CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SACOMBANK
2.2.4. Công tác giám sát quá trình sử dụng vốn, thu nợ và thanh lý nợ
Sau khi đã phát tiền vay cho khách hàng, phòng Tín dụng theo dõi sát sao tiến trình thương vụ tài trợ. Trong quá trình hoạt động tài trợ XNK của mình, Sacombank Thăng Long đã thống kê được các vướng mắc thường phát sinh trong các thương vụ XNK của doanh nghiệp. Đối với các thương vụ nhập khẩu, các vướng mắc thường phát sinh trong những giai đoạn sau:
- Khâu xác nhận đơn đặt hàng - Khâu thu mua vật tư hàng hóa
- Kho tàng và bảo quản hàng hóa (đặc biệt đối với hàng hóa là vật bảo đảm tiền vay)
- Bao bì đóng gói hàng hóa
- Vận chuyển hàng đến kho và ra cảng - Chuyên chở hàng đến bên mua
- Nhận tiền từ bên mua hoặc ngân hàng của bên mua
Đối với các thương vụ xuất khẩu, vướng mắc thướng phát sinh trong các giai đoạn sau:
- Xác nhận thanh toán - Thuê tàu (nếu có) - Mua bảo hiểm (nếu có)
- Chấp nhận thanh toán tiền hàng (nếu có) - Làm thủ tục hải quan để nhập hàng - Nhận hàng
Ngân hàng bám sát khách hàng và tập hợp thông tin chi tiết về từng giai đoạn tiến hành thương vụ. Để giám sát công việc này, ngân hàng yêu cầu khách hàng báo cáo cho và gửi các bản sao chứng từ (hóa đơn) làm bằng chứng cho tiến trình giải ngân. Mục đích của việc giám sát sử dụng vốn và cập nhật thông tin khách hàng là để kiểm tra mức độ rủi ro có thể phát sinh trong suốt quá trình tài trợ. Trong quá trình sử dụng vốn, nếu khách hàng có các vướng mắc phát sinh thì Ngân hàng có thể kịp thời tư vấn và hỗ trợ để quá trình kinh doanh diễn ra suôn sẻ. Phòng Tín dụng phối hợp cùng phòng Thanh toán quốc tế và Phòng Khách hàng để
Trong thực tế đã có nhiều trường hợp vướng mắc phát sinh liên quan đến các thủ tục hải quan khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Ví dụ như trường hợp một doanh nghiệp gia công giầy xuất khẩu cần nhập loại dao cắt, nhưng bề ngoài giống cây bút nên được gọi là bút cắt. Nghĩa tiếng Anh của sản phẩm này là bút cắt, còn theo tiếng Trung thì lại được gọi là dao cắt. Trong khi đó, nếu nhập khẩu với tên hàng hóa là bút cắt thì phải chịu mức thuế là 35%, còn dao cắt là 70%. Nếu doanh nghiệp khai tên sản phẩm là bút cắt thì có thể bị quy tội khai gian, nhưng nếu khai là dao cắt thì với mức thuế cao như vậy, doanh nghiệp sẽ khó hoàn trả vốn vay của Ngân hàng đúng kỳ hạn. Doanh nghiệp đã liên hệ với hải quan để được hướng dẫn tuy nhiên trong luật không có hướng dẫn cụ thể và vẫn phải chịu mức thuế cao. Trong trường hợp này, Ngân hàng đã xem xét để gia hạn nợ cho doanh nghiệp, sẽ thu nợ sau khi doanh nghiệp xuất khẩu được lô hàng của mình.
Công tác thu nợ và thanh lý nợ là khâu quan trọng có tính quyết định tới sự tồn tại của Ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng cố gắng phát hiện kịp thời những điều kiện bất lợi xảy ra đối với khách hàng và có những biện pháp xử lý phù hợp sẽ giảm thiểu các khoản nợ quá hạn và có tác dụng tích cực đối với kết quả của hoạt động tài trợ. Tuy nhiên, trong thực tế, công tác thu nợ, thanh lý nợ cũng như ngăn ngừa các khoản nợ quá hạn còn khá nhiều trở ngại, đặc biệt là trong việc xử lý những tài sản thế chấp của doanh nghiệp để thu nợ. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do các thủ tục hành chính chuyển quyền sở hữu đất đai rất phức tạp và tốn nhiều thời gian.