Khi xây dựng kịch bản văn học chương trình "Hoa hậu Việt Nam" năm 2006, nhóm làm kịch bản của VTV3 đã chọn địa điểm tổ chức chương trình tại sân khấu ngoài trời của Vinpearl Land. Vẫn biết rằng ở Vinpearl Land, có vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, của biển xanh, cát trắng nắng vàng, tuy nhiên năm 2006 là năm cơ sở hạ tầng của Vinpearl Land vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Sân khấu của chương trình "Hoa hậu Việt Nam" năm 2006 được tổ chức ở ngoài trời trên có mái che. Tuy nhiên khi đang tường thuật trực tiếp xảy ra một hiện tượng là trời mưa. Toàn bộ khu vực mái che của sân khấu đã có một hiện tượng các tiếng mưa rơi lộp bộp trên mái hòa vào âm thanh chung của chương trình.
Khi xây dựng kịch bản, nhóm làm kịch bản chương trình "Hoa hậu Việt Nam" năm 2006 cũng đã tính các phương án như: các cuộc thi nhỏ như "Hoa hậu biển", "Hoa hậu thân thiện" được tổ chức trong khuôn viên của Vinpearl Land và đã thành công, tuy nhiên chương trình chung kết khi tổ chức tại sân khấu ngoài trời đã báo trước mức độ rủi ro phụ thuộc vào thời tiết rất lớn. Thực tế chương trình vẫn diễn ra, mưa vẫn rơi lộp bộp trên mái, khán giả có người cũng bị những cơn mưa to làm cho ướt hết người nhưng sự kiện đang được truyền trực tiếp nên vẫn diễn ra.
Đây là một kinh nghiệm khi sản xuất chương trình trực tiếp hoặc ở cầu truyền hình mà địa điểm tổ chức là ở ngoài trời. Dù khi người làm kịch bản văn học hay kịch bản truyền hình thì việc chọn địa điểm tổ chức ở đâu vẫn phải tính các phương án khác dự phòng. Những người sản xuất vẫn phải chấp
nhận đội mưa đội gió để sản xuất vì thực tế sẽ không thể chuyển sang một không gian khác khi chương trình đang được truyền hình trực tiếp.
Trong khi sản xuất kịch bản văn học và "chuyển ngữ" sang kịch bản truyền hình thì đề tài có yếu tố quyết định đến việc lên kịch bản. Đề tài muốn thực hiện được phải có địa điểm và các yếu tố khác hỗ trợ.
Trong chương trình "Hoa hậu Việt Nam" năm 2012 được tổ chức tại Đà Nẵng. Ý tưởng ban đầu nhóm rất mong muốn được thực hiện chương trình tại Bà Nà Hill - một trong những điểm đến nổi tiếng của Đà Nẵng.
Núi Bà Nà là một trong những núi đẹp nhất Đà Nẵng cùng với núi Ngũ Hành Sơn và núi Sơn Trà.
Núi Bà Nà toạ lạc 1 khu vực thuộc về dãy núi Trường Sơn nằm ở xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, cách Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam. Trung tâm du lịch của Bà Nà nằm trên đỉnh Núi Chúa có độ cao 1489 m so với mực nước biển.
Năm 1986, Bà Nà đã được Chính phủ công nhận là khu dự trữ thiên nhiên, đối tượng bảo vệ và là rừng nhiệt đới gồm nhiều loại động thực vật quý hiếm cần được bảo vệ như trầm hương, gụ lậu, sến mặt, thông chàng, trĩ sao, gấu đen Châu Á, vượn má hung... Bà Nà có nhiều khu rừng nguyên sinh được phân bổ theo các sườn dốc khá hiểm trở.
Chính vì vẻ đẹp của núi Bà Nà nên nhóm sản xuất rất mong muốn được tổ chức chương trình tại đây. Tuy nhiên xét về mặt bằng, gần như trên núi Bà Nà không có mặt bằng nào đủ rộng để đặt sân khấu, giả sử có mặt bằng thì việc vận chuyển sân khấu, hệ thống âm thanh, hệ thống ánh sáng và toàn bộ ekip kỹ thuật, BTV, PV, quay phi, thí sinh, khán giả lên được núi Bà Nà như thế nào? Do vậy, khi đề tài được đưa ra, tính khả thi khó thực hiện nên nhóm sản xuất đã quyết định sẽ tổ chức chương trình chung kết tại Cung Thể thao Tiên Sơn Thành phố Đà Nẵng, còn núi Bà Nà sẽ là nơi diễn ra phần thi "Hoa hậu áo dài", vừa giới thiệu được vẻ đẹp của núi Bà Nà vừa đảm bảo an toàn và chất lượng chương trình khi lên sóng.
Trong quá trình xây dựng kịch bản và "chuyển ngữ" kịch bản văn học sang kịch bản truyền hình cũng sẽ không tránh khỏi quá trình xử lý đề tài. Cũng có những kinh nghiệm rút ra và phương án tích cực được đưa ra trong việc chọn địa điểm để phù hợp với đề tài, hoặc phải chọn một địa điểm khác để phù hợp với đề tài đang có. Trong thực tế, có nhiều khi vẫn biết rằng đã truyền hình trực tiếp mà tổ chức ngoài trời thì độ rủi ro rất cao nhưng để có một không gian khác, một cảm nhận mới cho khán giả nhóm xây dựng kịch bản vẫn quyết định "liều".
Ví dụ trong quá trình xây dựng kịch bản chương trình "Hành trình theo chân Bác" nhóm sản xuất xây dựng ý tưởng văn học là sẽ thực hiện tại ba địa điểm: Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội, quê bác tại Nam Đàn - Nghệ An và Bến Nhà Rồng tại TPHCM. Việc xây dựng kịch bản văn học hay quá trình chuyển ngữ kịch bản truyền hình phụ thuộc rất lớn vào địa điểm tổ chức. Bởi nếu chỉ thay đổi địa điểm thôi như thay vì bến Nhà Rồng ở TP Hồ Chí Minh chọn Thái Nguyên hay Cao Bằng điều đó có nghĩa là nội dung kịch bản phải thay đổi. Sau khi quyết định chọn Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội, quê bác tại Nam Đàn - Nghệ An và Bến Nhà Rồng tại TPHCM là ba điểm cầu chính trong chương trình cầu truyền hình trực tiếp thì người làm kịch bản hay nhóm làm kịch bản sẽ lên kịch bản văn học và "chuyển ngữ" sang kịch bản truyền hình.
STT Kịch bản văn học Kịch bản truyền hình
1 Ở điểm cầu Nghệ An
Dẫn nối vào Nghệ An - nơi đã sinh ra vị anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam- Hồ Chí Minh.
Hình cắt Nghệ An + tên chương trình (nối với clip sau)
Hát ru
_ Tư liệu: Nước ta thời Pháp - nhân
- Máy quay lấy cảnh toàn để thấy được không gian nơi tường thuật trực tiếp tại Nghệ An
- Máy quay chú ý lấy khuôn mặt của người dân khi xem chương trình
- Sản xuất video clip: Cảnh quay nhà Hoàng Trù (chú ý góc máy nhẹ nhàng và sử dụng các cú máy zoom
dân cực khổ và bị đàn áp.
_ Cảnh quay: Nhà Hoàng Trù (nhuộm đen trắng)
_ (Hình vẽ) Gian nhà trong: người phụ nữ trẻ mặc áo nâu sồng, ngồi bên khung cửi hát ru.
_ Một bé gái (chị Bác). Một bé trai (anh trai Bác) chạy quanh chơi, chú ý khai thác các chi tiết về chiếc rương, cái võng, khung cửi,... trong nhà Bác. _ Ở gian nhà khách, bố Bác đang đọc sách.
nhẹ).
- Khi dựng lại khung cảnh gia đình Bác quay đặc tả cái võng, chiếc rương, khung cửi...
2 Điểm cầu TPHCM tại bến Nhà Rồng
(Trên nền đoạn hò của bài Thăm bến Nhà Rồng). Tư liệu: Bến Nhà Rồng thời xưa, Sài Gòn thời xưa
_ MC (trong bảo tàng): dẫn ý: trong bảo tàng còn lưu giữ những câu này của Bác: "Nhân dân Việt Nam trong đó có cụ thân sinh ra tôi lúc này thường hỏi nhau ai là người giúp đỡ nước mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật, người khác nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ, tôi thấy phải đi ra ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi". (Hồ Chí Minh - 1965)
- Cú máy lấy từ hình bảo tàng Hồ Chí Minh và zoom từ từ vào MC. - Khi MC dẫn có thể lấy những hình ảnh khác trong bảo tàng để hình ảnh thêm sinh động.
3 Điểm cầu Hà Nội:
MC và (cốc uống nước của Bác ở Pắc Bó)
_ Dẫn ý: Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, đi qua 28 nước, ngày 28/1/1941, Người trở về Tổ quốc. Người cha thân yêu của Người đã mất năm 1929 tại Đồng Tháp trong những năm tháng Người đang tìm đường cứu nước. Cũng năm 1929 ấy, Người đã bị kết án tử hình vắng mặt do tòa án Nam triều ở Vinh tuyên theo lệnh nhà cầm quyền Pháp (vào ngày 11 tháng 11 năm 1929). Năm 1942, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam hơn 1 năm và đã viết tập thơ Nhật ký trong tù.
_ Tại nơi (đặt sân khấu) này, Bác thường đón tiếp các đoàn khách, xem văn nghệ.
_ Dẫn nối: 4 năm sau ngày Người trở về Tổ quốc, năm 1945, cả dân tộc bước sang 1 trang sử thật hào hùng!
- Máy quay lấy cảnh toàn để thấy được không gian tường thuật trực tiếp tại vườn hoa Phủ Chủ Tịch gần đường Xoài.
- Khi MC dẫn máy quay chú ý lấy hình cốc uống nước của Bác ở Pắc Bó, Cao Bằng. Máy quay có thể zoom từ từ vào cái cốc.
- Khi MC dẫn: tại nơi này Bác thường đón tiếp các đoàn khách xem văn nghệ, máy quay chú ý lấy được vườn hoa giấy.
Như vậy, người làm kịch bản chương trình "Hành trình theo chân Bác" khi xây dựng kịch bản văn học hay "chuyển ngữ" thành kịch bản truyền hình đề tính toán rất chặt chẽ địa điểm tường thuật trực tiếp và triển khai quá trình xây dựng kịch bản để nội dung kịch bản phù hợp với nơi tổ chức.