Khuyến khích biên tập viên, phóng viên suy nghĩ và sáng tạo

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình ở Đài truyền hình Việt Nam (Trang 91 - 92)

3.1. Kinh nghiệm thực tiễn và giải pháp tích cực.

3.1.1 Khuyến khích biên tập viên, phóng viên suy nghĩ và sáng tạo kịch bản kịch bản

Biên tập viên, phóng viên truyền hình là những người trực tiếp sản xuất. Họ luôn là những người làm ra kịch bản văn học và kịch bản truyền hình hoặc là sản xuất một phần kịch bản văn học và kịch bản truyền hình.

Làm một chương trình truyền hình, cho dù là một bản tin ngắn cũng đều phải qua các khâu: xác định đề tài, chủ đề, phác thảo nội dung, để xây dựng một kịch bản văn học. Sau đó BTV, PV phải "chuyển ngữ" từ kịch bản văn học sang kịch bản truyền hình bằng cách dùng ngôn ngữ truyền hình. BTV, PV đó phải bàn với quay phim (ở những chương trình nhỏ) hoặc bàn với đạo diễn hình phần hình ảnh để chuyển tải nội dung từ kịch bản giấy lên kịch bản báo hình.

Thực tế việc sản xuất các chương trình truyền hình để đảm bảo phát sóng liên tục đã khiến cho biên tập viên, phóng viên gần như rất khó có thời gian để suy nghĩ. Bản thân phóng viên, biên tập viên đang phải làm rất nhiều việc từ tổ chức sản xuất, chủ nhiệm, trợ lý ghi hình, dựng hậu kỳ...

Một người phải kiêm nhiệm rất nhiều việc và không có thời gian cho việc suy nghĩ. Họ mới chỉ đáp ứng được công việc là làm kịch bản nhỏ cho các phần đi quay là phóng sự. Với đặc trưng kênh VTV1 thì việc sản xuất phóng sự hoặc làm trực tiếp các bản tin không còn xa lại nhưng việc sáng tạo trong kịch bản thường rất ít thấy. Với kênh VTV3 phóng viên, biên tập viên luôn có nhiều công việc và họ không có thời gian để suy nghĩ về kịch bản lớn, kịch bản của các chương trình trực tiếp hoặc cầu truyền hình trực tiếp.

Mỗi PV, BTV làm kịch bản có thể tham khảo chu trình xây dựng kịch bản truyền hình của tác giả luận văn

Xác định đề tài

Xây dựng nhóm ý tưởng hạt nhân Cởi mở ý tưởng (được lãnh đạo phê duyệt) Xác định lời giải hay nhất (được lãnh đạo phê duyệt)

Chuyển bước

Xây dựng kịch bản đề cương

Xây dựng kịch bản văn học chi tiết (phải phù hợp với kinh phí và tính khả thi khi sản xuất chương trình)

Xây dựng kịch bản truyền hình chi tiết (phải phù hợp với kinh phí và tính khả thi khi sản xuất chương trình)

Chương trình được lãnh đạo phê duyệt

Sản xuất chương trình (luôn tính yếu tố dự phòng khi làm trực tiếp) Sự tiếp nhận của công chúng

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình ở Đài truyền hình Việt Nam (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)