- Tái phạm nguy hiểm
3.2.1 Hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có
chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có
Việc không ngừng ban hành và sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là pháp luật hình sự một cách toàn diện, kịp thời và chặt chẽ, sẽ lấp được những "lỗ hổng", tránh được những sơ hở, khiếm khuyết của pháp luật khi áp dụng trong thực tiễn, nâng cao được hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện cải cách tư pháp và đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay, việc nghiên cứu để tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự cho phù hợp với tình hình thực tiễn cũng là điều cần thiết và quan trọng, vì cùng với việc đổi mới pháp luật nói chung, thì việc đổi mới pháp luật hình sự Việt Nam chính là một trong nhiều yếu tố cơ bản mà thiếu nó thì việc xây dựng Nhà nước pháp quyền không thể thành công, vì các quy định của pháp luật hình sự chính là những căn cứ pháp lý chủ yếu và quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền để đấu tranh chống tội phạm và xử lý nghiêm minh những người phạm tội.
Trên cơ sở phân tích các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, những vướng mắc mà thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm này đặt ra cho khoa học pháp lý hình sự phải nghiên cứu, giải quyết, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:
Thứ nhất, Bộ luật hình sự năm 1999 đã có định nghĩa pháp lý của khái niệm che giấu tội phạm tại Điều 21 và định nghĩa pháp lý của khái niệm không tố giác tội phạm tại Điều 22. Tuy nhiên, Bộ luật này lại chưa có định nghĩa pháp lý của khái niệm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Đây là vấn đề cần xem xét lại, bởi lẽ che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm và chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đều là những hành vi liên quan đến tội phạm. Những hành vi này đều có đặc điểm chung là không có mối quan hệ nhân quả với quá trình thực hiện tội phạm mà nó có liên quan. Hành vi liên quan đến tội phạm mặc dù có mối liên hệ về mặt khách quan với tội phạm do người khác thực hiện, nhưng không phải là nguyên nhân gây ra hậu quả của tội phạm đó. Những hành vi tuy có liên quan đến tội phạm, nhưng không phải là hành vi cùng cố ý thực hiện tội phạm thì đều không coi là hành vi đồng phạm, mà chỉ có thể cấu thành tội phạm độc lập trong những trường hợp do pháp luật hình sự quy định. Bởi vậy, những hành vi này không thể xem xét dưới góc độ của chế định đồng phạm mà chúng cần được xem xét dưới góc độ: chế định liên quan đến tội phạm. Vì lẽ đó, tiếp theo Điều 21 quy định về che giấu tội phạm, Điều 22 quy định về tội không tố giác tội phạm, Bộ luật hình sự năm 1999 cần bổ sung Điều luật quy định về định nghĩa pháp lý của khái niệm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo hướng như sau:
Người nào không hứa hẹn trước, mà chứa, cất, giữ, bán tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì phải chịu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
Thứ hai, Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng như sau:
Một là, Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền…". Như vậy, quy định này chưa quy định một cách chính xác tối đa giới hạn giữa hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ
tài sản do người khác phạm tội mà có bị coi là tội phạm với hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng không bị coi là tội phạm. Về nguyên tắc, giới hạn giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và không phải là tội phạm cần phải được luật quy định và quy định rõ ràng, chứ không nên giao quyền đó cho cơ quan áp dụng pháp luật thực hiện. Theo tinh thần đó, quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nên được sửa đổi theo hướng định lượng giá trị tài sản, vật phạm pháp chẳng hạn, đối với việc chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản, vật phạm pháp có giá trị 500 nghìn đồng đến dưới 50 triệu đồng, thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu tài sản, vật phạm pháp có giá trị dưới 500 nghìn đồng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong ba trường hợp: a) Gây hậu quả nghiêm trọng; b) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có, mà còn vi phạm; c) Đã bị kết án về tội phạm này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Hai là, khoản 1 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Trong quy định này, nhà làm luật đã sử dụng hai loại chế tài: chế tài tương đối dứt khoát (phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng…), chế tài lựa chọn (phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn), đồng thời mức xác định tương đối quá lớn (năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng) và khả năng lựa chọn cũng lớn (ba loại hình phạt). Cách quy định này tạo điều kiện cơ quan tiến hành tố tụng cân nhắc những tình tiết, hoàn cảnh khách quan và chủ quan có thể xảy ra đa dạng trong cuộc sống, nhưng mặt khác cũng tạo nhiều khả năng cho tính tùy tiện và chủ quan của những người tiến hành tố tụng. Mặt khác, quy định mức phạt tiền khởi điểm là năm triệu đồng chưa đủ sức răn đe trong điều kiện hiện nay. Vì vậy, chế tài hình sự được áp dụng đối với cấu thành tội phạm cơ bản của tội phạm này, nên được
sửa đổi theo hướng chỉ áp dụng hai loại hình phạt: phạt tiền với mức phạt tiền khởi điểm cao hơn và hình phạt tù có thời hạn.
Ba là, khoản 2, 3, 4 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt: tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn, thu lợi bất chính lớn, tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn, thu lợi bất chính rất lớn, tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn, thu lợi bất chính đặc biệt lớn, tương ứng với các cấu thành tội phạm tăng nặng. Cách quy định này rất chung chung, thiếu cụ thể, cho nên, các cơ quan tiến hành tố tụng phải chờ cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn: thế nào là tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn, thu lợi bất chính lớn, tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn, thu lợi bất chính rất lớn, tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn, thu lợi bất chính đặc biệt lớn. Theo chúng tôi, Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 nên được sửa đổi theo hướng định lượng giá trị tài sản, vật phạm pháp và định lượng giá trị thu lợi bất chính. Nếu quy định theo hướng này, thì pháp luật hình sự sẽ đi vào cuộc sống ngay sau khi Bộ luật hình sự được ban hành, chứ không phải chờ Thông tư hướng dẫn như hiện nay.
Bốn là, tình tiết phạm tội nhiều lần lại không được quy định trực tiếp trong Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 với tính chất là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt, mà chỉ được xem xét với tính chất là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, nên trong thực tiễn xét xử vẫn có trường hợp bị cáo phạm tội nhiều lần nhưng không thể áp dụng khung tăng nặng hình phạt để quyết định hình phạt.
Đây là vấn đề cần xem xét lại về kỹ thuật lập pháp hình sự, bởi lẽ trong tình hình hiện nay, khi tội phạm nói chung và tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng đang có chiều hướng gia tăng, tính chất và mức độ hành vi phạm tội ngày càng phức tạp; người phạm tội do hám lợi nên đã không dừng lại sau khi thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có lần đầu, có nhiều trường hợp sau
nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội trót lọt và không bị phát hiện, đã dần coi đây là nguồn sống chính và trở thành những người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, hành vi phạm tội của những người này thường có tính chất nguy hiểm cao hơn, hậu quả bao giờ cũng nghiêm trọng hơn người thực hiện hành vi phạm tội lần đầu. Do vậy, để ngăn chặn có hiệu quả người thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nhiều lần, cần quy định bổ sung "Phạm tội nhiều lần" với tính chất là tình tiết định khung hình phạt vào Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999.
Từ sự phân tích ở trên, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:
Điều…: Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có:
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng, nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có hoặc đã bị kết án về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức.
b) Có tính chất chuyên nghiệp.
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
d) Thu lợi bất chính từ hai mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng.
e) Tái phạm nguy hiểm.
f) Phạm tội nhiều lần.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Tài sản vật phạm pháp có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
b) Thu lời bất chính từ một trăm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Tài sản vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.
b) Thu lời bất chính có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện những quy định của Bộ luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp và các pháp luật liên quan đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng, theo hướng xây dựng các cơ quan bảo vệ pháp luật là nòng cốt, phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong việc phát hiện, phòng ngừa ngăn chặn tội phạm nói chung và tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng đúng theo tinh thần các nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đã đề ra. Hoàn thiện
những quy định về thẩm quyền của các cơ quan tư pháp trong việc kiến nghị các cơ quan, tổ chức và đơn vị hữu quan áp dụng biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội nói riêng. Việc quy định chặt chẽ và hợp lý về thủ tục, hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, các hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng sẽ là biện pháp quan trọng, đem lại hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự, lấp được những kẻ hở pháp luật mà người phạm tội có thể lợi dụng để lẩn tránh sự trừng trị của pháp luật, thực hiện hành vi phạm tội nói chung, hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng một cách trót lọt.
Trước mắt, trong khi chờ đợi sửa đổi, bổ sung những quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong Bộ luật hình sự năm 1999, chúng tôi xin đề nghị cơ quan có thẩm quyền cần khẩn trương hướng dẫn việc áp dụng Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 theo hướng như sau:
Thứ nhất, để có sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật một cách đồng bộ, cũng như giúp các cơ quan tiến hành tố tụng tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đồng thời cũng tránh sự tùy tiện của những người tiến hành tố tụng dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm hay truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, cần có văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền về định lượng giá trị tài sản mà người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, cho phù hợp với một số tội quy định về giá trị tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm các tội như như tội công nhiên chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 137 (người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm ngàn đồng trở lên), tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 138 (người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm ngàn đồng trở lên), tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản quy định tại Điều 139 (người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm ngàn đồng trở lên), tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 (người nào có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng trở lên) hoặc dưới các định lượng về tài sản ở trên, nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể văn bản cần hướng dẫn như sau: Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có,