Thời gian và thời lượng

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình ở Đài truyền hình Việt Nam (Trang 119 - 123)

Sáng tạo kịch bản có nghĩa là người làm kịch bản phải tôn trọng yếu tố thời gian và thời lượng trong quá trình viết kịch bản. Kịch bản văn học khi được chuyển ngữ sang kịch bản truyền hình phải có yếu tố thời gian và thời lượng.

Trong chương trình "Quảng Trị - sáng mãi niềm tin chiến thắng"

những người làm kịch bản đã tuân theo nguyên tắc thời gian và thời lượng như sau:

STT Thời gian Thời lƣợng Nội dung

1 20:00:00 00:00:20 Hình hiệu

2 20:00:20 00:00:30 Trailer giới thiệu chung về chương trình (mục đích, ý nghĩa…)

Dân tộc Việt Nam đã trải qua những tháng năm hào hùng trong đó có chiến dịch Trị - Thiên 1972 mà trọng tâm là cuộc chiến ác liệt bảo vệ thành cổ quảng trị. Đó là những chiến thắng vô cùng quan trọng góp phần làm nên thành công trên bàn đàm phán của Hội nghị Paris , đưa non sông thu về một mối. Qua chương trình giao lưu "Sáng mãi niềm tin chiến thắng", chúng ta hãy cùng tri ân sự hy sinh, cống hiến của những người anh hùng đã chiến đấu vì tổ quốc để có thêm niềm tin vào sức

mạnh của lòng yêu nước, yêu hòa bình của người Việt Nam. Soi rọi quá khứ sẽ giúp thế hệ trẻ thêm vững tin và có những lựa chọn trách nhiệm trước vận mệnh của tổ quốc.

3 20:02:50 00:01:30 MC: Kính chào quí vị khán giả và các bạn, chúng ta đang có mặt tại bờ Bắc của dòng sông Thạch Hãn lịch sử, nơi cách đây 40 năm hàng nghìn chiến sĩ tuổi hai mươi đã lao qua màn đêm và lửa đạn để vượt sông vào trận chiến bảo vệ thành cổ và thị xã Quảng Trị. Hôm nay, nhân 65 năm kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ và 40 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành cổ và thị xã Quảng trị, Đài THVN và UBND tỉnh QT tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt "Sáng mãi niềm tin chiến thắng".

Trong chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp việc tính đúng thời gian và thời lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh và chất lượng chương trình. Ví dụ ở kịch bản trên phần trailer là 30 giây, sau 30 giây bộ phận kỹ thuật sẽ đếm ngược và chuyển tín hiệu vào MC. Nếu người BTV, PV mà không sản xuất đúng 30 giây, có thể là sản xuất hơn 30 giây thì khi chưa hết trailer sẽ là MC thì trailer không truyền tải hết nội dung, nếu dưới 30 giây thì có thể dẫn tới hiện tượng thủng sóng trên truyền hình. Việc tuân thủ thời gian và thời lượng là qui định buộc những người làm kịch bản truyền hình phải tuân theo.

STT Thời gian Thời lƣợng Nội dung

1 20:14:25 00:12:00 Hình cắt +

Phóng sự Giới thiệu các thí sinh + Hình cắt

2 20:26:25 00:04:00 Tiết mục Văn Mai Hương biểu diễn "Chuyện tình nhà thơ"

3 20:30:25 00:01:00 _Giới thiệu các phần thi sẽ có trong Hoa hậu : Màn hình Center Buổi sáng _MC nam: Jennifer Phạm: Xin cảm ơn ca sỹ Văn Mai Hương và vũ đoàn Hoàng Thông.

Việc tuân thủ và tính thời gian trên sóng truyền hình trực tiếp là vô cùng quan trọng. Đôi khi người làm kịch bản phải chú ý đến vấn đề thời gian để cho tiết mục, ca sĩ hoặc thí sinh dự thi có đủ thời gian chuẩn bị. Thời gian trong các buổi tường thuật trực tiếp không được gián đoạn đồng nghĩa với việc người làm kịch bản và khi chuyển ngữ sang kịch bản truyền hình, người làm kịch bản, đạo diễn chương trình, đạo diễn quay phim phải tính hình ảnh để cho có đủ thời gian.

Ví dụ trong chương trình "Hoa hậu Việt Nam 2012" ở trên phần biểu diễn của ca sĩ Văn Mai Hương là phần giới thiệu thí sinh. Phần giới thiệu thí sinh có 10 phút tuy nhiên sau đó ca sĩ Văn Mai Hương và vũ đoàn Hoàng Thông vẫn chưa sẵn sàng cho phần biểu diễn của mình. Lúc này người làm kịch bản (có thể cũng là người đạo diễn chương trình) sẽ quyết định đưa MC ra giao lưu với khách mời hoặc người nhà thí sinh trong thời gian 3 phút hoặc 5 phút. Như vậy người làm kịch bản truyền hình luôn vẫn phải đảm bảo về mặt thời gian và thời lượng, đồng thời vẫn phải tính phương án nếu kéo thời gian dự phòng lên thì ở những mục tiếp theo của kịch bản sẽ phải cắt bớt nội dung nào để tổng thời lượng lên sóng vẫn đảm bảo.

Điển hình về việc tuân thủ thời gian và thời lượng khi xây dựng kịch bản có thể nói đến chương trình "Hành trình theo chân Bác":

STT Thời gian Thời lƣợng Nội dung

1 21:28:40 00:04:00 Talk: Bà Nguyễn Thị Châu

_ Giao lưu với cầu Hà Nội về kỷ vật

2 21:32:40 00:05:00 Bài hát: Tiếng hát từ thành phố mang tên Người

ST Cao Việt Bách BD Cho Hae Ryong

Dàn nhạc Giao hưởng và hợp xướng TP.HCM

Chỉ huy: Đỗ Kiên Cường

3 21:37:40 00:00:30 Tư liệu: Ông Stanley Karnow - nhà sử học Mỹ: HCM là nhân vật quan trọng của thế kỷ 20..."

4 21:38:10 00:04:00 Talk: ông Nguyễn Công Ích - Người chuyên cắt tóc cho Bác, giữ các lọn tóc của Bác qua các năm

Trong kịch bản phần giao lưu với khách mời là ông Nguyễn Công Ích Người chuyên cắt tóc cho Bác, giữ các lọn tóc của Bác qua các năm là 4 phút. Người dẫn chương trình phải là người điều tiết để giao lưu trong thời gian qui định. Trong trường hợp khách mời đang giao lưu mà thời gian đã hết, MC phải nhanh chóng kết thúc câu chuyển và tìm cách giới thiệu khéo léo vào chuyên mục khác.

Trong thực tế có không ít các chương trình đang truyền hình trực tiếp nhưng không tuân thủ qui định về thời gian lên sóng và đã bị cắt sóng giữa chừng khi chương trình chưa kết thúc. Điều này gây ra tâm lý không tốt cho người xem vì đang xem dở chưa biết kết thúc ra sao thì trên truyền hình

không còn phát sóng chương trình nữa. Bạn cứ thử hình dung khi đang xem chương trình Lễ trao giải mà chưa biết ai được giải nhất, giải nhì mới chỉ biết giải ba thôi nhưng do chương trình quá kéo dài nên bị cắt sóng.

Giải pháp đưa ra là người làm kịch bản nên tính toán chặt chẽ về mặt thời gian và thời lượng của từng mục trong kịch bản. Trong kịch bản phải có 2 cột về thời gian và thời lượng một cách rõ ràng và chính xác để các bộ phận như kỹ thuật máy chiếu, kỹ thuật màn hình LED, kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật ánh sáng, kỹ thuật xe màu coi đó là đường dây để triển khai công việc. Trong trường hợp người làm kịch bản không tuân thủ nguyên tắc thời gian và thời lượng của từng mục sẽ bị cắt sóng trên truyền hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình ở Đài truyền hình Việt Nam (Trang 119 - 123)