có môi trường để kích thích sự sáng tạo
Lãnh đạo kênh VTV1, VTV3, VTV6 phải xem xét và phải có cơ chế thưởng cho việc cá nhân có những ý tưởng mới từ đó mới có thể triển khai những kịch bản hay. Việc đóng góp ý tưởng phải được Lãnh đạo các kênh khuyến khích. Hiện nay lãnh đạo kênh VTV3 là nhà báo Lại Văn Sâm là
người luôn khuyến khích các biên tập viên, phóng viên nghĩ ý tưởng. Trong các chương trình đặc biệt trong năm như ngày Noel, ngày Tết tây, Ngày tình yêu 14/2, Tết Nguyên Đán... nếu bất kỳ ai có ý tưởng gì thì có thể gửi email cho Lãnh đạo Ban để Lãnh đạo Ban xem xét. Thậm chí nhà báo Lại Văn Sâm còn có thông báo nếu ai có ý tưởng hay và thể hiện kịch bản chi tiết hoàn chỉnh sẽ được thưởng 20 triệu đồng. Đây cũng được xem là một bước phát triển mới của VTV3 trong việc xây dựng và kêu gọi đóng góp ý tưởng.
Sử dụng kịch bản cũng như dùng người tài, "dụng nhân như dụng mộc" cần có con mắt tinh đời để phát hiện kịch bản, thể hiện kịch bản và nâng cao kịch bản. Lãnh đạo Ban phải là người luôn khuyến khích các biên tập viên, phóng viên suy nghĩ và phát triển ý tưởng của mình. Hãy động viên họ để họ dám đưa ra ý tưởng và khuyến khích họ phát triển ý tưởng. Và lãnh đạo các kênh luôn phải là người nhìn được và phát hiện ra ý tưởng đó có thể xây dựng và triển khai thành một kịch bản hay không?
Bên cạnh đó lãnh đạo các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam phải quan tâm đến thu nhập của phóng viên, biên tập viên. Nếu phóng viên, biên tập viên vẫn phải lo lắng và quan tâm đến việc làm, đến thu nhập hàng tháng thì không bao giờ họ còn thời gian dành cho việc có ý tưởng mới hay sáng tạo ra kịch bản mới. Chỉ khi nào cuộc sống của biên tập viên, phóng viên truyền hình không phải "cơm, áo, gạo, tiền" thì họ mới dành chỗ cho việc sáng tạo.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy khi làm việc trong một môi trường sáng tạo, dường như ở các nhân viên cũng nảy sinh nhiều ý tưởng sáng kiến hơn. Họ sẽ phát huy được sự năng động của mình để thích nghi với những thay đổi tại công ty. Vậy nên xây dựng môi trường làm việc sáng tạo như thế nào.
Chỉ có sự cân bằng giữa công việc và con người mới đạt hiệu suất làm việc tốt nhất, cũng như tạo ra được một môi trường lao động sáng tạo. Điều này đòi hỏi các kế hoạch khích lệ và động viên nhân viên hợp lý tại những thời điểm khác nhau.
Mặc dù chỉ một vài người có khả năng sáng tạo bẩm sinh, nhưng phần lớn mọi người đều có năng lực sáng tạo ở một vài cấp độ nào đó. Một một lãnh đạo kênh xuất sắc luôn biết tập hợp mọi người lại với nhau: những người có thể đưa ra các sáng kiến mới, những người không ngần ngại suy nghĩ theo phong cách mới, và những người có đủ kiên nhẫn để theo đuổi công việc cho đến khi hoàn thành… để có được một tập thể làm việc sáng tạo.
Giao tiếp cởi mở là vô cùng thiết yếu. Các biên tập viên, phóng viên cần nhận ra tất cả các khía cạnh của vấn đề rồi từ đó đưa ra những giải pháp sáng tạo. Hãy đảm bảo rằng mọi biên tập viên, phóng viên đều thấu hiểu tập thể đang cố gắng đạt được điều gì, cũng như những mục tiêu và mong đợi của kênh là gì.
Không nên có khuynh hướng thiên về một vài cá nhân ưu tú, xuất xắc trong ban. Sẽ hoàn toàn sai lầm nếu Lãnh đạo Ban cho rằng chỉ các nhân viên ưu tú mới có khả năng đề xuất những giải pháp sáng tạo. Một biên tập viên, phóng viên bình thường cũng có thể có được những ý tưởng xuất sắc. Lãnh đạo Ban hãy tìm ra cách khơi dậy tính sáng tạo ở mọi nhân viên và động viên họ đóng góp cho công việc chung của công ty.
Tránh chỉ trích hay chê bai khi biên tập viên, phóng viên đưa ra những ý tưởng không phù hợp. Đôi khi phải sàng lọc trong vô vàn những đề xuất tồi mới có được một ý tưởng tốt. Và nếu mọi người cảm thấy e ngại rằng những ý tưởng mới của họ sẽ bị nhạo báng, chê cười, Lãnh đạo Ban có thể không bao giờ có được bất kỳ ý tưởng nào.
Trên cương vị nhà quản lý một tập thể sáng tạo, Lãnh đạo Ban có thể phải hành động như một trọng tài hay một huấn luyện viên – người mà cần làm sao để khích lệ mọi người làm việc gắn kết với nhau trong tập thể. Hãy cố gắng loại bỏ cái tôi bản ngã trong con người Lãnh đạo cũng như trong các biên tập viên, phóng viên.
Một vài công ty, cơ quan quy định các kỳ nghỉ phép hay cho phép nhân viên có nhiều thời gian hơn để làm việc với dự án của chính bản thân họ. Việc
tổ chức và tham gia vào các buổi họp bàn ngoài lĩnh vực chuyên môn, làm việc với những nhân viên của các phòng ban khác, cho phép dành thời gian để đi du lịch, để thực hiện những hoài bão cá nhân… có thể đem lại kết quả rõ rệt trong việc gia tăng tính sáng tạo và cải thiện hiệu suất công việc. Mỗi tập thể đều rất khác biệt, bởi nó phụ thuộc vào việc bạn xác định chiến lược nào là thực tế và hiệu quả nhất cho mọi người trong tập thể đó.
Dành thời gian cần thiết để phát huy trí tuệ tập thể không theo một lịch trình đặc biệt nào cả. Hãy thúc giục mọi người suy nghĩ về các tình huống, viễn cảnh “giả sử như” hay “giá như”, sau đó xem xét xem liệu bạn có thể biến các ý tưởng đó thành hiện thực không, các giải pháp có khả thi không. Hãy tạo ra và nuôi dưỡng môi trường tự do về suy nghĩ và hành động trong công ty bạn.
Trong cuộc cạnh tranh về sáng tạo, những ý tưởng tốt nhất (có thể đối lập với những ý tưởng sáng tạo được đề xuất bởi các cá nhân ở chức vụ lãnh đạo cao nhất) nên giành phần thắng. Mọi nhân viên trong công ty cần phải được động viên và tạo điều kiện để tham gia vào quy trình này và chia sẻ thành công chung.
Sau cùng, khi chúng ta nghĩ về sự sáng tạo trong Ban, chúng ta thường tập trung vào việc làm thế nào để nảy sinh càng nhiều ý tưởng mới bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Tuy nhiên, mọi việc không chỉ dừng lại ở đó. Có rất nhiều ý tưởng tốt, nhưng quan trọng là bạn cần lựa chọn, động viên và hiện thực hóa các ý tưởng khả thi nhất. Muốn vậy, bạn hãy tập trung vào việc thực thi ý tưởng cũng như việc khơi mở ý tưởng, đồng thời đảm bảo rằng các ý tưởng sáng tạo sẽ được công nhận và bảo vệ khi chúng được chuyển vào các kịch bản của các chương trình cụ thể.
Cơ sở làm việc và cơ sở vật chất cũng là một yếu tố quan trọng trong việc sáng tạo kịch bản. Hiện tại môi trường làm việc ở các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam không tốt. Ví dụ như ở VTV3, có phòng TV Game show 1, phòng TV Game show 2, phòng TV Game show 3, phòng ca nhạc -
tạp kỹ, phòng quay phim, phòng tổng hợp tài vụ, phòng kế hoạch tài chính. Các phòng làm việc trong không gian rất nhỏ, chật chội. Mỗi một biên tập viên, phóng viên truyền hình không có được 1 cái bàn để ngồi. Cả nhóm làm việc có đến 12 người chỉ có 3 bàn, 3 máy tính. Không gian làm việc và cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ yêu cầu làm việc thì không thể có được sự sáng tạo. Tại sao các công ty lớn lại có nhiều ý tưởng, hãy tìm hiểu xem cơ sở vật chất của VOA đài phát thanh Mỹ là gì. Robert Skelton, giám đốc hành chính của VOA nói: “Kể từ khi lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, nhiều nhân viên đã lên tận sân thượng để hút thuốc và họ thích thú điều này. VOA đã lên kế hoạch thiết kế các phòng nhỏ tại các góc của văn phòng làm việc – nơi mà các nhân viên có thể nhâm nhi chén cà phê hay nấn ná lại trò chuyện với nhau”.
Một sự quan sát nữa mà VOA nhận ra đó là trong khi hầu hết các công việc tại hãng được thực hiện qua các nhóm nhỏ tối đa 5 người, thì chỉ có duy nhất một nơi để mọi người họp bàn: phòng hội thảo lớn và chính thức.
“Không có nơi nào cho 5 người gặp gỡ cả”, Robert Skelton nhận định. Do đó, VOA cũng cho xây dựng nhiều phòng họp nhỏ hay các góc hóc mát – nơi hoàn hảo cho các cuộc thảo luận không chính thức giữa các thành viên tập thể. Giờ đây tại VOA các nhóm nhân viên 5 người thường xuyên gặp gỡ đến nỗi các phòng nhỏ phải được đăng ký trước hàng tuần. Và Robert cho biết ông phải sử dụng các “chỗ kín đáo” trong hành lang một cách thường xuyên do mọi nhân viên quá gần gũi với ông. “Nếu ai đó muốn bàn bạc và không muốn ngắt quãng công việc của người khác, họ sẽ đến những chỗ kín đáo riêng biệt sẵn có”, Robert cho biết.
Nhân viên hãng Principal Financial Group lời phàn nàn rằng văn phòng làm việc tại trụ sở chính quá căng thẳng và sức ép. Sau đó nhà quản lý đã thành lập ra “High Street Retreat” (Rút lui xa lộ) - một câu lạc bộ thể thao nhân viên rất gần với văn phòng làm việc – đã ra đời. Nó được thiết kế cho rất nhiều môn thể thao, trò chơi khác nhau, như pinball, bóng đá mini, hockey, sách vở, máy bán đồ,....
Câu lạc bộ đem lại cho các nhân viên cơ hội để tạm dừng suy nghĩ về công việc trong khi giải trí vui chơi - một điều mà theo CEO Rhonda Clark- Leyda là thực sự giá trị với họ và với công ty.
“Các nhân viên cảm thấy thoả mãn và làm việc hiệu suất hơn, còn công ty được tận hưởng doanh thu gia tăng, giảm các chi phí liên quan tới stress và nhân viên xin nghỉ phép”, Rhonda cho biết.
Có thể lấy ví dụ về công ty Google, một công ty luôn có nhiều ý tưởng sáng tạo nhất. Google đã tiến 3 bậc để chiếm vị trí đầu bảng trong danh sách 100 Best Companies to Work For (100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất) ở Mỹ của Tạp chí Fortune. Danh sách này được phát hành vào sáng 19/1/2012.
CEO Larry Page cho biết: Từng sáng kiến sẽ không thể phát huy tác dụng nếu nhân viên không cảm thấy công ty như một gia đình. Khi bạn đối xử với nhân viên theo cách này, năng suất làm việc của họ sẽ tăng cao. Thay vì quan tâm đến số giờ làm việc của nhân viên, bạn chú trọng đến kết quả đạt được. Bạn cần liên tục sáng tạo trong việc xây dựng quan hệ với nhân viên và tìm hiểu xem những gì tốt nhất bạn có thể làm cho họ.
Tại Google, chúng tôi rất chú trọng sức khỏe của nhân viên, đảm bảo rằng họ luôn khỏe mạnh và không hút thuốc. Nhờ đó, chi phí y tế của chúng tôi tuy có tăng, nhưng chậm hơn các công ty khác rất nhiều. Đồng thời nhân viên của chúng tôi hạnh phúc hơn và lao động với năng suất cao hơn. Chúng tôi luôn đảm bảo rằng nhân viên có được những bữa ăn dinh dưỡng và lành mạnh. Chúng tôi bày những món tráng miệng ở những nơi thuận tiện cho nhân viên. Chúng tôi cũng có bác sĩ tại chỗ. Ta thường nghĩ rằng mọi người có xu hướng chọn các phòng tập lớn để rèn luyện sức khỏe, tuy nhiên, chúng tôi lại thấy rằng những phòng tập nhỏ gần nơi làm việc lại được nhiều người lựa chọn hơn. Ai lại chọn rời khỏi chỗ làm, lái xe đi một đoạn xa, tìm chỗ đậu xe và chờ đợi đến lượt mình sử dụng phòng tập trong khi họ có thể sử dụng phòng tập ngay tại công ty?
Những ví dụ về cơ sở vật chất của Google hay VOA chỉ là một phần để thấy được rằng, cơ sở vật chất và môi trường làm việc là yếu tố quan trọng để nhân viên làm việc. Còn với cơ sở vật chất làm việc thiếu thốn như Đài Truyền hình Việt Nam trong hiện tại thì các biên tập viên, phóng viên sẽ rất khó để có được ý tưởng mới, kịch bản mới.
Việc thành lập ra phòng ý tưởng có thể giúp cho các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ có những ý tưởng mới từ đó triển khai thành các kịch bản sáng tạo.
Phòng ý tưởng phải luôn có những có cách để nhân viên luôn phải suy nghĩ, tìm tòi, chứ không phải đến lúc cần ý tưởng thì mới nghĩ. Có một nguyên tắc là nguyên tắc TILS để nhóm làm ý tưởng tham khảo. TILS là từ viết tắt của các từ sau:
T = Think it: Suy nghĩ. I = Ink it: Viết ra.
L = Link it: Nối, liên tưởng. S = Sync it: Ðồng nhất
Như vậy việc sáng tạo nói chung hay viết kịch bản truyền hình nói riêng chính là việc bạn luôn phải suy nghĩ, viết ra, nối và liên tưởng các ý tưởng lại với nhau và đồng nhất các suy nghĩ đó để cho một ý tưởng mới nhất.