CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SACOMBANK
3.1. Định hướng đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng trong giai đoạn 2010-
trong giai đoạn 2010-2015
Dự báo tình hình giai đoạn 2010-2015 tuy tình hình kinh tế thế giới đang hồi phục nhưng chưa vững chắc, tình trạng thất nghiệp chưa cải thiện, không ngoại trừ khả năng nguy cơ tái khủng hoảng kinh tế tại một số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, tình hình kinh tế sẽ tiếp tục phát triển trong giai đoạn này. Tuy nhiên, tình trạng tái lạm phát cao đang là thách thức lớn, cùng với rủi ro về thị trường, rủi ro về tỷ giá đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối và thị trường bất động sản đã có tín hiệu phục hồi, nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro và thiếu ổn định. Riêng hoạt động các ngân hàng thương mại dự báo sẽ đối diện với nhiều thách thức và nhạy cảm vói thay đổi chính sách vĩ mô, trong đó rủi ro thanh toán, rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn và diễn biễn nợ quá hạn sẽ có xu hướng tăng.
Với những nhận định trên và dựa vào quan điểm thay đổi tư duy kinh doanh, Sacombank Thăng Long thực hiện theo các chương trình của Hội sở, đề ra kế hoạch và các nhóm giải pháp kinh doanh trọng tâm giai đoạn 2010-2015 trên cơ sở nâng cao chất lượng các lĩnh vực hoạt động nhằm đảm bảo kết hợp hài hòa hai mục tiêu: kinh doanh hiệu quả và phát triển an toàn, bền vững.
Định hướng trong giai đoạn 2010-2015, Sacombank Thăng Long sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu vì đây là hoạt động huyết mạch của nền kinh tế. Cụ thể như sau:
Bên cạnh việc duy trì và phát huy các thế mạnh hiện hữu, Sacombank Thăng Long có chính sách đặc thù cho từng ngành hàng trọng điểm, đồng thời sẽ đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ tài trợ thương mại nhẳm thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Khai thác tối đa tiềm năng của thị trường, đặc thù của mỗi thị phần của ngành hàng và lợi thế về hệ thống trong và ngoài nước.
Tập trung đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, khai thác tối đa các tiện tích, tính năng công nghệ mới vào hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng.
Bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng cũng như phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc đáp ứng đòi hỏi của hoạt động tài trợ XNK trong bối cảnh mới.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát từ nhiều phía, kiểm soát nội bộ, kiểm soát chéo để từ đó có biện pháp khắc phục sai lầm kịp thời, giảm thiểu tối đa rủi ro trong hoạt động tài trợ. Đồng thời nâng cao trình độ quản lý kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động tài trợ XNK theo đúng luật pháp, an toàn và hiệu quả.