Cơ quan điều tra

Một phần của tài liệu Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 107 - 109)

- Tái phạm nguy hiểm

3.2.2.3. Cơ quan điều tra

Để nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, cơ quan Công an cần thực hiện một số việc sau đây:

Thứ nhất, làm tốt công tác tiếp nhận, xử lý tin báo về hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có của quần chúng nhân dân, cơ quan, tổ chức.

Khi có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có xảy ra, thông thường công dân hoặc cơ quan, tổ chức thông báo vụ việc này bằng nhiều hình thức khác nhau cho cơ quan Công an. Hoạt động tiếp nhận, xử lý tin báo ban đầu có vai trò đặc biệt trong việc phát hiện tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và người phạm tội. Những tin báo của cơ quan, tổ chức hoặc quần chúng là nguồn tin đầu tiên nên, thường không đầy đủ và chứa đựng những mâu thuẫn nhất định. Do đó, cần thiết phải tiến hành xử lý thông tin ban đầu, xác định những thông tin còn thiếu và tổ chức thu thập ngay những thông tin cần thiết. Chỉ trên cơ sở nghiên cứu, xác minh kỹ thông tin về loại hành vi này do quần chúng cung cấp mới có thể đưa ra quyết định áp dụng những quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự để khởi tố, điều tra về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Thứ hai, nâng cao năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ điều tra.

Để góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, cán bộ điều tra phải nắm vững những quy định của pháp luật hình sự về loại tội phạm này và các văn bản hướng dẫn của cơ quan chức năng. Cán bộ điều tra các vụ án về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, phải thực hiện nhiệm vụ với tinh thần tích cực khẩn trương kiên quyết và thận trọng. Thông qua công tác điều tra mở rộng các vụ án, xét hỏi khai thác bị can, phát hiện thêm đồng bọn trong đường dây tiêu thụ chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, kịp thời bắt giữ xử lý không để cho số người này tiếp tục phạm tội hoặc lẩn tránh pháp luật.

Thứ ba, cần tổ chức Hội nghị chuyên đề, tổng kết, rút kinh nghiệm về việc cơ quan Công an áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong thực tiễn điều tra các vụ án về loại tội phạm này. Trong đó, cần nêu lên những bài học về việc định tội danh không đúng, áp dụng không đúng những điều khoản của Bộ luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; việc xử lý vật chứng, tịch thu tiền hoặc tài sản do phạm tội mà có không đúng với quy định của pháp luật.

Thứ tư, cơ quan Công an cần phối hợp chặt chẽ với Tòa án, Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có để bảo đảm xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)