạm tội này. Đây là vấn đề cần chú ý, vì một trong những điểm mới nổi bật của Bộ luật hình sự năm 1999 so với Bộ luật hình sự năm 1985 là đã định lượng giá trị tài sản trong một số tội xâm phạm sở hữu, đây không chỉ là mốc ranh giới phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm hành chính, hành vi vi phạm kỷ luật mà còn là tiêu chí để định ra các khung hình phạt của các tội phạm. Như vậy, cần phân biệt: nếu những trường hợp như trộm cắp tài sản giá trị dưới 500.000 đồng và không có tình tiết nào khác làm cho tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi tăng lên, thì không bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản, mà chỉ được coi là hành vi vi phạm hành chính hoặc hành vi vi phạm kỷ luật; trong khi đó những trường hợp chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có giá trị dưới 500.000 đồng và không có tình tiết nào khác làm cho tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi tăng lên, không hứa hẹn trước và biết rõ đó là tài sản do người khác phạm tội mà có, thì vẫn phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Trong khung hình phạt: bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, nhà làm luật đã kết hợp hai loại chế tài pháp lý hình sự: chế tài lựa chọn quy định ba loại hình phạt: hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù có thời hạn, chế tài tương đối dứt khoát quy định mức tối thiểu, tối đa của hình phạt tiền, mức tối đa của hình phạt cải tạo không giam giữ, mức tối thiểu và tối đa của hình phạt tù có thời hạn. Việc quy định mức tối thiểu của hình phạt tiền là năm triệu đồng là quá thấp, không có tác dụng răn đe, giáo dục đối với người phạm tội. Mặt khác, hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ là loại hình phạt không tước tự do khác về bản chất hình phạt tù có thời hạn là loại hình phạt tước tự do. Cho nên, việc quy định chế tài lựa chọn với ba loại hình phạt trong một khung hình phạt, sẽ tạo điều kiện cho việc tùy tiện áp dụng pháp luật hình sự.
2.1.2.2. Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo khoản 2, 3, 4 Điều hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo khoản 2, 3, 4 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999
Khoản 2, 3, 4 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 là các cấu thành tội phạm tăng nặng của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khoản này, phải có một tình tiết tăng nặng tương ứng, phản ánh tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên và phù hợp với khung hình phạt đã được quy định trong điều luật.
Các tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 2 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 là: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn. Các tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 3 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 là: tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn, thu lợi bất chính rất lớn. Các tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 4 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 là: tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn, thu lợi bất chính đặc biệt lớn.