Nguyên nhân của những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín Chi nhánh Thăng Long (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SACOMBANK

2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, nghiệp vụ đánh giá khách hàng chưa toàn diện. Cách đánh giá phân loại khách hàng hiện nay chủ yếu dựa vào kết quả tài chính của khách hàng và các thương vụ trong quá khứ của khách hàng với Ngân hàng. Điều này khiến cho việc tài trợ XNK thiên lệch về một số ngành hàng truyền thống nhất định trong khi các ngành hàng xuất nhập khẩu khác cũng rất có tiềm năng. Ngân hàng phải đa dạng hóa khách hàng của mình hơn nữa, thực hiện đa dạng hóa các hình thức đánh giá, phân loại khách hàng để tạo điều kiện tài trợ cho các doanh nghiệp cần tài trợ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngoài ra, khâu nghiên cứu và dự đoán rủi ro đối với doanh nghiệp còn rất yếu. Điều này khiến cho Ngân hàng khó lường trước được những rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp tài trợ, chính là cũng làm tăng nguy cơ cho Ngân hàng khi tài trợ cho doanh nghiệp đó.

Thứ hai, trình độ cán bộ tín dụng còn một số hạn chế. Khả năng phân tích kỹ thuật của các phương án kinh doanh và phân tích thị trường đòi hỏi cần có nhiều năm kinh nghiệm liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một đòi hỏi khó khăn vì hầu hết các cán bộ không được đào tạo toàn diện. Nhiều cán bộ còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, trong khi đó, các cán bộ có nhiều kinh nghiệm thực tế thường không thích ứng nhanh với việc áp dụng các tiến bộ công nghệ thông tin vào hoạt động của Ngân hàng.

Thứ ba, chất lượng và số lượng của nguồn thông tin còn yếu kém khiến cho công tác phân tích tình hình tài chính của khách hàng xin tài trợ chưa được toàn diện. Các nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định hầu hết dựa trên các con số trên giấy tờ, mà các số liệu này lại chủ yếu do khách hàng cung cấp, độ tin cậy chưa cao.

Thứ tư, công tác quản lý thông tin khách hàng cũng như mức độ cập nhật thông tin khách hàng còn hạn chế khiến cho công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng chưa hiệu quả, chưa sâu sát với khách hàng trong quá trình giải ngân. Các nguồn thông tin khách hàng chưa được cập nhật nhanh chóng để đảm bảo chân thực và sát với tình hình kinh doanh thực tế của khách hàng. Việc quản lý thông tin chưa hợp lý cũng gây khó khăn cho việc lấy thông tin khi cần thiết.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, về phía các doanh nghiệp xin tài trợ, một số nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chưa được tài trợ là:

- Doanh nghiệp không có các phương án kinh doanh khả thi: Khi xin tài trợ của Ngân hàng, doanh nghiệp phải có các phương án kinh doanh dựa trên các cơ sở khoa học, thông tin đầy đủ, chính xác, lập luận chắc chắn và thuyết phục. Tuy

không xin được tài trợ. Nhiều trường hợp, cán bộ tín dụng phải giúp khách hàng tính toán và xây dựng lại các phương án trả nợ. Vì vậy nếu trình độ của cán bộ tín dụng không cao thì không thể giúp doanh nghiệp nhận được tài trợ. Có nhiều trường hợp mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp là mới lạ, có tiềm năng, tuy nhiên do phương án kinh doanh chưa thuyết phục nên đã mất cơ hội được nhận tài trợ.

- Doanh nghiệp không đủ khả năng tài chính và thời gian hoạt động: Đối với các doanh nghiệp muốn nhận tài trợ cần có các điều kiện về tài chính, về thời gian hoạt động trong ngành hàng của mình cũng như các điều kiện khác. Các doanh nghiệp nhỏ ngoài quốc doanh thường không có đủ khả năng về tài chính hay thời gian hoạt động để đáp ứng điều kiện của Ngân hàng. Ngân hàng quy định rất chặt chẽ về điều kiện được nhận tài trợ để giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Thứ hai, về phía Hội sở Trung ương, một số các nguyên nhân đã gây vướng mắc trong hoạt động tài trợ XNK tại Sacombank Thăng Long là:

- Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng nội bộ chưa thể hiện được vai trò tích cực đối với chi nhánh. Do vậy, công tác kiểm tra kiểm soát tín dụng của chi nhánh bị buông lỏng, khiến cho tỷ lệ nợ xấu có nguy cơ tăng.

- Các thay đổi nhanh chóng về công nghệ ngân hàng điện tử chưa được phổ biến, cập nhật một cách đầy đủ, toàn diện tới đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng.

- Các chỉ tiêu học tập mà Hội sở cấp cho Chi nhánh vẫn còn hạn chế. Chủ yếu các chỉ tiêu học tập cấp cho các cán bộ quản lý, tuy nhiên lại cấp đi cấp lại nhiều lần cho một số ít cán bộ.

- Các văn bản hướng dẫn thi hành chưa được cập nhật một cách đầy đủ và nhanh chóng xuống từng đơn vị cơ sở.

Thứ ba, về phía môi trường kinh doanh, một số các nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động tài trợ XNK tại Sacombank Thăng Long là:

- Vấn đề trở ngại lớn nhất cho công tác thanh lý nợ chính là giải quyết các tài sản thế chấp. Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động này đã được bổ sung và sửa đổi nhiều nhưng chưa được đồng bộ, khiến cho việc thực thi trong thực tiễn kinh doanh gặp nhiều trở ngại. Việc thế chấp và xử lý các tài sản thế chấp đôi khi rất khó khăn và phức tạp do các cơ quan chịu trách nhiệm chưa kịp thời cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ sở hữu. Một khối lượng lớn tài sản thế chấp liên quan đến các vụ án vẫn chưa được xử lý, hoặc đã xử lý nhưng tiến trình bàn giao quá chậm nên dẫn đến tình trạng tài sản hư hỏng, xuống cấp. Nếu ngân hàng muốn bán, khai thác hoặc cho thuê buộc phải sửa chữa, đầu tư thêm. Điều này làm cho chi phí hoạt động của ngân hàng tăng lên, trong khi giá trị thu hồi từ các tài sản này chưa chắc đã thu đủ nợ gốc. Mặt khác, các tài sản này có khi do vướng mắc về hồ sơ, thủ tục…nên giá bán thực tế đôi khi thấp hơn dự kiến. Một số điểm về cơ chế pháp lý chưa rõ ràng, đặc biệt là quyền sử dụng đất. Phần lớn tài sản đảm bảo cho các món vay có giá trị lớn tại Sacombank Thăng Long là đất đai, nhà xưởng. Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC giữa Liên bộ Ngân hàng Nhà nước, Bộ tư pháp, Bộ công an, Bộ tài chính, Tổng cục địa chính ngày 29.4.2001 (sau đây gọi tắt là Thông tư 03) quy định tổ chức tín dụng (TCTD) không được trực tiếp bán hay được trực tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Và theo Khoản 2 – Mục III của thông tư này, nếu không đạt được sự thỏa thuận của các bên thì TCTD phải đưa ra bán đấu giá hay khởi kiện ra Tòa.

Trong thực tế có nhiều bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành và đã có đơn yêu cầu thi hành án của ngân hàng. Nhưng cơ quan thi hành án vẫn

án. Thời gian chờ đợi này thường kéo dài hàng tháng thậm chí nửa năm ngân hàng mới nhận được văn bản trả lời của cơ quan thi hành án.

- Biến động phức tạp của thị trường, tình hình thị trường tiêu thụ chưa ổn định đã làm cho các doanh nghiệp gặp trở ngại trong việc trả nợ Ngân hàng. Bối cảnh nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế đang biến động phức tạp. Khủng hoảng tài chính, lạm phát tăng cao khiến cho hoạt động của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về tài chính hơn trong bối cảnh lạm phát tăng do các chi phí đầu vào cũng tăng cao và lợi nhuận thực giảm xuống,

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín Chi nhánh Thăng Long (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w