NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƢỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 32 - 38)

SẢN DO NGƢỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI

Nghiên cứu những quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong pháp luật hình sự nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Liên bang Nga, Nhật Bản, Vương quốc Thụy Điển… cho thấy, các nước đã ghi nhận tội phạm này trong pháp luật hình sự nước mình với các quy định khác nhau.

Bộ luật hình sự Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quy định loại tội phạm này tại hai điều luật với các chế tài khác nhau. Điều 107. Tội tàng trữ, mua

bán tài sản của Nhà nước hoặc của tập thể bị chiếm đoạt, chương IV. Các tội xâm phạm quyền sở hữu tập thể của Nhà nước hoặc sở hữu tập thể quy định:

Người nào biết rõ tài sản của Nhà nước hoặc của tập thể bị chiếm đoạt do cướp, trộm cắp, lừa đảo, tham ô hoặc bằng các hành vi trái pháp luật khác mà cất giữ, mua bán, thì bị phạt tước quyền tự do từ ba tháng đến hai năm.

Trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, có tổ chức thành băng hoặc trường hợp gây thiệt hại lớn thì bị phạt tước quyền tự do từ một năm đến năm năm [14, tr. 33-34].

Điều 115. Tội cất giữ, mua bán tài sản của công dân bị chiếm đoạt, chương V. Các tội xâm phạm quyền sở hữu của công dân quy định:

Người nào biết rõ tài sản của người khác bị chiếm đoạt bằng cách cướp, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo, lợi dụng tín nhiệm hoặc bằng các phương pháp khác mà vẫn lấy, mua, cất giữ hoặc mang đi bán thì bị phạt tước quyền tự do từ ba tháng đến một năm.

Trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, có tổ chức thành băng hoặc trường hợp gây thiệt hại lớn thì bị phạt tước quyền tự do từ một năm đến năm năm [14, tr. 36].

Như vậy, trong pháp luật hình sự Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định không cần phân biệt có hứa hẹn trước hay không? Theo pháp luật hình sự nước này, chỉ cần biết rõ tài sản của Nhà nước hoặc của tập thể bị chiếm đoạt do cướp, trộm cắp, lừa đảo, tham ô hoặc bằng các hành vi trái pháp luật khác mà cất giữ, mua bán hoặc biết rõ tài sản của người khác bị chiếm đoạt bằng cách cướp, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo, lợi dụng tín nhiệm hoặc bằng các phương pháp khác mà vẫn lấy, mua, cất giữ hoặc mang đi bán, thì hành vi đó cấu thành tội phạm tương ứng được quy định tại Điều 107 hoặc Điều 115.

Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1996 của Liên bang Nga quy định về tội sở hữu hoặc tiêu thụ tài sản biết rõ do phạm tội mà có như sau:

1. Không hứa hẹn trước mà sở hữu hay tiêu thụ tài sản biết rõ do phạm tội mà có,

- Thì bị phạt tiền từ 50 lần đến 100 lần mức thu nhập tối thiểu hay mức lương hay khoản thu nhập khác của người bị kết án trong thời gian đến 1 tháng hoặc bị phạt lao động bắt buộc từ 180 giờ đến 240 giờ hoặc lao động cải tạo từ 1 năm đến 2 năm.

1. Cũng hành vi đó, nếu:

a) Do người trước đây đã bị kết án về tội chiếm đoạt, cưỡng đoạt hoặc sở hữu hay tiêu thụ tài sản biết rõ do phạm tội mà có;

b)Với số lượng lớn;

c) Do một nhóm người có dự mưu thực hiện,

- Thì bị phạt hạn chế tự do đến 3 năm hoặc bị phạt giam từ 4 tháng đến 6 tháng hoặc bị phạt tù đến 4 năm, bị phạt tiền đến 50 lần mức thu nhập tối thiểu hay mức lương hay khoản thu nhập khác của người bị kết án trong thời gian đến 1 tháng.

2. Hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nếu do một nhóm người có tổ chức thực hiện,

- Thì bị phạt tù đến 5 năm, bị phạt tiền đến 100 lần mức thu nhập tối thiểu hay mức lương hay khoản thu nhập khác của người bị kết án trong thời gian đến 1 tháng [35, tr. 97].

Từ quy định trên cho thấy, quy định về tội sở hữu hoặc tiêu thụ tài sản biết rõ do phạm tội mà có trong pháp luật hình sự Liên bang Nga về cơ bản tương tự như quy định tương ứng trong pháp luật hình sự Việt Nam, chỉ có khác về các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt và chế tài hình sự được áp dụng. Việc quy định tội hợp pháp hóa (tẩy rửa) tiền hoặc tài sản có được

một cách bất hợp pháp là một kinh nghiệm lập pháp hình sự có giá trị mà các nhà lập pháp hình sự Việt Nam cần tham khảo, bởi lẽ hành vi hợp pháp hóa tiền hoặc tài sản có được một cách bất hợp pháp chưa được tội phạm hóa trong luật hình sự Việt Nam.

Khác với pháp luật hình sự Liên bang Nga, pháp luật hình sự Nhật Bản quy định chương XXXIX về các tội liên quan đến tài sản có được do phạm tội. Điều 256 Bộ luật hình sự Nhật Bản quy định về tội nhận, mua bán tài sản do phạm tội mà có như sau:

1. Người nào nhận tài sản có được do phạm các tội về tài sản thì bị phạt tù có lao động bắt buộc đến 3 năm.

2. Người nào vận chuyển, nhận đặt cọc, mua bán hoặc hành động với tư cách là người môi giới cho những hoạt động bằng tài sản có được do phạm các tội về tài sản thì bị phạt tù có lao động bắt buộc đến 10 năm hoặc bị phạt tiền đến 500.000 yên [12, tr. 69]. Điều 257 quy định về tội nhận, mua bán tài sản do phạm tội mà có giữa những người thân với nhau:

1. Người nào thực hiện tội phạm quy định tại Điều 256 trên đây thì được miễn hình phạt, nếu tội phạm xảy ra giữa những người thân thích cùng dòng máu trực hệ, giữa vợ chồng hoặc giữa những người thân thích cùng chung sống trong gia đình và vợ hoặc chồng của những người đó.

2. Các quy định của khoản 1 trên đây không áp dụng đối với những người đồng phạm là người không thân thích [12, tr. 70]. Như vậy, trong pháp luật hình sự Nhật Bản, hành vi vận chuyển, nhận đặt cọc, mua bán hoặc hành động với tư cách là người môi giới cho những hoạt động bằng tài sản có được do phạm các tội về tài sản, bị coi là phạm tội nhận, mua bán tài sản do phạm tội mà có. So với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ

tài sản do người khác phạm tội mà có trong pháp luật hình sự Việt Nam, tội nhận, mua bán tài sản do phạm tội mà có trong pháp luật hình sự Nhật Bản có nội hàm rộng hơn, bao quát cả hoạt động sử dụng tài sản do phạm tội mà có vào hoạt động kinh doanh. Đây là vấn đề cần được các nhà làm luật nước ta quan tâm, nghiên cứu.

Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển có quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có tại chương 9. Tội lừa đảo và các tội gian dối khác. Điều 6 Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển quy định:

Người nào mua tài sản do người khác phạm tội mà có hoặc sử dụng tài sản đó hoặc dính dáng với nó dưới các hình thức khác gây khó khăn cho việc truy thu, thì bị phạt tù đến hai năm về tội nhận tài sản trộm cắp. Nếu tội phạm ít nghiêm trọng thì bị phạt tiền hoặc phạt tù đến sáu tháng.

Quy định này cũng áp dụng đối với người nào thu lợi bất chính từ thu nhập do phạm tội mà có của người khác bằng việc thúc nợ, chuyển nhượng tài sản hoặc các hình thức tương tự khác đòi quyền lợi từ tài sản do phạm tội mà có.

Người nào trong các hoạt động kinh doanh hoặc một phần của hoạt động kinh doanh được tiến hành thường xuyên hoặc trên quy mô lớn mà có được tài sản hoặc bằng cách gây khó khăn cho việc thu hồi, nhận một tài sản nào đó mà người khác có thể suy luận một cách hợp lý là do phạm tội mà có, thì cũng bị kết án nhận tài sản do trộm cắp.

Phạm tội nói ở đoạn 1 và đoạn 2 Điều này trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ sáu tháng đến bốn năm [27, tr. 26]. Điều 7 Bộ luật này có quy định về tội vô ý nhận tài sản bị trộm cắp:

Nếu người phạm tội nói tại đoạn 1 Điều 6 không biết nhưng có cơ sở pháp lý để nhận định rằng đó là tài sản do người khác phạm tội mà có thì bị kết án về tội vô ý nhận tài sản bị trộm cắp và bị phạt tiền hoặc phạt tù đến sáu tháng.

Người nào đồng phạm các tội nói tại đoạn 1, Điều 6 trong trường hợp không biết nhưng có cơ sở để biết rằng tội phạm đang được thực hiện thì cũng bị xử phạt về tội vô ý nhận tài sản trộm cắp [27, tr. 26].

Từ những quy định trên, có thể thấy, trong pháp luật hình sự Vương quốc Thụy Điển, hành vi mua tài sản do người khác phạm tội mà có hoặc sử dụng tài sản đó hoặc dính dáng với nó dưới các hình thức khác gây khó khăn cho việc truy thu được coi là nguy hiểm cho xã hội hơn là hành vi mua tài sản do người khác phạm tội mà có. Mặt khác, pháp luật hình sự của nước này còn quy định hành vi nhận tài sản do người khác phạm tội mà có do không biết nhưng có cơ sở pháp lý để nhận định rằng, đó là tài sản do người khác phạm tội mà, thì phạm tội vô ý nhận tài sản bị trộm cắp. Đây là một cách nhìn nhận mới của các nhà lập pháp nước này về loại hành vi này.

Từ sự phân tích ở trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, những quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong pháp luật hình sự của các nước: Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Liên bang Nga, Nhật Bản, Vương quốc Thụy Điển… rất khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm lý xã hội của từng nước.

Thứ hai, pháp luật hình sự Liên bang Nga có quy định tội hợp pháp hóa (tẩy rửa) tiền hoặc tài sản có được một cách bất hợp pháp, còn pháp luật hình sự Nhật Bản, Vương quốc Thụy Điển không quy định tội rửa tiền thành

một tội độc lập, nhưng có đề cập hành vi này trong tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Thứ ba, pháp luật hình sự Vương quốc Thụy Điển đã đề cập tội vô ý nhận tài sản bị trộm cắp. Việc ghi nhận tội phạm này trong pháp luật hình sự thể hiện trình độ văn hóa rất cao của nước này.

Một phần của tài liệu Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)