2- Mặt khách quan của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có khác phạm tội mà có
Hành vi khách quan của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Một trong bốn yếu tố của tội phạm là mặt khách quan, trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi nguy hiểm cho xã hội là biểu hiện cơ bản nhất. Hành vi khách quan đặc trưng của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được thể hiện bởi hai loại hành vi: chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có như tham ô tài sản, trộm cắp tài sản, cướp tài sản… Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được thực hiện sau khi tội phạm do người khác thực hiện đã kết thúc, không có sự thỏa thuận trước với người phạm tội và không nằm trong mối quan hệ nhân quả với tội phạm đó. Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được biểu hiện dưới các hình thức sau:
- Cho người phạm tội cất giấu tài sản tại nhà mình, tại nơi làm việc, nhận hộ tài sản do phạm tội mà có là tài sản của mình.
- Giúp người phạm tội cất giấu tài sản do phạm tội mà có. - Chuyển đổi tài sản do phạm tội mà có lấy tài sản hợp pháp. - Mua lại tài sản mặc dù biết đó là tài sản do phạm tội mà có. - Đem bán hộ tài sản do người khác phạm tội chiếm đoạt được.
Những hành vi này phải được tiến hành mà không có sự hứa hẹn từ trước với người thực hiện tội phạm nguồn. Nếu có sự hứa hẹn trước thì người chứa chấp, tiêu thụ tài sản sẽ bị coi là đồng phạm với người đã thực hiện tội phạm nguồn với vai trò giúp sức.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản